6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
2.3.2. Đặc điểm cấu trúc từ
2.3.2.1. Trong tiếng Tày có nhiều sản phẩm đƣợc làm từ lúa gạo có cấu trúc hình thái rất khác nhau. Có những từ chỉ gồm một thành tố, kiểu nhƣ:
pẻng (bánh), nhù (phần ngọn của thân cây lúa nếp sau khi đã tuốt hết
hạt), lẩu (rƣợu), rằm (cám), chảo (cháo)… Đây chính là những từ đơn tiết, không có cấu trúc nội bội (các quan hệ ngữ pháp trong bản thân từ). Vì vậy, những từ này không đƣợc bàn tới cấu trúc trong luận văn.
Về phƣơng diện ngữ nghĩa, các từ đơn chỉ sản phẩm làm từ lúa gạo phần lớn các từ đơn đều có khả năng trở thành hình vị để tạo ra các từ ghép. Ví dụ:
Từ đơn pẻng (bánh) khi trở thành hình vị đi vào phƣơng thức ghép sẽ
có một loạt các từ ghép chỉ các loại bánh nhƣ: pẻng ben (bánh chƣng), pẻng
tải (bánh gai), pẻng khinh (chè lam)….
Trong các từ ghép chỉ sản phẩm đƣợc làm từ lúa gạo có mấy kiểu sau: Kiểu 1: ghép một thành tố chính C với một thành tố phụ P, ví dụ:
khẩu lam (cơm lam)
pẻng đổng (bánh đúc)
Kiểu 2: ghép một thành tố chính C với một thành tố phụ P, mà trong đó P gồm có P1 và P2, ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
52
pẻng coóc mò (bánh sừng bò)
Kiểu 3: ghép hai thành tố có quan hệ bình đẳng với nhau, ví dụ:
khẩu lẩu (đồ lễ)
fù noòng (bánh trôi)
Ở các kiểu trên, mối quan hệ giữa các thành tố cấu tạo từ sẽ là: nhƣ mô hình dƣới đây:
Kiểu 1:
khẩu lam pẻng đổng
và mô hình cấu trúc từ ghép kiểu này sẽ là thành tố chính C đứng trƣớc, còn thành tố phụ P đứng sau
C - P
Còn với kiểu 2, mô hình cấu trúc của chúng lại là:
pẻng lăng khoòng pẻng coóc mò
và mô hình cấu trúc C - P (P1 - P2) sẽ đƣợc biểu hiện bằng: C P1 P2
Với kiểu 3, mô hình cấu trúc của chúng là: khẩu lẩu fù noòng
và mô hình cấu trúc sẽ đƣợc biểu hiện bằng: C - C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
53
Khảo sát các từ ghép chỉ sản phẩm làm từ lúa gạo ở cả ba kiểu ghép chúng tôi nhận thấy chúng có một số đặc điểm trong cách cấu tạo nhƣ sau:
Thứ nhất, đa số các từ ghép đƣợc hình thành trên cơ sở các thành tố (hình vị) có nghĩa. Một số ít từ ghép chúng tôi chƣa tìm đƣợc nghĩa của thành tố thứ hai. Mặc dù không có nghĩa nhƣng những thành tố này vẫn có nghĩa tiềm năng để khu biệt từ. Ví dụ:
pẻng to hom (bánh + ?): một loại bánh chƣng.
khẩu slan (gạo + ?): gạo tẻ
Thứ hai, cũng giống nhƣ các từ ghép chính phụ chỉ lúa gạo, các thành tố giữ vai trò chính trong từ ghép chính phụ chỉ sản phẩm làm từ lúa gạo đều là danh từ chỉ vật. Tính chất của “từ loại” của thành tố chính C sẽ quy định tính chất từ loại của đơn vị từ ghép mới, bất kể thành tố phụ mang tính chất từ loại gì. Ví dụ:
khẩu (danh từ) + lam(động từ) khẩu lam (danh từ).
lẩu(danh từ) + van(tính từ) lẩu van (danh từ). Thứ ba, xét về nguồn gốc các đơn vị cấu tạo, từ ghép chỉ sản phẩm làm
từ lúa gạo có hai loại:
- Từ ghép có các thành tố cấu tạo đều là các thành tố có gốc Tày. Ví dụ: lẩu ết (rƣợu ngọn), chảo đai (cháo hoa), pẻng quyển5
(bánh cuốn)… - Từ ghép có các thành tố cấu tạo bao gồm cả thành tố gốc Tày lẫn Hán - Việt, hoặc mƣợn nguyên tiếng Hán. Ví dụ: khẩu cán vạn6 (cơm cán vạn),
fằn thèo (phở).
