6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.3.2. Vài nét về tiếng Tày ở Việt Nam
1.3.2.1. Đặc điểm loại hình
Xét về đặc điểm loại hình, tiếng Tày thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Những đặc trƣng đơn lập ở tiếng Tày đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:
Về phƣơng diện ngữ âm, trong tiếng Tày, âm tiết có tính tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trong trong hệ thống ngôn ngữ. Âm tiết gồm một số lƣợng nhất định thành tố; các thành tố kết hợp với nhau theo qui tắc nhất định; số lƣợng âm tiết trong mỗi ngôn ngữ là con số hữu hạn. Âm tiết thƣờng là vỏ của hình vị, trong nhiều trƣờng hợp, là vỏ của từ. Căn cứ vào đặc điểm về cấu trúc và chức năng của âm tiết có thể phân các ngôn ngữ ở Việt Nam thành những ngôn ngữ âm tiết tính triệt để (monosyllabic) và ngôn ngữ cận âm tiết tính (sesquisyllabic). Về phƣơng diện loại hình, các ngôn ngữ âm tiết tính thƣờng đƣợc coi là những ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình trung (đại diện là tiếng Việt). Các ngôn ngữ âm tiết tính triệt để nhƣ các ngôn ngữ thuộc họ Tai - Ka Đai, Hmông - Miền, Miến Điện - Lô Lô, Việt - Mƣờng (trừ tiếng A rem) là những ngôn ngữ có thanh điệu. Trong tất cả các ngôn ngữ này, có thể phục nguyên hệ thống thanh điệu cổ với các phạm trù thanh điệu *A, *B, *C ở âm tiết kết thúc vang, và thanh *D ở âm tiết kết thúc vô thanh. Ở các ngôn ngữ này có mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại âm đầu và thanh điệu. Các thanh
2
Hiện nay, vấn đề tiếng Tày và tiếng Nùng là một hay hai ngôn ngữ đang đƣợc thảo luận, song điều này không đƣợc chúng tôi bàn tới. Tuy nhiên, có điều rằng, chúng tôi vẫn sử dụng các kết quả nghiên cứu khi ngƣời ta quan niệm tiếng nói của ngƣời Tày và ngƣời Nùng là một ngôn ngữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
vừa đối lập theo các tiêu chí cao độ (pitch), vừa theo chất thanh (voice quality) hay còn gọi là kiểu tạo âm (phonation type) nhƣ: chất giọng thở (breathy voice), chất giọng kẹt thanh đới (creaky voice), hay hiện tƣợng thanh môn hoá (glottalisation)... Sự hình thành và phát triển thanh điệu trong các
ngôn ngữ này là kết quả của quá trình mất âm cuối *s,*h, quá trình nhân đôi,
nhân ba thanh điệu. Tiếng Tày cũng thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu coi là thuộc tiểu loại hình trung này.
Từ trong tiếng Tày không có hiện tƣợng biến đổi hình thái. Đặc điểm không biến đổi hình thái của từ tiếng Tày đƣợc thể hiện ở chỗ trong thành phần cấu tạo của từ tiếng Tày không có các yếu tố hình thái (biến tố) chuyên dùng để biểu thị các ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. Khi hoạt động các chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu, từ tiếng Tày vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm của mình. Ví dụ:
- Vằn ngòa te mà rƣờn khỏi liêu. (Hôm qua nó đến nhà tôi chơi) - Vằn ngòa khỏi pây rƣờn te liêu. (Hôm qua tôi đến nhà nó chơi) Ở hai phát ngôn (câu) trên, chúng ta thấy te (nó) và khỏi (tôi) có những chức năng ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ, định ngữ). Tuy đảm nhận các nhiệm
vụ ngữ pháp khác nhau và nằm ở vị trí khác nhau, dạng thức te và khỏi vẫn
giữ nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia cấu tạo lời nói.
