Thực trạng cơng tác quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng THCS ở huyện Châu Thành

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 45 - 59)

2.3.2.1 Tổng hợp kết quả khảo sát của ba đối tượng

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng cơng tác quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng THCS ở Châu Thành bằng phiếu hỏi với 3 đối tượng: Lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục & Đào tạo Châu Thành; hiệu trưởng các trưởng các trường THCS Châu Thành; Giáo viên của 7 trường THCS đã triển khai đề tài, kết quả thu được như sau:( bảng 2.16 phụ lục)

Từ bảng 2.16 ta nhận thấy:

-Cán bộ Phòng Giáo dục & Đào tạo Châu Thành cho rằng:

+Các hiệu trưởng làm tốt 7 biện pháp: 1, 4, 8, 9, 12, 31, 33. Làm khá tốt 14 biện pháp: 2, 5, 6, 7, 10, 11, 23, 24, 29, 30, 32, 35, 36, 38 (có trên 50% số phiếu đánh giá ở mức độ rất tốt). Như vậy có 21/40=52,5% số biện pháp làm tốt và khá tốt.

+Các hiệu trưởng làm ở mức độ trung bình và trên trung bình 19 biện pháp: 3, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 25, 26, 27, 28, 34, 37, 39, 40.

Cụ thể hơn, Phòng Giáo dục & Đào tạo Châu Thành cho rằng các hiệu trưởng đã làm tốt và khá tốt ở các biện pháp số 1: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học; số 2: Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện chương trình dạy học; số 3: Xây dựng, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, các hiệu trưởng mới làm ở mức độ trung bình, trung bình khá các nhóm biện pháp số 4: Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; số 5: Quản lí việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên. Và số 8: Quản lí hoạt động học tập của học sinh.

Đặc biệt cán bộ phòng đánh giá rất cao việc tổ chức xây dựng kế hoạch năm học, xây dựng môi trường sư phạm trong sạch của hiệu trưởng. Việc xây dựng nề nếp chuyên môn; quy định về kỉ cương nề nếp trường học; việc quan tâm chỉ đạo sinh hoạt tổ chun mơn; xây dựng khối đồn kết trong tập thể cũng được đánh giá cao.

Cán bộ phòng cũng đánh giá, các hiệu trưởng chưa thực sự làm tốt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Việc sử dụng, bồi dưỡng giáo viên cũng còn nhiều bất cập. Các biện pháp xây dựng và nâng cao hiệu quả sư dụng cơ sở vật chất, hình thành phương pháp tự học của học sinh cũng chưa tốt.

-Hiệu trưởng tự đánh giá về cơng việc của mình đỡ khắc khe hơn cán bộ phịng. Điểm bình quân chung các biện pháp nhìn chung là khá cao. Trong đó các hiệu trưởng tự nhận thấy:

+Làm tốt 22/40 biện pháp =55% (trên 70% số phiếu đánh giá làm rất tốt) +Làm khá tốt 6/40 biện pháp =15% (trên 50% số phiếu đánh giá làm rất tốt)

+Làm trung bình và trên trung bình 12/40 biện pháp =30%

Cụ thể, các hiệu trưởng cho rằng mình đã làm tốt ở các nhóm biện pháp

số 1: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học; số 2: Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện chương trình dạy học; số 3: Xây dựng, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quy chế chun mơn. Số 7: Quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá, công tác thi đua, khen thưởng trong dạy học. số 8: Quản lí hoạt động học tập của học sinh (trong khi cán bộ phịng lại cho rằng nhóm biện pháp số 8 chỉ

thực hiện ở mức độ trên trung bình). Hiệu trưởng cũng tự thấy mình làm chưa tốt ở hai nhóm biện pháp số 4: Tổ chức chỉ đạo việc đổi mới phương pháp

dạy học; số 5: Quản lí việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên. Nhóm biện pháp

số 6 hiệu trưởng đánh giá mình làm rất tốt ở các biện pháp số 29 và 31 nhưng các biện pháp còn lại chỉ làm ở mức độ trên trung bình.

Đặc biệt là khơng có biện pháp nào được các hiệu trưởng đánh giá là mình làm chưa tốt. Số phiếu đánh giá có biện pháp làm chưa tốt chiếm tỷ lệ rất nhỏ (chỉ có 10/1720 lượt biện pháp được đánh giá làm chưa tốt = 0,58%). Như thế, có thể nói rằng các hiệu trưởng đã đánh giá rất cao hiệu quả cơng việc của mình hoặc chưa dám đánh giá khách quan vấn đề này.

