6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.2.1. Đặc điểm phƣơng thức canh tác nông nghiệp
Có thể nói, đặc điểm cƣ trú và phƣơng thức canh tác nông nghiệp thể hiện rõ nét văn hóa ứng xử với môi trƣờng sinh thái của ngƣời Tày qua các từ ngữ biểu thị tên gọi cây lúa liên quan tới đặc điểm miêu tả loại hình gieo trồng lúa. Đó chính là đặc điểm cƣ trú ở vùng trung du và thƣợng du, nơi có những thung lũng nằm giữa vùng núi đồi. Trong điều kiện môi trƣờng nhƣ vậy, ngƣời Tày đã biết cách trồng những giống lúa nƣớc phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, địa hình. Đó là việc họ biết khai thác địa hình bằng phẳng của thung lũng - nơi cƣ trú - sử dụng kinh nghiệm ứng xử với môi trƣờng: dễ giữ nƣớc với hệ thống mƣơng phai, cọn nƣớc để phục vụ cho việc trồng lúa nƣớc. Và họ sử dụng những kinh nghiệm ấy để có đƣợc lúa trồng dƣới nƣớc. Các từ chỉ tên gọi cây lúa thông qua đặc điểm miêu tả loại hình gieo trồng. Đó
là tạo ra ruộng để trồng lúa nƣớc qua các từ khẩu nà, chả nặm. Thế nhƣng,
do điều kiện địa hình thung lũng không đủ đất canh tác ruộng trồng lúa nƣớc, ngƣời Tày đã biết kết hợp sử dụng các khu đất trên đồi núi thoai thoải, không quá dốc để tạo nên những mảnh "ruộng cạn" trồng lúa, tăng khả năng cung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
70
cấp lƣơng thực cho cuộc sống. Và chính cách ứng xử với môi trƣờng để có thêm lúa, trong tiếng Tày có các từ chả bốc, khẩu rẩy phản ánh kết quả hoạt
động ấy. Chính qua các từ khẩu nà, chả nặm, chả bốc, khẩu rẩy, ngƣời ta
có thể hiểu đƣợc đặc điểm định cƣ vùng trung du và thƣợng du của cƣ dân Tày. Và cũng chính điều kiện địa hình nơi định cƣ ấy, cƣ dân phải biết cách ứng xử với môi trƣờng sống, tạo nên phƣơng thức canh tác không chỉ ở nơi thung lũng để trồng lúa nƣớc, mà còn biết cách tạo ra những khu rẫy, nƣơng để có thể trồng lúa cạn, cùng với các loại rau quả cần thiết phục vụ cho nhu cầu sống hàng ngày.