Nhận thức về sự cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 41 - 45)

dạy học của hiệu trưởng trường THCS

2.3.1.1 Nhận thức của hiệu trưởng

Chúng tôi tiến hành khảo sát với 7 đồng chí hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn toàn huyện Châu Thành, kết quả cụ thể như sau: ( bảng

2.13 ở phụ lục 1) Từ bảng 2.13 ta thấy:

Phần lớn các biện pháp đều được hiệu trưởng nhận thức là rất cần thiết. Trong đó có 17 biện pháp được trên 80% phiếu đánh giá là rất cần thiết (thứ hạng từ 1-4). Trong đó các hiệu trưởng đặc biệt quan tâm đến nhóm các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học mang tính khái quát như các biện pháp 1,4,5,8,9,29,31,33.

Ngược lại, có 8 biện pháp được các hiệu trưởng đánh giá là cần ở mức độ bình thường-số phiếu cần cao hơn số phiếu rất cần (thứ hạng từ 17-22). Trong

đó tập trung chủ yếu vào nhóm các biện pháp quản lí việc bồi dưỡng giáo viên (các biện pháp số 21, 22, 24, 25, 26). Đặc biệt là hơn 50% phiếu cho rằng quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học chỉ cần thiết ở mức độ trung bình. Có thể nói, những biện pháp hiệu trưởng cảm thấy ít cần thiết hơn là nhóm các biện pháp quản lí mang tính đầu việc cụ thể như các biện pháp 13, 22, 25, 28,…

Nhóm các biện pháp mà hiệu trưởng đánh giá cao nhất là các nhóm 1:

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học; nhóm 2: Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện chương trình dạy học và nhóm 7: Quản lí cơng tác kiểm tra, đánh giá, công tác thi đua khen thưởng trong dạy học.

Một nhóm biện pháp rất quan trọng là nhóm 3: Xây dựng, chỉ đạo, giám

sát việc thực hiện quy chế chuyên môn. Hiệu trưởng cho rằng chỉ rất cần thiết

ở các biện pháp số 8: “Chỉ đạo tổ chun mơn sinh hoạt thường xun, nghiêm túc, có kế hoạch đảm bảo tính thiết thực và chất lượng”; số 9: “Xây dựng nề nếp dạy học, nề nếp chuyên môn ổn định, vững vàng qua các năm học”; số 12: “Quy định về nề nếp hội họp, kỉ cương nộp báo cáo, thống kê”; và số 15: “Tổ chức, giám sát việc chấm trả, kiểm tra, đánh giá học sinh nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế”. Ngược lại, các biện pháp 11 “Quy định cách thức soạn giáo án, chuẩn bị giờ lên lớp; phương thức kiểm tra hồ sơ giáo án”; số 13: “Quy định, giám sát việc dự giờ của giáo viên, việc thực hiện chuyên đề ngoại khóa của các tổ chuyên môn”: số 14: “Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các tiết thực hành, thí nghiệm, việc sử dụng ĐDDH và các tiết học trên phịng học bộ mơn.” Chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Tương tự như thế, có nhiều nhận thức khác nhau về tính cấn thiết trong các biện pháp của nhóm 6. Quản lí việc sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học và các điều

kiện tác động đến quá trình dạy học. Hiệu trưởng đánh giá rất cao các biện

pháp 29;31 nhưng đánh giá khá thấp biện pháp số 28.

Hai nhóm biện pháp số 4: Tổ chức, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp

cần thiết nhất, chủ yếu do tính cụ thể của đầu việc và tính khơng có hiệu quả tức thì, có thể nhận thấy ngay của các biện pháp này.

2.3.1.2 Nhận thức của giáo viên

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại 7 trường THCS với 214 phiếu trên tổng số 249 cán bộ giáo viên =85,94%. Số phiếu thu lại có kết quả là 195 phiếu, trong đó có 21 phiếu của các đồng chí phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn, 174 phiếu của giáo viên. Kết quả cụ thể như sau ( bảng 2.14 phụ lục 1) Từ bảng 2.14 ta nhận thấy rằng:

Phần lớn giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng. Giáo viên cho rằng các biện pháp quản lí này là rất cần thiết để có thể tạo ra động lực phát triển, nâng cao chất lượng dạy học. Trong các nhóm biện pháp trên, giáo viên đặc biệt coi trọng các biện pháp số 1, 29, 31, 38 (có trên 80% số phiếu đánh giá ở mức rất cần thiết). Nghĩa là giáo viên chú ý đến việc xây dựng kế hoạch năm học; xây dựng tập thể đoàn kết, xây dựng mơi trường sư phạm trong sạch, vấn đề xử lí tốt mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình-xã hội để giáo dục học sinh,…Đây cũng là nhóm biện pháp được hiệu trưởng đánh giá cao. Đặc biệt, giáo viên quan tâm đến những biện pháp thiết thực, gần gũi với công việc giảng dạy của họ như biện pháp thứ 5: Xếp TKB đủ số lượng, hợp lí cho giáo viên (thứ hạng 4); biện pháp số 20: Phân công giảng dạy cho giáo viên hợp lí, tránh chéo ban,.. (thứ hạng 4); biện pháp số 38: Quản lí chặt chẽ học sinh trong giờ lên lớp (thứ hạng 3),…

Mặt khác giáo viên cũng có nhận thức rằng một số biện pháp khơng thực sự cần thiết, đặc biệt là nhóm biện pháp số 13, 14, 21, 22, 25, 28 với trên 50% số phiếu cho rằng chỉ cần ở mức độ bình thường. Các biện pháp nhằm quy định các công việc, giám sát các hoạt động của giáo viên như các biện pháp số 10, 11, 12, 13, 14, 16 cũng không được đánh giá cao.

2.3.1.3 So sánh nhận thức của hiệu trưởng và giáo viên.

Như thế về cơ bản giữa giáo viên và hiệu trưởng đều có quan điểm tích cực về các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng, giữa họ có

nhiều quan điểm tương đồng bởi vì mục đích cuối cùng đều là vấn đề thúc đẩy chất lượng dạy học, phát triển bền vững các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên giữa họ cũng có những nhận thức khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh nhận thức ủa giáo viên và hiệu trưởng về các biện pháp quản lí hoạt động dạy học. ( bảng 2.16 phụ lục 1)

Từ bảng 2.16 có thể nhận thấy: có 29/40 =72,5% biện pháp có thứ hạng tương đồng (điểm trung bình xấp xỉ nhau), cho thấy đa số nhận thức của hiệu trưởng và giáo viên là giống nhau. Có 11/40 = 27,5% biện pháp mà nhận thức giữa hai đối tượng này khác nhau là các biện pháp số 4, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 15, 33, 34, 36. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các hiệu trưởng ln có cái nhìn tổng qt hơn, có kinh nghiệm hơn trong quản lí bởi họ là chủ thể quản lí, biết đặc ra kế hoạch để thực hiện mục đích của mình. Hiệu trưởng cũng quan tâm hơn đến các biện pháp có tính chất hành chính như các biện pháp số 6, 7, 8, 9, 10, 12 trong khi đó giáo viên là đối tượng bị quản lí, gần như chưa có kinh nghiệm trong cơng tác này, họ chỉ đánh giá các công việc cụ thể, thiết thực, liên hệ trực tiếp tới hoạt động và lợi ích của mình. Giáo viên cũng coi trọng những biện pháp mang tính động viên, khích lệ hơn là những biện pháp mang tính quy định, bắt buộc.

Tuy vậy, nhận thức của giáo viên cũng là một kênh vô cùng quan trọng để các hiệu trưởng điều chỉnh phương pháp quản lí của mình cho thích hợp. Có thể nói, độ lệch trong nhận thức của giáo viên và hiệu trưởng càng nhỏ thì họ càng dễ tìm tiếng nói chung trong cơng việc, các biện pháp quản lí hoạt động dạy học khi đó sẽ phát huy được hiệu quả tối đa của mình.

Tóm lại, qua khảo sát chúng tơi thấy:

-Có 15 biện pháp được cả hai đối tượng cùng đánh giá cao (trên 70% số phiếu đánh giá là rất cần thiết) là các biện pháp số 1, 2, 5, 8, 9,20, 23, 27, 29, 31, 32, 33, 35, 38, 40.

-Có 6 biện pháp cùng đánh giá mức độ trung bình (trên 50% số phiếu đánh giá cần và không cần) là cáà các biện pháp số 13, 21, 22, 25, 26, 28.

2.3.2 Thực trạng cơng tác quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởngTHCS ở huyện Châu Thành

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w