Kế hoạch hóa việc tổ chức các hoạt động dạy học trong nhà trường

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 69 - 72)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

3.2.2Kế hoạch hóa việc tổ chức các hoạt động dạy học trong nhà trường

trường

3.2.2.1 Mục đích

Việc kế hoạch hóa các hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm đảm bảo tầm nhìn khái quát cho hiệu trưởng, là căn cứ để hình thành và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lí, các hoạt động cụ thể theo định hướng chung, hướng tới những mục tiêu cụ thể của nhà trường, Việc kế hoạch hóa các hoạt động dạy học giúp nhà trường đi vào hoạt động khuôn khổ, thiết lập một môi trường hoạt động khoa học, trách sự tùy tiện, cung cách làm việc tùy hứng. Đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ quy định, kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả hoạt động dạy học của nhà trường.

Việc kế hoạch hóa các hoạt động dạy học cịn là căn cứ mang tính pháp lí để tập thể cán bộ giáo viên và học sinh thực hiện. Hình thành được các khung mục tiêu cần đạt tới. Tạo động lực phấn đấu cho giáo viên và học sinh trong phong trào thi đua hai tốt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Có thể nói, xây dựng kế hoạch là thành tố tiền đề mang tính cơ bản trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học của nhà trường.

Kế hoạch hóa các hoạt động dạy học giúp cho hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo, giáo viên và học sinh trong q trình thực hiện một cách khoa học, có định hướng, có tổ chức các hoạt động của mình.

3.2.2.2 Nội dung

-Hiệu trưởng xây dựng được kế hoạch hoạt động dạy học của nhà trường dài hạn và ngắn hạn ở tất cả các mặt bao gồm:

+Xây dựng được kế hoạch chỉ đạo hoạt động dạy học chung của nhà trường theo năm học. Kế hoạch này phải căn cứ trên kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của hiệu trưởng. Hiệu trưởng cũng có thể xây dựng kế hoạch dài hạn hơn như kế hoạch chỉ đạo hoạt động dạy học theo nhiệm kì. Kế hoạch này phải xác định rõ:

Mục tiêu cần đạt được trên các mặt hoạt động dạy học trong năm học. Các mục tiêu tạo thành từ mục tiêu chung đến mục tiêu của từng mặt, từng bộ phận, tổ nhóm,…Nguyên tắc đề ra mục tiêu là cần sự thống nhất, phù hợp cao trong hệ thống. Các mục tiêu bộ phận nhận phải xuất phát từ mục tiêu chung, không được mâu thuẩn với mục tiêu chung.

Xây dựng được chương trình hành động, các bước tiến hành cụ thể, biện pháp chính để tổ chức thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó phải phân bổ thời gian theo tuần, tháng q trình thực hiện cơng việc.

Phân cơng rõ trách nhiệm quản lí từng mặt cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chun mơn. Phân cơng trách nhiệm cho cán bộ giáo viên trong việc tiến hành thực hiện kế hoạch dạy học.

+Xây dựng được kế hoạch chỉ đạo từng mặt hoạt động như: Kế hoạch thực hiện chương trình dạy học; kế hoạch thực hiện nề nếp sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, ngoại khóa; kế hoạch cơng tác bồi dưỡng chun mơn cho đội ngũ; kế hoạch công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; kế hoạch công tác nâng cao chất lượng đại trà, phụ kém; kế hoạch thanh tra chuyên môn, kiểm tra, đánh giá đội ngũ,…Các kế hoạch này phải căn cứ trên kế hoạch chỉ đạo hoạt động dạy học chung của hiệu trưởng được chi tiết hóa cho từng mặt hoạt động.

+Với các nhiệm vụ thường xuyên được thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên, hiệu trưởng cũng cần xây dựng kế hoạch trước khi thực hiện nhằm đảm bảo sự thành cơng cho cơng việc. Trong đó phải đảm bảo việc xác định mục tiêu của công việc, cách thức tiến hành, biện pháp tiến hành và phân công trách nhiệm cho tập thể và cá nhân thực hiện.

+Ngoài ra với những mốc thời gian quan trọng như đầu năm, cuối năm, trong các đợt hoạt động mạnh, hiệu trưởng cần xây dựng các kế hoạch hoạt động ngắn hạn, xác định mục tiêu trước mắt cần đạt để có thể đề ra các bước tổ chức thực hiện mục tiêu tốt nhất.