Các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ này đƣợc biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hƣ từ. Ví dụ, ngƣời Tày khi nói đến từ bút (bút), chúng ta rất khó xác định đây là từ chỉ số ít hay số nhiều. Muốn phân biệt
đƣợc điều đó ngƣời ta phải sử dụng hƣ từ nằm bên ngoài từ bút để thể hiện.
Chẳng hạn, mạc bút ((một) quản bút), bại mạc bút (những quản bút). Ở tiếng Anh, tự bản thân từ pen (bút) đã cho chúng ta thấy đây là từ chỉ số ít.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
lăng (cửa sau) và lăng tu (sau cửa). Ở đây do vị trí của từ tu (cửa) thay đổi, ý nghĩa của nó cũng khác đi.
Với những đặc điểm cơ bản trên, tiếng Tày đƣợc coi là một ngôn ngữ điển hình cho ngôn ngữ đơn lập.
1.3.2.2. Đặc điểm ngữ âm và phương ngữ Tày
a. Đặc điểm ngữ âm
Xét về phƣơng diện ngữ âm, tiếng Tày có những đặc điểm sau:
* Hệ thống thanh điệu: Tiếng Tày gồm có sáu thanh (thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh nặng, thanh lửng). Trong sáu thanh điệu của tiếng Tày, thanh lửng là đáng chú ý nhất. Đây là hiện tƣợng đặc thù. Thanh lửng thấp hơn thanh huyền. Nó bắt đầu từ cao độ thấp, truyền điệu bằng phẳng từ đầu đến cuối, kết thúc ở cao độ thấp. Thanh này tồn tại ở rất nhiều địa phƣơng tiếng Tày. Ở những vùng không có thanh lửng, những âm tiết mang thanh lửng thƣờng đƣợc thay bằng những âm tiết mang thanh hỏi. Các thanh còn lại nói chung có độ cao và tính chất gần nhƣ những thanh của tiếng Việt. Trong tiếng Tày không có thanh ngã. Sách báo Tày hiện nay đều dùng thanh nặng để ghi những từ mƣợn tiếng Việt có thanh ngã.
Ví dụ: Xạ hội chủ ngịa (xã hội chủ nghĩa)
Do thói quen phát âm tiếng mẹ đẻ, học sinh Tày khi dùng tiếng Kinh dễ sai sót nhƣ: thanh ngã đọc lẫn thành thanh nặng hoặc thanh sắc
*Hệ thống âm đầu
Âm đầu trong tiếng Tày do phụ âm đảm nhiệm. Trong tiếng Tày
thƣờng có từ 20 - 21 phụ âm có chức năng âm đầu (tùy theo từng vùng)3
. Các
3
Theo Nguyễn Văn Lợi và Hoàng Văn Ma, trong tiếng Tày vùng Cao Bằng hiện đang tồn tại một vài phụ âm
tắc, hữu thanh, thở (breathy voiced stoped consonant) là /b/, /d/. Các phụ âm này đã từng đƣợc A.G.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26 phụ âm ở vị trí âm đầu đó là:
p t k p t c k b d f s h v l z m n
So với tiếng Việt, tiếng Tày còn bảo lƣu âm đầu /p/ nhƣng không có âm quặt lƣỡi / / , không có âm gốc lƣỡi //. Vì trong tiếng Tày không có phụ
âm // nên học sinh Tày khi đọc tiếng Kinh gặp phụ âm này dễ đọc sai thành
// hoặc /k/. Tiếng Tày vẫn giữ nguyên vẹn dãy các phụ âm tắc bật hơi /p, t, k/, trong khi đó Tiếng Việt chỉ còn lại /t/.