5
Do đặc điểm và giới hạn của đề tài luận văn cao học nên chúng tôi không thể đi xa hơn về nguồn gốc của một số thành tố (yếu tố) có nguồn gốc ngôn ngữ. Xét về hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa, ngƣời ta rất có thể
phải nghĩ tới các thành tố pẻng, chảo... trong tiếng Tày hiện đại liệu có đƣợc vay mƣợn từ các từ bánh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
54
2.3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa
Các từ ghép chính phụ chỉ sản phẩm từ lúa gạo có ý nghĩa cá thể hóa. Thành tố chính (C) trong từ ghép chính phụ bao giờ cũng chỉ loại lớn. Thành tố phụ (P : P1 - P2...) biểu thị nét khu biệt đặc trƣng cho từng loại lớn. Ví dụ:
khẩu lam, khẩu cán vạn, pẻng coóc mò, pẻng đổng, pẻng đắng, pẻng khủa, pẻng fạ, pẻng cao, khẩu nua đăm đeng...
Về phƣơng diện nghĩa, các từ ghép chỉ sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày đa số đều là các từ ghép phân nghĩa, mà ở đó, thành tố chính C biểu thị chủng loại lớn, còn thành tố phụ P lại chỉ những loại (hay tiểu loại nhỏ thuộc C) nhƣ dƣới đây:
khẩu lam pẻng đổng
C - P
nhƣng ở trƣờng hợp pẻng coóc mò, pẻng lăng khoòng... thì mối quan
hệ nghĩa giữa thành tố nghĩa chính (C) chỉ chủng loại với thành tố phụ P (chỉ tiểu loại hay loại nhỏ) lại khác.
pẻng coóc mò pẻng lăng khoòng
và mô hình cấu trúc nghĩa của chúng sẽ là: C - P1 P2
6
Do đặc điểm và giới hạn của đề tài luận văn cao học nên chúng tôi không thể đi xa hơn về nguồn gốc của một số thành tố (yếu tố) có nguồn gốc ngôn ngữ. Xét về hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa, ngƣời ta rất có thể
phải nghĩ tới các thành tố cán vạn, fằn thèo... trong tiếng Tày hiện đại liệu có đƣợc vay mƣợn từ các từ gốc
Hán do sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa diễn ra trong tiếng Tày ? Vấn đề này xin đƣợc hẹn trong một chuyên khảo sâu hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
55
Các từ ghép đẳng lập chỉ sản phẩm từ lúa gạo có ý nghĩa tổng hợp, ý nghĩa chỉ loại, sự vật, đặc trƣng chung. Ví dụ: khẩu lẩu (gạo +rƣợu): đồ lễ; fù noòng (trôi + lụt): bánh trôi
2.3.4. Đặc điểm phƣơng thức định danh
Cũng giống nhƣ thao tác đã làm việc với các từ ngữ chỉ lúa gạo - căn cứ vào ngữ nghĩa chung của thành tố phụ P, chúng tôi tìm hiểu lí do hình thành từ ghép, quy tắc định danh, sự khác nhau của các sự vật, hiện tƣợng... trong cùng một loại hoặc tìm một nét giống nhau nào đó của các sự vật, hiện tƣợng …khác loại của các từ ngữ chỉ sản phẩm làm từ lúa gạo. Cách thức cụ thể mà chúng tôi áp dụng là tìm hiểu P theo từng nhóm sản phẩm làm từ lúa gạo. Đó là các loại khẩu (thóc, gạo, cơm), các loại chảo (cháo), các loại lẩu
(rƣợu), các loại pẻng (bánh)…
2.3.4.1. Phương thức định danh dựa vào đặc tính, cách thức, mục đích sử dụng
Phƣơng thức định danh này đƣợc dùng để gọi tên các sản phẩm khẩu
theo tính chất, cách thức chế biến và mục đích sử dụng khác nhau. Ta hãy xem cách định danh các loại khẩu (thóc, gạo, cơm) trong tiếng Tày:
khẩu chăm (thóc, gạo, cơm + tẻ): thóc tẻ, gạo tẻ, cơm tẻ
khẩu pẳn (cơm + nắm): cơm nắm
khẩu vạn (cơm + ?): cơm oản
khẩu khủa (cơm + rang): cơm rang
khẩu lam (cơm + lam): cơm lam
khẩu sli (gạo, cơm + mật): bánh bỏng mật
2.3.4.2. Phương thức định danh dựa vào đặc điểm hay nguyên liệu phụ khi chế biến sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
56
Phƣơng thức này đƣợc thể hiện khá rõ trong hệ thống từ ngữ chỉ các loại cháo trong tiếng Tày. Ví dụ, ta hãy xem hệ thống các từ ngữ chỉ cháo và các loại cháo trong tiếng Tày:
chảo đai (cháo + không): cháo hoa
chảo lây (cháo + lƣơn): cháo lƣơn chảo tắc kè (cháo + tắc kè): cháo tắc kè chảo đúc (cháo + xƣơng): cháo xƣơng (hầm) chảo thƣơng (cháo + đƣờng): chè đƣờng hay một số loại rƣợu:
lẩu ngù (rƣợu + rắn): rƣợu rắn lẩu to (rƣợu + ong): rƣợu ong lẩu da (rƣợu + thuốc): rƣợu thuốc lẩu tắc kè (rƣợu + tắc kè): rƣợu tắc kè ...