-Giáo viên đánh giá các biện pháp quản lí của hiệu trưởng là khá đồng đều. Mức độ chênh lệch giữa biện pháp tốt nhất và kém nhất không quá cao. Trong đó các giáo viên cho rằng:

+Hiệu trưởng làm tốt 10/40 biện pháp =25% (có trên 70% phiếu đánh giá làm rất tốt).

+Hiệu trưởng làm khá tốt 20/40 biện pháp =50% (có trên 50% số phiếu đánh giá làm rất tốt)

+Hiệu trưởng làm ở mức trung bình và trên trung bình khá 10/40 biện pháp = 25% (có trên 50% số phiếu đánh giá ở mức trung bình và chưa làm tốt).

Trong đó giáo viên cũng cho rằng hiệu trưởng làm tốt ở các nhóm biện pháp số 1, 2, 3, 7. Làm trung bình ở các nhóm biện pháp số 4, 5, 8. Giáo viên đánh giá cao các biện pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ đạo của hiệu trưởng; việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn, xây dựng đội ngũ, tạo điều kiện cho giáo viên học nâng chuẩn,…nhưng cho rằng các hiệu trưởng làm chưa tốt các nhiệm vụ: Tổ chức phong trào viết SKKN; tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập, khuyến khích giáo viên tự học; xây dựng CSVC; chỉ đạo làm đồ dùng dạy học,…

Như thế, về cơ bản sự đánh giá của giáo viên tương đối giống với sự đánh giá của hiệu trưởng. Tuy nhiên, với từng biện pháp cụ thể vẫn có sự khác biệt mà chủ yếu là ở điểm số trung bình của các biện pháp. Chúng ta sẽ phân tích cụ thể vấn đề này ở phần sau.

2.3.2.2 Thực trạng công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học.

Bảng 2.17. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học

Stt Biện pháp Điểm trung bình (X) Cán bộ Phòng GD & ĐT Hiệu trưởng Giáo viên 1 Xây dựng kế hoạch dạy học của nhà

trường trong năm học, đề ra các chỉ tiêu.

3,00 3,00 2,80

dạy học của các tổ chuyên môn

3 Chỉ đạo, duyệt việc xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn của giáo viên.

2,17 2,58 2,63

4 Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo tuần, tháng.

2,83 2,95 2,75

Qua bảng 2.17 ta thấy rằng, các đối tượng khảo sát đều đánh giá cao nhóm các biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học của hiệu trưởng. Biện pháp số 1 cả hiệu trưởng và cán bộ Phòng Giáo dục & Đào tạo đều cho điểm tối đa, còn các giáo viên cho điểm trung bình cao nhất trong 40 biện pháp. Như thế, có thể thấy ngoại trừ biện pháp thứ 3: Chỉ đạo, duyệt việc

xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn của giáo viên chỉ được đánh giá ở mức độ

khá (riêng các cán bộ phòng giáo dục đánh giá ở mức độ trung bình), hiệu trưởng các trường THCS ở Châu Thành đã làm tốt công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học trong đó đặc biệt chú ý đến việc xây dựng kế hoạch năm học, xác định các chỉ tiêu phấn đấu để tạo ra động lực cho quá trình hoạt động của năm học.

2.3.2.3 Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện chương trình dạy học

Bảng 2.18. Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện chương trình dạy học

Stt Biện pháp Điểm trung bình (X) Cán bộ Phịng GD & ĐT Hiệu trưởng Giáo viên 5 Xếp TKB đủ số lượng tiết học mơn

học, hợp lí cho các giáo viên.

