2.3.3.1 Ngun nhân của thành cơng
-Do nhận thức tích cực của các hiệu trưởng về tầm quan trọng của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học, từ đoc các hiệu trưởng xác định được mục tiêu và thực hiện có hiệu quả cơng việc của mình.
-Hiệu trưởng xác định được vai trị cá nhân của mình trong việc quản lí hoạt động dạy học, ý thức được nhiệm vụ, quyền hạn của mình đồng thời sử dụng quyền hạn đó một cách có hiệu quả trong cơng tác quản lí hoạt động dạy học..
-Phần lớn các hiệu trưởng đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và quản lí nên nắm chắc về chun mơn, hiểu sâu chun mơn từ đó đã đề ra được các biện pháp, kế hoạch cụ thể chi tiết và phù hợp cho quá trình thực hiện.
-Sự nổ lực, cố gắng, tận tâm, tận sức với công việc của đội ngũ các hiệu trưởng. Sự tập trung xây dựng đội ngũ đồn kết nhất trí tạo nên sức mạnh tập thể, tạo tính “trội” trong cơng việc để hồn thành nhiệm vụ nhà trường.
*Nguyên nhân khách quan.
-Đảng và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhận thức đúng đắn về sự nghiệp giáo dục, dành sự quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho giáo viên và học sinh cũng như các nhà trường.
-Huyện Châu Thành có truyền thống văn hóa, hiếu học lâu đời, có nền tảng dân trí cao, các tầng lớp nhân dân ln dành sự quan tâm chú ý đến giáo dục, chú ý đến việc đầu tư cho con em mình điều kiện học tập.
-Sự chỉ đạo toàn diện và sâu sắc của Phòng Giáo dục & Đào tạo là một yếu tố quan trọng giúp các hiệu trưởng quản lí có hiệu quả nhà trường của mình.
-Sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ giáo viên, tận tụy với nghề, chú ý học hỏi nâng cao trình độ kiến thức, chun mơn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp. Có ý thức kỉ luật tốt, chấp hành tốt các yêu cầu, biện pháp quản lí của hiệu trưởng.
-Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
2.3.3.2 Nguyên nhân của tồn tại
-Phần lớn các hiệu trưởng chỉ quản lí dựa trên kinh nghiệm cá nhân, có phần chủ quan và phiến diện. Họ chưa được trang bị một hệ thống lí luận chính quy, khoa học về quản lí giáo dục nên cịn thiếu tính đồng bộ, sáng tạo và tính đổi mới.
-Sự đổi mới tư duy trong nhận thức và cách làm giáo dục của các hiệu trưởng còn chậm, chưa theo kịp với những thay đổi nhanh chóng và tồn diện của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
-Các hiệu trưởng chưa coi trọng đúng mức một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học, do đó chưa dành quan tâm nhiều đến các hoạt động này.
-Các biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhiều lúc cịn mang nặng tính hình thức, hành chính, thiếu sự sáng tạo, khả thi và phù hợp với thực tế. Chưa đi vào thực chất công việc.
* Nguyên nhân khách quan.
-Quy mơ trường lớp nhỏ, lẻ gây khó khăn cho việc bố trí đội ngũ, xảy ra tình trạng giáo viên vừa thừa, vừa thiếu, ảnh hưởng đến các biện pháp quản lí của hiệu trưởng.
-Là một huyện nơng nghiệp, nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục của địa phương còn hạn hẹp, CSVC các nhà trường cịn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đổi mới của giáo dục trong thời kì hiện nay.
-Một bộ phận giáo viên thiếu ý thức phấn đấu, có tư tưởng bình qn chủ nghĩa, thiếu ý thức vươn lên trong chuyên mơn. Nhận thức của một số giáo viên cịn hạn chế, chưa theo kịp những đổi mới của giáo dục; nhất là đổi mới về phương pháp dạy học, thiếu hiểu biết và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Giáo viên cịn thiếu tính chủ động, sáng tạo, ý thức tự giác trong cơng việc, cịn phụ thuộc nhiều vào cơng tác chỉ đạo của hiệu trưởng.
-Một bộ phận học sinh thiếu động cơ, thái độ học tập nghiêm túc. Nhiều phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến giáo dục, chưa có nhận thức đúng đắn trong nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi học hành của con em mình.
-Tư tưởng vị thành tích, các làm cũ mịn ăn sâu vào tư duy của khơng ít cán bộ giáo viên trong ngành, là yếu tố cản trở vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả của cơng tác quản lí giáo dục của hiệu trưởng.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc cần thiết phải có những biện pháp quản lí hoạt động dạy học phù hợp, thiết thực và tính khả thi để có thể phát huy được những ưu điểm đồng thời hạn chế những tồn tại.