Đổi mới nhận thức về chất lượng giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ giáo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 65 - 69)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

3.2.1Đổi mới nhận thức về chất lượng giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ giáo

trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ giáo viên

3.2.1.1 Mục đích

-Tạo chuyển biến trong nhận thức của cán bộ giáo viên về chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới. Giáo viên hiểu rằng, mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học là nâng cao chất lượng dạy học. Chú ý là, giáo viên phải có nhận thức đúng về chất lượng thì mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục.

-Đảm bảo cho các giáo viên luôn được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, từ đó có khả năng thích ứng và trình độ phù hợp với trình độ mới nội dung và phương pháp dạy học, sự thay đổi liên tục của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.1.2 Nội dung

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền với cán bộ quản lí và giáo viên về việc xác định đúng chất lượng giáo dục, trong đó nhận thức sâu sắc rằng đánh giá đúng chất lượng là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng. Từng bước xóa bỏ căn bệnh thành tích, chất lượng ảo đã ăn sâu, bén rễ trong ngành từ nhiều năm qua. Từ đó cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc hơn, rõ rang hơn, toàn diện hơn về q trình đổi mới tồn diện của giáo dục trong đó có vấn đề chất lượng giáo dục.

-Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức cho cán bộ giáo viên, trong đó cần chú ý đa đạng hóa hình thức bồi dưỡng, phong phú hóa nội dung bồi dưỡng, bao gồm:

+Thực hiện tốt các chu kì bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đảm bảo cho giáo viên có chuẩn hiểu biết cơ bản về nội dung chương trình, giúp giáo viên nắm vững trọng tâm của chương trình bộ mơn dạy, nắm vững cấu trúc của sách giáo khoa.

+Quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn 2 cho giáo viên, hạn chế tình trạng chéo ban, thiếu giáo viên chuyên trách.

+Chú ý vấn đề tham mưu với các cấp trên, cử cán bộ giáo viên đi học nâng chuẩn, tham gia các lớp tập huấn đổi mới phương pháp.

+Tăng cường các hoạt động chun mơn mang tính cọ xát, bồi dưỡng trình độ chun mơn nghiệp vụ của giáo viên như tổ chức chuyên đề, hội thảo, hội giảng,…

+Chú ý bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng tổ chức hoạt động cho học sinh, kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại,…

-Bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất, lối sống và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ giáo viên.

Trong giai đoạn hiện nay, ngồi trình độ chun mơn, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, thì người giáo viên cịn cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng và lòng say mê, tận tụy với nghề với trẻ. Vì thế, việc chú ý bồi dưỡng các phẩm chất chính trị, trao dồi đạo đức để người thầy trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo là vơ cùng quan trọng. Bên

cạnh đó, những hiện tượng tiêu cực, vi phạm đạo đức nhà giáo được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây đã làm giảm uy tín nhà giáo, giảm lòng tin của xã hội với Ngành Giáo dục nên rất cần đến việc bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng ứng xử với học sinh, với đồng nghiệp và xã hội. Đây là nền tảng để giáo viên nâng cao phẩm chất, lương tâm và trách nhiệm nhà giáo, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới và phát triển toàn diện của nhà trường và Ngành giáo dục.

3.2.1.3 Cách thức tiến hành

-Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của đơn vị mình với các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, xuất phát từ yêu cầu đổi mới công tác dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường. Tổ chức tuyên truyền về sự cần thiết phải rèn luyện, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cho cả cán bộ quản lí và giáo viên.

-Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo việc học tập, bồi dưỡng giáo viên bằng các hình thức đa dạng như:

+Đề nghị cơ quan chức năng xét duyệt, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên của nhà trường đi học nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của thực tế, của công tác giáo dục.

+Xây dựng kế hoạch, dành kinh phí cử giáo viên đi đào tạo chuyên mơn 2 để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên chuyên trách, giáo viên dạy chéo ban.

+Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì.

+Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với giáo viên thông qua việc đọc sách báo thư viện, truy cập mạng Internet, theo dõi các chương trình truyền thơng, báo đài,…

+Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, các hội giảng giáo viên, tham quan các đơn vị điển hình để tăng cường cọ xát chuyên môn, rút kinh nghiệm giờ dạy, nâng cao kiến thức.

+Hiệu trưởng phải xây dựng được đội ngũ giáo viên nòng cốt ở các bộ mơn, các khối lớp trong trường để hình thành những nhân tố tích cực cho việc học tập của giáo viên tại trường. Ví dụ như phân cơng các giáo viên giỏi giúp đỡ, kèm cặp giáo viên còn non tay nghề, giáo viên mới ra trường.

+Phát huy vai trị chủ động của tổ chun mơn trong công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng giáo viên tại nhà trường.

-Hiệu trưởng có các biện pháp kiểm tra theo dõi quá trình rèn luyện học tập của giáo viên, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời, để việc học tập, rèn luyện có hiệu quả và chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà trường. Thực hiện nguyên tắc lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá sự tiến bộ trong công tác bồi dưỡng, rèn luyện. Kết quả của việc tham gia học tập, rèn luyện phải được thể hiện ở việc mở rộng được tầm nhìn, nhận thức rõ sứ mệnh của cá nhân, của tập thể, nâng cao khả năng tham gia vào các quá trình quản lí hoạt động dạy học, đổi mới hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

3.2.1.4 Điều kiện thực hiện

-Trước hết, hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của vấn đề đổi mới nhận thức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong quá trình phát triển giáo dục, phát triển nhà trường.

-Kế hoạch đề ra phải mang tính khả thi, sát thực với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng của các giáo viên.

-Nhà trường phải biết sắp xếp cơng việc hợp lí tạo điều kiện về thời gian, cơng việc cho giáo viên theo học nâng cao trình độ mà khơng ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của giáo viên, hoạt động dạy học của nhà trường.

-Chủ động tìm kiếm và tạo nguồn kinh phí dành cho việc đào tạo nâng cao trình độ của giáo viên. Ví dụ: Kinh phí hỗ trợ giáo viên đi học; kinh phí trả dạy thay cho các giáo viên theo học; kinh phí tổ chức tham quan, học tập; kinh phí mời các điển hình về tổ chức chun đề, nói chuyện,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Có chế độ khuyến khích, động viên tạo ra động cơ, động lực cho các giáo viên nhiệt tình, hăng hái tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 65 - 69)