Vài nét về ngƣời Tày ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt) (Trang 26 - 30)

6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1. Vài nét về ngƣời Tày ở Việt Nam

Dân tộc Tày là một cộng đồng tộc ngƣời sử dụng tiếng Tày - một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái -Kađai, chi Kăm -Thái, tiểu chi Thái Kăm -Sui, nhánh Thái, tiểu nhánh Thái trung tâm . Ngƣời Tày là dân tộc có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Theo thông kê dân số công bố năm 19991, dân số dân tộc Tày là 1.477.514 ngƣời. Họ sống xen kẽ với nhau khắp các tỉnh thƣợng du và trung du Bắc Bộ, tập trung đông nhất là các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang… Ngƣời Tày (và cả ngƣời Nùng) làm ruộng nên thƣờng tụ cƣ trong các thung lũng, các cánh đồng thuộc các lƣu vực sông Chảy, sông Gâm , sông Lô , sông Băng , sông Kì Cùng , sông Thƣơng… Hiện

1

Hiện nay, cuộc "Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc" tháng 4/2009 tuy đã có kết quả dân số chung toàn quốc, song chƣa phân chia dân số theo dân tộc. Vì vậy, chúng tôi phải sử dụng số liệu điều tra dân số của 01/4/1999.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

nay dân tộc Tày có mặt ở khắp các tỉnh , thành trong cả nƣớc , nhƣng tập trung đông nhất ở các tỉnh thuộc Việt Bắc nhƣ : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang , Tuyên Quang. Họ có quan hệ thân thuộc và gần gũi với dân tộc Nùng , Giáy, Cao Lan -Sán Chí ở Việt Nam , dân tộc Choang ở Quý Châu, Trung Quốc . Dân tộc Tày có một nền văn hóa phong phú , đa dạng.

Là cƣ dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nƣớc, từ lâu đời ngƣời Tày đã biết thâm canh và biết áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi nhƣ đào mƣơng, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nƣớc tƣới ruộng. Ngoài lúa nƣớc, ngƣời Tày còn trồng lúa nƣơng, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp. Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhƣng việc thả rông gia súc, gia cầm đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình đƣợc chú ý, nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm, với nhiều loại hoa văn đẹp, đa sắc màu và độc đáo.

Với nền tảng kinh tế nông nghiệp , sản phẩm nông nghiệp đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống của đồng bào là gạo tẻ và gạo nếp. Gạo tẻ đƣợc dùng để nấu cơm ăn hàng ngày. Gạo nếp và các sản phẩm từ gạo nếp thƣờng đƣợc sử dụng vào các dịp lễ tết, cúng bái, ma chay, cƣới xin. Chúng luôn là những lễ vật không thể thiếu trong các nghi lễ tín ngƣỡng tôn giáo. Từ chất liệu của nếp, ngƣời Tày có thể chế biến đƣợc nhiều loại bánh, xôi... với những hƣơng vị, màu sắc độc đáo riêng mang bản sắc văn hóa ẩm thực của mình.

Bản là đơn vị cƣ trú của ngƣời Tày. Bản trung bình thƣờng từ 20 đến 25 nhà, có bản lớn trên 100 nhà. Nhà cửa ngƣời Tày gồm ba loại: nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ. Trong đó nhà sàn là loại phổ biến nhất. Nhà có cầu thang lên xuống, có sàn phơi. Tùy theo từng vùng mà sàn phơi đƣợc dựng ở phía trƣớc hay đầu hồi nhà, nhƣng đều gắn với cửa chính. Nhà sàn của ngƣời Tày là loại nhà tổng hợp. Mỗi công trình gồm ba mặt bằng chồng lên nhau: mặt bằng trên cùng là gác xép, rồi đến sàn chính và dƣới cùng là nền đất. Mỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

mặt bằng đều đảm nhận một chức năng nhất định: gác xép là nơi để thóc lúa, hòm xiểng; sàn chính là nơi ngƣời ở, có chỗ ngủ, bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khác, bếp nấu ăn, cối giã gạo …Gầm sàn là chuồng gia súc, là nơi để nông cụ. Bộ y phục truyền thống của ngƣời Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài bên ngoài, có thắt lƣng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là đối với thanh nữ. Nam mặc áo năm thân, quần lá tọa. Với ngƣời Tày, áo là nơi chứa đựng linh hồn sống của

con ngƣời và đƣợc ngƣời Tày gọi là slửa khoăn (áo linh hồn). Mỗi khi đau

ốm, áo ngƣời ốm thƣờng đƣợc đem đi để cúng hoặc bói.