Trong cách phát âm, có ba phụ âm trong tiếng Tày cần đƣợc chú ý. Đó là: f /f/, ph /p/, sl /t/. Khi phát âm f /f/, môi dƣới chạm răng trên, hơi cọ xát mà ra, giống nhƣ phát âm ph /f/ trong tiếng Việt. Ví dụ: fằn (giống), foong slƣ (điệu phong sli)... Khi phát âm sl /sl/, tì lƣỡi lên gần hàm ếch nhƣ chuẩn bị
phát âm s trong tiếng Việt miền Trung và Nam, sau đó cho hơi đi ra hai bên
mép một cách liên tục. *Hệ thống âm đệm:
Trong tiếng Tày có 2 bán nguyên âm /w/ và /j/ ở vị trí âm đệm4
. Hai âm đệm này có khả năng kết hợp rộng rãi với các phụ âm có chức năng âm đầu, và với các nguyên âm có chức năng âm chính.
*Hệ thống âm cuối
Trong tiếng Tày có 9 âm cuối, gồm 6 phụ âm, và 3 bán nguyên âm là:
4
Riêng bán nguyên âm /j/ đi sau các phụ âm môi, vì vậy có những ý kiến đề nghị nên coi /j/ là một yếu tố ngạc hóa (mềm hóa) của các phụ âm môi. Song theo các tác giả “Ngữ pháp tiếng Tày – Nùng” (1971) của Viện Ngôn ngữ học thì nên coi /j/ là một bán nguyên âm có chức năng âm đệm thì hợp lí hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 p t k m n w j * Âm chính:
Trong tiếng Tày có 9 nguyên âm đơn: /i/, /e/, //, //, //, /a/, /u/, /o/,
// và hai nguyên âm đơn ngắn /ă/ và // có khả năng giữ vai trò âm chính
trong âm tiết. Các nguyên âm đó đƣợc sắp xếp nhƣ sau: i u
e o a ă b) Vấn đề phƣơng ngữ Tày
Tiếng Tày đã có một lịch sử lâu đời. Hàng nghìn năm nay, bên cạnh việc sử dụng tiếng phổ thông và có khi sử dụng bằng một vài thứ tiếng gần gũi với các dân tộc khác, đồng bào Tày vẫn gìn giữ và phát triển cho tiếng Tày ngày càng giàu đẹp.Ví dụ: dùng từ khao (trắng) để miêu tả màu sắc, nhƣng tùy theo mức độ trắng của sự vật, hiện tƣợng mà ngƣời ta thêm các yếu tố phụ khác nhau nhƣ: khao bjỏi (trắng ngần), khao búp (trắng trẻo),
khao fầu (trắng bạc phơ), khao kheo (trắng xanh), khao mjạn (trắng hếu),
khao ón (trắng nõn, trắng trẻo), khao phắc (trắng tinh)…
Sức sống mãnh liệt của tiếng Tày là do những phẩm chất ngôn ngữ của nó mang lại. Song tiếng Tày ở các địa phƣơng cũng còn có những sự khác biệt. Sự khác biệt có khi thuộc về ngữ âm, có khi thuộc về từ vựng, nhƣng chủ yếu là thuộc về ngữ âm. Mặc dầu vậy, cả về mặt ngữ âm, sự gần gũi đi đến thống nhất là căn bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28 có ít nhất hai quan niệm:
Quan niệm thứ nhất: Dựa trên Tài liệu điều tra của Ban xây dựng chữ viết Tày - Nùng năm 1957- 1960, những ngƣời biên soạn cuốn Ngữ pháp Tày-Nùng phân chia tiếng Tày thành ba vùng.
Vùng thứ nhất bao gồm phần lớn các huyện ở những tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, một phần nhỏ ở các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên (cũ) và toàn bộ Bắc Kạn (cũ) .Vùng này phía đông bắc bắt đầu từ huyện Lục Bình (Lạng Sơn) tới phía tây là huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang); phía bắc từ huyện Hà Quảng (Cao Bằng) tới phía nam là huyện Võ Nhai (Bắc Thái).
Vùng thứ hai gồm các huyện còn lại ở Cao Bằng và Hà Giang, nhƣ: Bảo lạc, Đồng Văn, Hoàng Su Phì.
