6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
2.4.1. Sự tƣơng đồng
Cùng là những ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, tiểu loại hình cổ, cho nên,sự tƣơng đồng về cấu trúc, ngữ nghĩa trong vốn từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm từ lúa gạo giữa hai ngôn ngữ Tày - Việt là rất căn bản và đáng lƣu ý. Ta có thể thấy sự tƣơng đồng ấy ở:
2.4.1.1. Sự tương đồng về cấu trúc
Đó là các mô hình cấu trúc của các từ ghép: đẳng lập và chính phụ. Có nhiều từ ghép có mô hình cấu trúc khá giống nhau giữa hai ngôn ngữ. Đó là yếu tố chính đứng trƣớc, còn yếu tố phụ đứng sau, kiểu:
Tày Việt khẩu nua lúa nếp khẩu chăm cơm tẻ khẩu pẳn cơm nắm pẻng đắng bánh gio pẻng chen bánh rán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
61
pẻng đéc /pẻng tằn bánh giầy (dầy)
lẩu ngù rƣợu ong lẩu da rƣợu thuốc ...
thì các yếu tố khẩu, pẻng, lẩu... (trong tiếng Tày), hay lúa (cơm, thóc, gạo), bánh, rƣợu... đều là thành tố chính. Có thể nói, đặc điểm về cấu trúc của từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo gần nhƣ hoàn toàn trùng khớp nhau giữa hai ngôn ngữ Tày và Việt.
2.4.1.2. Sự tương đồng về ngữ nghĩa
Do có sự tƣơng đồng về cấu trúc của từ ngữ, nên sự tƣơng đồng về nghĩa và kết cấu nghĩa của hai ngôn ngữ này cũng khá giống nhau. Đặc biệt, nếu xem xét đặc điểm nghĩa của các từ ghép, chúng ta càng thấy rõ hơn. Các thành tố chính (C) đứng trƣớc trong từ ghép phân nghĩa là thành tố mang nghĩa chỉ loại lớn, còn thành tố phụ (P: P1, P2, P3...) lại mang nghĩa chỉ loại nhỏ hoặc tiểu loại thuộc loại lớn đó. Ví dụ, hãy so sánh các cặp từ chỉ lúa gạo và sản phẩm từ lúa gạo dƣới đây ở tiếng Tày và tiếng Việt:
khẩu hua lúa muộn khẩunà lúa nƣớc khẩu khủa cơm rang
pẻng coóc mò bánh sừng bò pẻng chen bánh rán chảo cáy cháo gà
chảo đai cháo hoa ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
62
Do đặc điểm tƣ duy mà phƣơng thức định danh các từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của cƣ dân thể hiện trong hai ngôn ngữ có nhiều điểm tƣơng đồng. Chẳng hạn, phƣơng thức định danh dựa vào đặc tính,
cách thức, mục đích sử dụng để gọi tên các sản phẩm của khẩu theo tính chất,
cách thức chế biến và mục đích sử dụng khác nhau. Ta hãy xem cách định danh các loại khẩu (thóc, gạo, cơm) trong tiếng Tày và Việt:
Tày Việt
khẩu chăm (thóc, gạo, cơm + tẻ) thóc tẻ, gạo tẻ, cơm tẻ
khẩu pẳn (cơm + nắm) cơm nắm
khẩu khủa (cơm + rang) cơm rang
khẩu lam (cơm + lam) cơm lam
Hay phƣơng thức định danh dựa vào đặc điểm hay nguyên liệu phụ khi chế biến sản phẩm.
chảo đai (cháo + không) cháo hoa
chảo lây (cháo + lƣơn) cháo lƣơn
chảo tắc kè (cháo + tắc kè) cháo tắc kè
lẩu ngù (rƣợu + rắn) rƣợu rắn
lẩu da (rƣợu + thuốc) rƣợu thuốc
pẻng đắng (bánh + nƣớc tro) bánh tro
pẻng khỉ mạ (bánh + lá khúc) bánh khúc
pẻng rày (bánh + trứng kiến) bánh trứng kiến
và cả phƣơng thức định danh dựa vào đặc điểm về thứ hạng sản phẩm hay đặc điểm riêng của nguyên liệu phụ. Các từ ngữ này đƣợc thể hiện rõ qua cách định danh các loại lẩu (rƣợu) trong tiếng Tày. Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
63
lẩu ết (rƣợu + nhất) rƣợu nƣớc đầu
lẩu nhỉ (rƣợu + hai ) rƣợu nƣớc hai
lẩu slam (rƣợu + ba) rƣợu nƣớc ba
Bên cạnh đó, phƣơng thức định danh dựa vào đặc điểm hình dáng của sự vật. Ví dụ:
pẻng coóc mò (bánh + sừng + bò): bánh sừng bò