Đời sống tinh thần của ngƣời Tày rất phong phú và đa dạng . Về tín ngƣỡng, quan niệm “vạn vật hƣ̃u linh” đã chi phối toàn bộ tín ngƣỡng của ngƣời Tày . Chính vì vậy họ không theo tôn giáo nào mà chỉ chịu ảnh hƣởng một số tƣ tƣởng của Phật giáo , Đạo giáo, Khổng giáo. Ngƣời Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra, trong phạm vi thôn bản , họ còn thờ cúng thổ công , vua bếp, thổ địa , bà Mụ, thờ các vị thánh trong vùng , thờ nhƣ̃ng ngƣời có công với địa phƣơng . Hệ thống thần trong quan niệm của ngƣời Tày có đủ mặt các vị từ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Thần Sông...cho tới các loại ma quỷ ở địa phƣơng. Hàng năm, ngƣời Tày tổ chức cúng vào mùa xuân, những dịp này thƣờng gọi là hội lồng thồng (xuống đồng), hội hai (hội trăng), óc pò (ra núi)... Lễ vật dùng để cúng là các sản phẩm của nông nghiệp nhƣ: xôi (làm bằng thứ gạo ngon nhất, trắng nhất), các thứ bánh ngon, gà thiến, lợn quay và các thứ ngon khác. Ngƣời Tày tổ chức các lễ hội trên để cầu mong mùa màng tƣơi tốt, bội thu.

Với hệ thống tín ngƣỡng nhƣ vậy đã sản sinh ra đủ các loại bói toán, cầu cúng vừa phức tạp vừa tốn kém. Khi Tam giáo (Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo) thâm nhập ngày càng sâu vào xã hội Tày, hàng ngũ ngƣời làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

nghề cúng bái, mê tín dị đoan ngày càng đông. Tuy nhiên, trong hầu hết quan niệm của ngƣời Tày, tƣ tƣởng của ba tôn giáo không có sự phân biệt rõ ràng. Có thể luôn tìm thấy trong các quan niệm, tập tục, lễ nghi của ngƣời Tày có hàng loạt các yếu tố Tam giáo. Đặc biệt tục lệ cƣới xin, ma chay thƣờng tổ chức linh đình, khá tốn kém.

Dân tộc Tày có một kho tàng văn học dân gian khá phong phú, gồm nhiều thể loại nhƣ: thần thoại, cổ tích, truyện thơ, truyện cƣời, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Đặc biệt, ngƣời Tày có nhiều làn điệu dân ca nhƣ lƣợn, phong slƣ, phuối pác, puối rọi...,trong đó lƣợn là điệu dân ca phong phú

nhất, gồm các điệu lƣợn khác nhau nhƣ: lượn slương, lượn then, nàng hai,

nàng ới, lượn cọi... Ngƣời Tày thƣờng lƣợn trong hội lồng thồng/ lồng tồng

(xuống đồng), đám cƣới, mừng nhà mới hay khi có khách đến bản. Ngoài ra, trong vốn văn hóa dân gian của ngƣời Tày còn có các điệu hát then, ca cúng, những bài văn than...

Tóm lại, ngƣời Tày là một trong những dân tộc có một quá trình phát triển lâu dài trong tiến trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Họ đã hun đúc, xây dựng nên nền văn hóa truyền thống mang đặc trƣng tộc ngƣời sâu sắc. Văn hóa truyền thống của ngƣời Tày đã, đóng góp tích cực vào bản sắc văn hóa chung của cả dân tộc, làm cho văn hóa Việt Nam thêm đa dạng, hoàn thiện trƣớc sự ảnh hƣởng của văn hóa bên ngoài.

Vài nét về văn hóa của người Tày huyện Trùng Khánh

Trùng Khánh là một huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Cao Bằng, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh lỵ 62km và có đƣờng biên giới tiếp giáp với Trung Quốc trên 62km. Huyện có số dân là 51.655 ngƣời gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh. Trong đó, ngƣời Tày chiếm đa số với 67%, Nùng, Kinh chiếm 32 %. Ngƣời Tày phân bố dân cƣ ở 272 xóm (bản). Phong tục tập quán giữa các bản là đồng nhất, không có sự khác biệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23

Cũng giống nhƣ cƣ dân Tày ở các vùng khác, ngƣời Tày ở Trùng Khánh cũng là những cƣ dân nông nghiệp. Họ có kinh nghiệm trồng lúa nƣớc lâu đời. Ngoài lúa nƣớc, đồng bào con trồng lúa nƣơng, ngô, khoai, sắn,...và phát triển nghề chăn nuôi. Văn hóa Trùng Khánh đã có từ xa xƣa cùng với sự phát triển của tộc ngƣời, đến nay cơ bản vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)