Vùng thứ ba bao gồm hầu hết vùng Tày ở tỉnh Thái Nguyên, và một số huyện thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Tuyên Quang, nhƣ: Sơn Dƣơng, Bằng Mạc, Ôn Châu, Hữu Lũng.
Tuy nhiên, gần đây, ngƣời ta cho rằng có thể chia tiếng Tày thành 5 vùng tiếng nói: vùng Tây, vùng Nam, vùng Đông Bắc của Việt Bắc, vùng trung tâm, và vùng cực Tây Bắc. Giữa các vùng tiếng nói này có những khác biệt nhất định về ngữ âm và từ vựng.
1.3.2.3. Đặc điểm về vốn từ
Xét về nguồn gốc và quá trình xây dựng tiếng Tày thì kho từ vựng tiếng Tày gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là từ gốc Thái - Kađai, mà trực tiếp là các từ gốc của tiểu nhánh Thái trung tâm, và vốn từ của riêng dân tộc Tày. Đây là khái niệm mà mọi ngôn ngữ đều có trong các ngôn ngữ, lớp từ cơ bản nhất chỉ các sự vật, hiện tƣợng gần gũi nhất trong cuộc sống và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Đó là những từ chỉ hiện tƣợng tự nhiên, cây cối, con vật, thời gian, không gian, quan hệ thân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
tộc,…và những từ chỉ hoạt động, thạng thái tinh thần của con ngƣời.
Bộ phận thứ hai là từ mƣợn các dân tộc khác. Ở phƣơng diện này, tiếng Tày có những biểu hiện qua những đặc điểm sau đây: do điều kiện cƣ trú liền kề, do nhu cầu lịch sử - xã hội, suốt mấy trăm năm Nhà nƣớc phong kiến chủ trƣơng học chữ Hán để phát triển dân trí, tiếng Tày đã mƣợn một bộ phận từ Hán khá quan trọng. Ví dụ: tảo lị (đạo lí), cang (cái chum), fằn thèo(phở)… Tuy nhiên, có một số từ ngày nay ngƣời ta khó xác định đƣợc là từ Tày mƣợn tiếng Hán hay từ Hán mƣợn tiếng Tày hoặc cùng một gốc chung (Hán - Thái). Ví dụ: pây tàng(tàng – đƣờng), pây lỏ (lỏ - lộ)…
Khi so sánh vốn từ tiếng Tày với các ngôn ngữ có tiếp xúc trong khu vực Đông Nam Á, rõ ràng ở tiếng Tày có những từ chung gốc với các ngôn ngữ Nam Đảo, Nam Á, Hán Tạng, Mông Dao… Đây là kết quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa giữa các tộc ngƣời trong khu vực. Nếu nghiên cứu sâu về từ vựng, ngƣời ta có thể chỉ ra các lớp từ có nguồn gốc khác nhau trong tiếng Tày.
Mặt khác, hai dân tộc Kinh và Tày đã có hàng trăm năm giao lƣu văn hóa, hơn nữa sự hòa nhập nhân chủng khiến cho tiếng Việt ngày càng có ảnh hƣởng sâu sắc vào tiếng Tày. Tiếng Tày đã mƣợn rất nhiều từ trong vốn từ vựng của tiếng Việt. Các từ tiếng Tày mƣợn tiếngViệt có thể chia làm hai loại: những từ gốc thuần Việt và những từ Việt gốc nƣớc ngoài.
Từ mƣợn gốc thuần Việt thƣờng là những hƣ từ, các từ chỉ các quan hệ ngữ pháp trong câu, kiểu nhƣ: đạ (đã), sẹ (sẽ), nhựng (những)… Ngoài ra còn có một số từ thƣờng dùng khác nhƣ: bực (bực tức), khỏa (cái khóa), hòm
(cái hòm)…
Từ mƣợn Việt gốc tiếng nƣớc ngoài thƣờng là những từ thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật…mà gốc của những từ này phần lớn lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
sinh vật… Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, vốn từ tiếng Tày có nguồn gốc Việt sẽ không ngừng tăng lên.