Các thành tố phụ ở đây đều chỉ nguyên liệu phụ (ngù, to, da, tắc kè...) tham gia tạo nên các sản phẩm từ lúa gạo là rƣợu.
Hay các loại bánh của ngƣời Tày. Ví dụ:
pẻng đắng (bánh + nƣớc tro): bánh tro pẻng khỉ mạ (bánh + lá khúc): bánh khúc pẻng rày (bánh + trứng kiến): bánh trứng kiến
pẻng khủa (bánh + rang): bánh phồng
pẻng rọi (bánh + xâu): bánh rọi
2.3.4.2. Phương thức định danh dựa vào đặc điểm về thứ hạng sản phẩm hay đặc điểm riêng của nguyên liệu phụ. Các từ ngữ này đƣợc thể hiện rõ qua cách định danh các loại lẩu (rƣợu) trong tiếng Tày. Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
57
lẩu ết (rƣợu + nhất): rƣợu nƣớc đầu, rƣợu ngọn lẩu nhỉ (rƣợu + hai ): rƣợu nƣớc hai, một loại rƣợu lẩu slam (rƣợu + ba): rƣợu nƣớc ba, một loại rƣợu
Kiểu định danh này đƣợc dùng để gọi tên các sản phẩm lẩu theo thứ hạng từ ngon đến kém.
- Về hƣơng vị, nguyên liệu phụ, ví dụ:
lẩu van (rƣợu + ngon, ngọt): rƣợu nếp ....
Cách gọi tên (định danh) rƣợu theo thứ bậc nhƣ trên liên quan đến cách
nấu rƣợu và sử dụng các loại rƣợu trong cuộc sống của ngƣời Tày. Lẩu ết là
loại rƣợu cất lấy từ nƣớc thứ nhất, nồng độ cồn cao, thƣờng đƣợc dùng để ngâm thuốc. Lẩu nhỉ là loại rƣợu cất lấy từ nƣớc thứ hai, thƣờng dùng để
biếu làm quà hoặc để uống. Lẩu slam là loại rƣợu cất lấy từ nƣớc thứ ba, là
loại rƣợu dùng đại trà hàng ngày. Còn loại lẩu van có vị ngọt lại đƣợc dùng
trong các nghi lễ mang tính chất tâm linh, tôn giáo của cƣ dân Tày.
2.3.4.3. Phương thức định danh dựa vào đặc điểm hình dáng của sự vật, hay giá trị của sản phẩm theo cách đánh giá của người bản ngữ. Về phƣơng thức định danh này, ta có thể kể đến các từ ngữ đƣợc dùng để gọi tên
các loại bánh theo đặc điểm hình dáng. Ví dụ:
pẻng coóc mò7
(bánh + sừng + bò): bánh sừng bò
pẻng lăng khoòng (bánh + lƣng + gù): một loại bánh chƣng pẻng tải/ pẻng phắc (bánh + vắt, đeo): bánh gai
hay dựa vào giá trị, mục đích sử dụng của sản phẩm, kiểu nhƣ:
pẻng fạ (bánh + trời): bánh trời
7
Chi tiết cách làm bánh và đặc điểm văn hóa tâm linh, xin xem Chƣơng 3: Đặc điểm văn hóa từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm từ lúa gạo trong tiếng Tày, có so sánh với tiếng Việt, và Phụ lục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
58
pẻng to hom (bánh + ?): một loại bánh chƣng (gắn với nghi lễ văn hóa, thờ cúng mang tính tâm linh)
pẻng cao (bánh + ?): bánh khảo