Tính khả thi của các biện pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 92 - 96)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

3.3.2Tính khả thi của các biện pháp được đề xuất

Mức độ khả thi của biện pháp được xác định dựa trên các yếu tố:

-Tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện hồn cảnh cụ thể của địa phương; -Sự phù hợp với các văn bản pháp quy của Ngành, pháp luật của Nhà nước;

-Sự phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa trong xã hội; -Có khả năng hiện thực cao.

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS ở Châu Thành, Hậu Giang.

Stt Các biện pháp Tính khả thi Kết quả Rất khả thi Khả thi Không khả thi X Xếp thứ 1 Tăng cường đổi mới tư duy trong

nhận thức về chất lượng dạy học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho

cán bộ giáo viên.

2 Kế hoạch hóa việc tổ chức các hoạt động dạy học trong nhà trường.

75 5 2.94 2

3 Xây dựng nề nếp, kỉ cương hoạt động dạy học của nhà trường.

78 2 2.98 1

4 Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức sinh hoạt tổ chun mơn.

71 9 2.89 4

5 Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lí và hoạt động dạy học.

65 15 2.81 6

6 Tập trung xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học hiện đại theo hướng đổi mới chương trình giáo dục.

56 24 2.70 7

7 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá; công tác thi đua khen thưởng theo tinh thần cuộc vận động “Hai không”.

73 7 2.92 3

Từ bảng 3.2 ta thấy:

Có 6/7 biện pháp mang tính khả thi rất cao (trên 80% phiếu đánh giá là rất khả thi). Đặc biệt là những biện pháp mang tính hành chính, chun mơn như các biện pháp “Xây dựng nề nếp, kỉ cương hoạt động dạy học của nhà

trường”; “Kế hoạch hóa việc tổ chức các hoạt động dạy học trong nhà trường”, “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá; công tác thi đua khen thưởng theo tinh thần cuộc vận động “Hai không”… được cho là có tính khả thi cao.

Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi thấp là biện pháp số 5: “Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lí và hoạt động dạy học” và số 6 “Tập

trung xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học hiện đại theo hướng đổi mới chương trình giáo dục.”. Nguyên nhân chủ yếu

là do các biện pháp này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan (khả năng tài chính của địa phương, nguồn ngân sách cấp trên tài trợ). Trong bối cảnh nền giáo dục của huyện cịn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị

thiếu và yếu, khơng có gì khó hiểu khi 30% số phiếu cho rằng việc tập trung xây dựng CSVC khơng có mức độ rất khả thi.

Kết quả trên khẳng định rằng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS do chúng tôi đề xuất đã nhận được sự đồng tình của các nhà quản lí vì chúng đều có tính khả thi cao.

Tóm lại: Qua kết quả khảo sát và các phân tích trên, ta có thể nhận thấy cả 7 biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS ở huyện Châu Thành, Hậu Giang được đề xuất trong luận văn đều có mức độ cần thiết cao và có tính khả thi, phù hợp với điều kiện hồn cảnh của địa phương.

Để nâng cao chất lượng giáo dục cấp THCS, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại ở giáo dục THCS Châu Thành, việc áp dụng các biện pháp quản lí đã nêu là việc làm cần thiết, mang tính khoa học và thực tiễn cao. Chúng tơi hy vọng rằng, những vấn đề đã được làm rõ và đề xuất trong luận văn này sẽ góp phần hữu ích trong q trình đổi mới tồn diện nền giáo dục nói chung, đổi mới và nâng cao chất lượng cho giáo dục và giáo dục Châu Thành nói riêng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những nghiên cứu về lí luận cơng tác quản lí hoạt động dạy học và thực trạng cơng tác quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Châu Thành, để nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, chúng tôi đề xuất một hệ thống bao gồm 7 biện pháp quản lí. Các biện pháp quản lí này đảm bảo được các nguyên tắc mang tính khoa học, đồng bộ, thực tiễn và khả thi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các biện pháp quản lí đã đề xuất, chúng tơi đã tập trung vào giải quyết những khó khăn, tồn tại trong cơng tác dạy và học của giáo viên cấp THCS huyện Châu Thành như tình trạng thiếu giáo viên chuyên trách, giáo viên phải dạy chéo ban nhiều; cơ sở vật chất thiếu và yếu; chất lượng dạy học không đồng đều;…Là những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục của huyện. Bên cạnh đó, trong những biện pháp đã đề xuất chúng tôi cũng chú ý phát huy những ưu điểm, những biện pháp tích cực trong cơng tác quản lí của hiệu trưởng trường THCS ở Châu Thành, đồng thời cố gắng khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác này. Với các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến cách thức thực hiện và điều kiện để đảm bảo cho việc thực thi biện pháp có hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện, chúng tơi đã tiến hành thăm dị về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp với đối tượng làm cơng tác quản lí giáo dục cấp THCS. Kết quả thăm dò đã chứng minh được sự cần thiết và tính khả thi cao của các biện pháp được đề xuất. Với kết quả này, chúng tơi khẳng định những biện pháp quản lí hoạt động dạy học đã đề xuất là hợp lí và có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cấp THCS ở Châu Thành, Hậu Giang.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 92 - 96)