2,67 2,77 2,61

6 Thường xuyên theo dõi tiến độ chương trình (theo phân phối chương trình và lịch báo giảng của giáo viên).

2,67 2,86 2,67

Qua bảng 2.19, có thể thấy các đối tượng khảo sát đều đánh giá khá cao công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng, trong đó hiệu trưởng vẫn là người tự đánh giá cơng việc của mình cao nhất. Hiệu trưởng cho rằng họ quản lí giờ dạy trên lớp của giáo viên rất tốt (90,7% phiếu đánh giá ở mức độ rất tốt) nhưng cán bộ Phòng Giáo dục & Đào tạo và các giáo viên chỉ đánh giá công tác này ở mức độ khá. Hai biện pháp còn lại, mức độ đánh giá tương đối giống nhau, đều này chứng tỏ các đối tượng khảo sát đều cho rằng các hiệu trưởng đã quan tâm làm tốt việc xếp TKB hợp lí cho giáo viên, đồng thời chú ý đến việc theo dõi tiến độ chương trình dạy học; quản lí tốt giờ dạy trên lớp của giáo viên nhà trường.

2.2.2.4 Thực trạng công tác xây dựng, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn

Bảng 2.19. Xây dựng, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn Stt Biện pháp Điểm trung bình (X) Cán bộ Phịng GD & ĐT Hiệu trưởng Giáo viên 8 Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt

thường xuyên, nghiêm túc, có kế hoạch đảm bảo tính thiết thực và chất lượng.

2,83 2,86 2,72

9 Xây dựng nề nếp dạy học, nề nếp chuyên môn ổn định, vững vàng qua các năm học.

2,83 2,86 2,67

10 Quy định số lượng, nội dung, chất lượng các loại hồ sơ chuyên môn.

2,67 2,79 2,68

11 Quy định cách thức soạn giáo án, chuẩn bị giờ lên lớp; phương thức kiểm tra hồ sơ giáo án.

2,50 2,77 2,70

báo cáo, thống kê.

13 Quy định, giám sát việc dự giờ của giáo viên, việc thực hiện chuyên đề ngoại khóa của các tổ chun mơn.

2,33 2,53 2,58

14 Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các tiết thực hành, thí nghiệm, việc sử dụng đồ dùng dạy học và các tiết học trên phịng học bộ mơn.

2,17 2,40 2,44

15 Tổ chức, giám sát việc chấm trả, kiểm tra, đánh giá học sinh nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế.

2,33 2,86 2,69

16 Quản lí tốt việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

2,33 2,79 2,69

Kết quả khảo sát từ bảng 2.19 cho thấy: Hiệu trưởng đã quan tâm làm tốt

việc chỉ đạo tổ chun mơn sinh hoạt thường xun, nghiêm túc, có kế hoạch đảm bảo tính thiết thực và chất lượng. Đây chính là biện pháp xương sống

của cơng tác xây dựng, thực hiện quy chế chuyên môn. Hiệu trưởng cũng chú ý đến vấn đề xây dựng nê nếp dạy học, nề nếp chuyên môn ổn định, vững

vàng qua các năm học. Có thể nói đây là biện pháp dài hơi nhưng rất quan

trọng trong mục tiêu phát triển ổn định và bền vững nhà trường. Muốn có chất lượng tốt thì việc xây dựng và giữ ổn định nề nếp là rất cần thiết. Hiệu trưởng cũng làm tốt việc quy định nề nếp hội họp, kỉ cương nộp thống kê báo cáo cho cán bộ giáo viên và các tổ chức trong nhà trường. Ngoài ra, hiệu trưởng làm khá tốt các biện pháp: Quy định số lượng, nội dung, chất lượng các loại hồ sơ chuyên môn; quy định cách thức soạn giáo án, chuẩn bị giờ lên lớp; phương

thức kiểm tra hồ sơ giáo án. Các biện pháp này giúp cho hiệu trưởng dễ dàng

quản lí việc thực hiện quy chế chun mơn của nhà trường. Do ý thức được tầm quan trọng của nó nên phần lớn các hiệu trưởng đều làm khá tốt biện pháp này.

Cả ba đối tượng cũng nhất trí rằng việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện các tiết thực hành, thí nghiệm, việc sử dụng ĐDDH và các tiết học trên phịng học bộ mơn của hiệu trưởng chỉ đạt ở mức trung bình khá.

Với các biện pháp 13; 15; 16 nhận thức của các đối tượng có sự khác biệt. Trong khi cán bộ Phòng Giáo dục & Đào tạo đánh giá các biện pháp này chỉ ở mức độ trung bình khá thì cả hiệu trưởng và giáo viên đều đánh giá làm được ở mức độ khá, thậm chí hiệu trưởng cho rằng biện pháp thứ 15 họ đã làm tốt. Tuy nhiên đánh giá chung có thể cho rằng hiệu trưởng đã làm các biện pháp này ở mức độ khá.

