Quan hệ ngôn ngữ và văn hóa

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt) (Trang 42 - 43)

6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.4.2.Quan hệ ngôn ngữ và văn hóa

Nhƣ phần 1.4.1 chúng tôi đã trình bày, văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm vật chất (văn hóa vật chất) và những sản phẩm tinh thần (văn hóa tinh thần). Văn hóa tinh thần có nhiều biểu hiện, trong đó có ngôn ngữ.

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữ ngôn ngữ và văn hóa, các nhà khoa học đều thừa nhận rằng giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Chúng phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Ngôn ngữ gần nhƣ là cơ sở, là nền tảng của văn hóa. Văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ (x. [55]; [10]).

Ngôn ngữ là một thành tố quan trọng nhất của văn hóa. Nhƣng ngôn ngữ lại cũng là thành tố độc lập với văn hóa. Lê Văn Chiến đã nhận xét nhƣ sau: “Ngôn ngữ, nói chính xác, là một hiện tƣợng văn hóa, nằm trong văn hóa. Văn hóa có ngoại diên lớn, trong khi đó ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhƣng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau” [10, 51].

Ngôn ngữ thuộc phạm trù văn hóa, là một hiện tƣợng văn hóa nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hóa cũng đều tƣơng tự nhƣ đặc tính, thuộc tính của ngôn ngữ và ẩn chứa trong ngôn ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

của văn hóa nhƣng lại là phƣơng tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của các thành tố trong văn hóa; là chỗ bảo lƣu lâu dài và truyền đạt các truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác; là công cụ thể hiện những thành tố đặc trƣng của văn hóa cộng đồng.

Với chức năng là phƣơng tiện cơ bản và quan trọng nhất của việc giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng, ngôn ngữ trong hoạt động hành chức luôn phải chịu sự chi phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hóa cộng đồng.

Tóm lại, ngôn ngữ là một hiện tƣợng của văn hóa, là sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo của con ngƣời. Chúng tạo nên những giá trị không ai phủ nhận đƣợc. Qua ngôn ngữ, chúng ta nhận ra những nét văn hóa riêng của một dân tộc, trong đó có dân tộc Tày.

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt) (Trang 42 - 43)