Hầu hết các từ Tày mƣợn của tiếng Việt đều giữ nguyên hình thức ngữ âm vốn có trong tiếng Việt, có khi giữ nguyên cả những âm không có trong hệ thống âm vị tiếng Tày. Ví dụ trƣờng hợp giữ nguyên âm [g] tiếng Việt trong
từ rƣờn ga (nhà ga).
1.3.2.4. Đặc điểm ngữ pháp
Tiếng Tày có một đơn vị đƣợc gọi là tiểng (đơn vị này giống với đơn vị
tiếng hay tiếng một trong tiếng Việt). Đây là đơn vị có nghĩa, có vỏ ngữ âm trùng với âm tiết, có thể đƣợc dùng nhƣ một từ và cũng có thể đƣợc dùng nhƣ
một hình vị. Ví dụ, đơn vị ngữ âm khẩu (lúa, thóc, gạo,cơm) trong tiếng Tày
là một âm tiết, vừa là một từ, vừa là một hình vị - một thành tố cấu tạo trong từ khẩu nua (lúa nếp, thóc nếp, gạo nếp, cơm nếp).
Đơn vị cấu tạo từ tiếng Tày là hình vị. Đây là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất.
Đơn vị này không thể chia thành đơn vị có nghĩa nhỏ hơn. Ví dụ: chả (mạ),
khẩu chăm (gạo tẻ, lúa tẻ)... Cũng giống nhƣ nhiều ngôn ngữ trong khu vực thuộc loại hình đơn lập, phƣơng thức ghép, láy là các phƣơng thức cấu tạo từ chủ yếu của các ngôn ngữ Thái - Kađai, và cũng trong tiếng Tày.
Trật tự từ và hƣ từ là những phƣơng thức chính để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp. Thành phần câu trong tiếng Tày có trật tự: SVO, tức là: Chủ ngữ (S)- Vị ngữ (V)-Bổ ngữ (O).
Những đặc điểm trên của tiếng Tày ở Việt Nam là kết quả của các quá trình biến đổi. Một số quá trình biến đổi đó tác động đến các ngôn ngữ ở Việt Nam là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
1) Quá trình đơn tiết hoá: từ loại hình đa tiết (Proto Nam Đảo) - đến loại hình cận đơn tiết (Nam Á) - đơn tiết triệt để (Việt - Mƣờng, Hmông - Miền, Tai - Ka Đai, Hán..)
2) Quá trình hình thành và phát triển hệ thống thanh điệu: từ loại hình ngôn ngữ không có thanh điệu đến loại hình ngôn ngữ thanh điệu (mà trong đó có tiếng Tày)
3) Quá trình thay đổi hệ hình thái học kiếu chắp dính (tiền tố, trung tố) (ví dụ, ngôn ngữ Proto Nam Đảo, Proto Nam Á) bằng hệ hình thái loại hình đơn lập (ví dụ, các ngôn ngữ Việt - Mƣờng hiện đại).
1.3.2.5. Đặc điểm về xã hội - ngôn ngữ học
Từ lâu, tiếng Việt đã đƣợc các dân tộc thiểu số anh em tự nguyện coi là
ngôn ngữ chung, là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc, và đến nay, tiếng Việt thực sự đã đi vào đời sống các dân tộc. Ở đa số các vùng, năng lực song ngữ Tày - Việt của ngƣời Tày khá tốt, đồng bào Tày có trình độ tiếng Việt khá thành thạo: thí dụ, ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, 87% ngƣời Tày- Nùng sử dụng thông thạo tiếng Việt (trong đó có 19 % sử dụng tiếng Việt thông thạo hơn tiếng mẹ đẻ). Tuy nhiên, cũng có một cảnh báo rằng, hiện nay,