2.3.2.5 Thực trạng công tác tổ chức chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học

Bảng 2.20. Tổ chức chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học

Stt Biện pháp Điểm trung bình (X) Cán bộ Phòng GD & ĐT Hiệu trưởng Giáo viên 17 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học

trong đó chú trọng đến việc dạy học theo các phương pháp tích cực, chú ý áp dụng cơng nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại. Khuyến khích sử dụng giáo án điện tử trong dạy học.

2,17 2,44 2,51

18 Tổ chức cho giáo viên dự giờ, rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp. Tăng cường việc cọ xát, giao lưu, học hỏi giữa giáo viên các trường, vùng, miền.

2,17 2,42 2,651

19 Tổ chức các chuyên đề, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động cho học sinh.

Từ bảng 2.20, ta thấy các đối tượng khảo sát đều cho rằng hiệu trưởng chỉ làm ở mức độ trung bình khá việc tổ chức chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, cán bộ phịng Giáo dục & Đào tạo đánh giá với số điểm khá thấp. Giáo viên là đối tượng cho điểm cao nhất trong nhóm phương pháp này nhưng cũng chỉ ở mức độ khá. Điều này cho thấy, các hiệu trưởng chưa thực sự chú ý đến việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Vấn đề này còn xuất phát từ nhận thức. Cả hiệu trưởng và giáo viên đều đánh giá khơng cao sự cần thiết của nhóm các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học. Do nhận thức rằng nhóm biện pháp này khơng q cần thiết dẫn đến việc thiếu sự quan tâm trong chỉ đạo và kết quả đạt được khơng cao. Trong khi đó, có thể nói đổi mới phương pháp dạy học chính là một trong những biện pháp quan trọng để có thể nâng cao chất lượng giáo dục. Đây cũng là một trong những vấn đề cịn hạn chế của quản lí chất lượng dạy học THCS ở Châu Thành.

2.3.2.6 Thực trạng cơng tác quản lí, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên

Bảng 2.21. Cơng tác quản lí, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên

Stt Biện pháp Điểm trung bình (X) Cán bộ Phịng GD & ĐT Hiệu trưởng Giáo viên 20 Phân công giảng dạy cho giáo viên

hợp lí, đúng chuyên môn, hạn chế chéo ban; có sự ổn định nhất định về chuyên môn. Giao rõ trách nhiệm cho từng giáo viên.

1,83 2,72 2,48

21 Tổ chức phong trào viết SKKN, làm chuyên đề. Tổ chức các hội nghị báo

cáo SKKN và chỉ đạo vận dụng các SKKN tốt vào thực tế.

22 Chỉ đạo làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên theo chu kì.

2,00 2,42 2,51

23 Tổ chức các đợt hội giảng GV giỏi, đánh giá rút kinh nghiệm chính xác, cơng bằng.

2,67 2,77 2,61

24 Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng chuẩn.

2,67 2,72 2,70

25 Tổ chức cho giáo viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm

2,17 2,21 2,29

26 Chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tự học, tự cập nhật, nâng cao kiến thức.

2,17 2,16 2,32

Trong nhóm biện pháp này, có quan điểm khác nhau giữa các đối tượng về thực trạng cơng việc. Ví dụ biện pháp số 20: Phân cơng giảng dạy cho

giáo viên hợp lí, đúng chun mơn, hạn chế chéo ban; có sự ổn định nhất định về chun mơn. Giao rõ trách nhiệm cho từng giáo viên trong khi cán bộ

phịng đánh giá ở mức độ dưới trung bình thì hiệu trưởng lại tự đánh giá mình làm khá tốt cịn giáo viên đánh giá ở mức khá. Tuy nhiên nhìn chung có thể đánh giá: Hiệu trưởng chỉ làm ở mức độ trung bình và trên trung bình các biện pháp: Tổ chức phong trào viết SKKN, làm chuyên đề, tổ chức các hội

nghị báo cáo SKKN và chỉ đạo vận dụng các SKKN tốt vào thực tế; Chỉ đạo làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên theo chu kì; Tổ chức cho giáo viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm; Chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tự học, tự cập nhật, nâng cao kiến thức. Bên cạnh đó, các hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w