-Hiệu trưởng chỉ đạo và duyệt việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học của các bộ phận trong trường ví dụ: Kế hoạch chỉ đạo của phó hiệu

trưởng; kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy bộ môn của giáo viên. Các kế hoạch này phải căn cứ trên mục tiêu chung, biện pháp chung và trách nhiệm được phân cơng từ đó chi tiết hóa vào cơng việc cụ thể của mình.

-Trên cơ sở các văn bản đã ban hành và điều kiện thực tế của trường, hiệu trưởng xây dựng quy chế của nhà trường đồng thời xác định cơ chế hoạt động cụ thể tới từng đối tượng: Cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh,…Đảm bảo tính khả thi cho các nội dung được xây dựng. Lấy quy chế hoạt động của nhà trường làm cơ sở để giao trách nhiệm, đồng thời làm thước đo đánh giá hiệu quả công tác, đánh giá thi đua của cá nhân, tập thể. Tổ chức cho học sinh học tập các nội dung cụ thể về nội quy học tập, quy trình rèn luyện, đánh giá xếp loại đạo đức,..,.Đây chính là hoạt động thiết thực góp phần nâng cao tính chủ động, tự giác của học sinh.

3.2.2.3 Cách thức tiến hành

-Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải tiến hành tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập nhiệm vụ năm học, bàn bạc, thảo luận để đề ra các chỉ tiêu cần đạt được trong năm học. Lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức đoàn thể trong trường như chi bộ, BCH cơng đồn, các tổ chuyên môn và các giáo viên để xây dựng chỉ tiêu chung đảm bảo tính xác thực, khả thi. Tổ chức hội nghị cán bộ công chức để thông qua kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học với hệ thống các mục tiêu và biện pháp thực hiện. Coi đây là bản thiết kế công việc, là căn cư xây dựng các kế hoạch bộ phận.

(Chú ý là khi xây dựng kế hoạch chung hiệu trưởng cần coi trọng và thực hiện các công việc: Dự báo, điều tra thăm dị, phân tích thực trạng hoạt động của nhà trường; nghiên cứu văn bản chính sách, nhiệm vụ năm học của các cấp trên tạo thành căn cứ khoa học và thực tế để xây dựng kế hoạch).

-Xây dựng và tổ chức cho cán bộ giáo viên và học sinh học tập quy chế làm việc của nhà trường, coi đó là căn cứ pháp lí để chỉ đạo, điều hành các hoạt động của nhà trường.

-Từ kế hoạch chung, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng căn cứ nhiệm vụ quản lí được phân cơng lập kế hoạch chỉ đạo các mặt cụ thể của hoạt động dạy học trong đó cần chi tiết hóa, cụ thể hóa các mục tiêu và biện pháp của kế hoạch chung.

-Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo hoạt động dạy học của hiệu trưởng, các bộ phận cá nhân tự lập kế hoạch hoạt động tổ và cá nhân mình. Hiệu trưởng cần kiểm tra thẩm định, duyệt các bản kế hoạch này sao cho chúng thống nhất và phù hợp với kế hoạch chung.

-Căn cứ trên kế hoạch tuần, ngày, tháng, hiệu trưởng phải họp giao ban với phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chun mơn, chủ tịch cơng đồn, tổng phụ trách, bí thư đồn để thống nhất kế hoạch làm việc của nhà trường trong tuần, tránh sự chồng chéo công việc giữa các bộ phận.

-Trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động dạy học, hiệu trưởng cần linh hoạt, không được quá khô cứng thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra. Cần có những quyết định thay đổi kịp thời (tất nhiên không tùy tiện) phụ thuộc vào điều kiện và diễn biến thực tế của công việc nhằm đảm bảo cho kế hoạch được triển khai một cách hợp lí, đạt được mục tiêu đã định.

3.2.2.4 Điều kiện thực hiện.

-Hiệu trưởng phải xây dựng được một tập thể cán bộ giáo viên có thói quen làm việc khoa học, đúng quy chế, theo kế hoạch. Bản thân hiệu trưởng phải có tính kế hoạch cao, khơng tùy tiện làm việc theo cảm hứng.

-Có chế độ khen thưởng, động viên khuyến khích tập thể và cá nhân thực hiện tốt kế hoạch. Có quy định phê bình, kỉ luật những tập thể, cá nhân làm việc không đúng kế hoạch, chệch kế hoạch.

-Hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận cá nhân thông qua nhiều kênh. Ví dụ như: Theo dõi kế hoạch giảng dạy thông qua sổ báo giảng, sổ đầu bài, giáo án và quan sát trực tiếp; theo dõi kế hoạch sinh hoạt chuyên môn thông qua lịch dự giờ, thực hiện chuyên đề, ngoại khóa của tổ,…

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 69 - 72)