Văn hóa tâm linh

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt) (Trang 87)

6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

3.2.4. Văn hóa tâm linh

Con ngƣời sản xuất ra của cải vật chất không phải chỉ để hƣởng thụ mà họ còn có những nhu cầu khác về văn hóa tinh thần. Đó có thể chỉ là những cầu mong, ƣớc muốn, nhất là khi họ phải đối mặt với tự nhiên, nhƣng cũng có khi là sự mong muốn cho con ngƣời biết ứng xử với xã hội. Các loại khẩu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

nua, pẻng của ngƣời Tày thể hiện rất rõ những mong muốn mang tính tâm linh của họ. Dƣới đây là một số loại bánh đƣợc làm từ lúa gạo gắn liền với văn hóa tâm linh của ngƣời Tày.

Ngƣời Tày có rất nhiều loại bánh khác nhau. Có những loại pẻng ngoài

việc đƣợc sử dụng trong đời sống hàng ngày, chúng còn đƣợc sử dụng gắn

với lễ nghi mang tính tâm linh, nhƣ: pẻng cooc mò (bánh sừng bò), pẻng cao

(bánh khảo), pẻng tằn (bánh giầy), pẻng to hom (một loại bánh chƣng)…

Pẻng Cooc mò trong tiếng Tày có nghĩa là bánh sừng bò. Trông pẻng cooc mò chẳng khác gì sừng bò. Ngƣời Tày thƣờng gói pẻng cooc mò để ăn khi đi đƣờng xa, dùng làm quà khi đi thăm nhau (bà đi thăm cháu, bạn bè

thăm nhau...). Đặc biệt trong lễ đầy tháng trẻ em ngƣời Tày thì pẻng cooc mò

là thứ không thể thiếu đƣợc.

Trong lễ đầy tháng của trẻ em (có nơi gọi là tuổn bƣơn, có nơi gọi là

ma nhét - đƣợc đọc chệch từ chữ “mãn nguyệt” nghĩa là "đầy tháng"), ngƣời Tày dùng pẻng cooc mò để "hoàn phúc" cho những ngƣời đến dự lễ. Ngƣời Tày có tục lệ: khi ngƣời phụ nữ mới sinh con, anh em, họ hàng, làng xóm thƣờng mang gà, gạo nếp đến biếu, tặng để sản phụ bồi dƣỡng sức khỏe. Vào ngày lễ đầy tháng đó, pẻng cooc mò có thể đƣợc để trong những chiếc dậu (giống nhƣ một loại sọt ở vùng ngƣời Kinh) đặt trƣớc cửa. Một ngƣời trong

gia đình sẽ thay mặt em bé đƣa pẻng cooc mò cho mọi ngƣời và nói lời cảm

ơn. Hoặc pẻng cooc mò có thể đƣợc để sẵn trên các mâm cỗ. Mỗi mâm

thƣờng có tám xâu pẻng cooc mò, mỗi xâu có ba chiếc. Khi ăn cỗ xong, mọi

ngƣời sẽ tự cầm bánh về nhà. Những xâu bánh đó đƣợc coi là quà của đứa trẻ cho mọi ngƣời. Qua thủ tục này, ngƣời ta mong muốn khi đứa trẻ khôn lớn sẽ biết tôn trọng mọi ngƣời, biết đáp lại tình thƣơng yêu mà họ hàng, dân bản và cả cộng đồng đã dành cho em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

Pẻng cooc mò còn đƣợc dùng trong đám cƣới. Ở đám cƣới, nhà trai

mang đến nhà gái một mâm bánh đƣợc gọi là bâm cooc mò (mâm bánh

“cooc mò”), và ngƣời ta sẽ đặt nó dƣới bàn thờ. Mâm bánh này gồm có pẻng

cooc mò, hai ống gạo, một mảnh vải hồng, tiền “rằm khâƣ” (khô ƣớt). Mỗi

đồ vật ở trong bâm cooc mò đó có các ý nghĩa văn hóa tâm linh khác nhau:

- Pẻng cooc mò thể hiện niềm mong ƣớc hai gia đình sẽ có thêm thành viên mới trong thời gian tới.

- Hai ống gạo tƣợng trƣng cho cuộc sống no đủ.

- Mảnh vải hồng mang ý nghĩa là khi đi lấy chồng, ngƣời con gái không mang hết phúc lộc của gia đình theo, mà vẫn dành lại một phần cho anh, chị em ruột mình.

- Tiền rằm khâƣ (khô ƣớt) là số tiền mà ngƣời con rể dành cho ngƣời

mẹ vợ, trả ơn ngƣời mẹ đã vất vả nuôi con, nhất là lúc con còn nhỏ, vạt áo mẹ bên khô, bên ƣớt do thấm nƣớc giải của con thơ.

Trƣớc khi cô dâu ra cửa, nhà gái sẽ cử anh trai hoặc em trai của cô dâu

ngồi trƣớc bâm cooc mò để giữ phúc lộc. Nếu gia đình nào không có con trai

thì ngƣời con gái đƣợc gia đình chọn làm ngƣời du rƣờn (ở nhà - ngƣời con

gái lấy chồng nhƣng không về sống ở nhà chồng mà cùng chồng ở lại nhà mẹ

đẻ) sẽ ngồi trƣớc bâm cooc mò. Ngƣời ngồi trƣớc bâm cooc mò không đƣợc

nhìn theo cô dâu, vì ngƣời Tày quan niệm: nếu nhìn theo thì phúc lộc trong gia đình sẽ đi theo ngƣời con gái hết.

Pẻng cao / Pẻng cao bông (bánh khảo) là loại bánh quý của ngƣời Tày. Đây là loại bánh đƣợc làm phổ biến ở vùng ngƣời Tày vào dịp Tết Nguyên Đán và đƣợc dùng để cúng tổ tiên.

Ngƣời Tày dùng loại bánh đóng khuôn vuông làm quà biếu những ngƣời thân hay bạn bè ở xa... Đặc biệt bánh khảo còn đƣợc nhà trai mang theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

làm quà khi đến nhà gái xin lấy lục minh (lục mệnh) - một tờ giấy thổ có ghi

giờ, ngày, tháng, năm sinh bằng chữ Nho. Theo các cụ già kể lại, qua những điệu sli, lƣợn, điệu phong slƣ có thể khẳng định rằng từ rất lâu ngƣời Tày đã khá bình đẳng trong việc lựa chọn bạn đời trăm năm của mình. Nam nữ tự tìm hiểu, thƣơng yêu nhau. Sau khi đi đến thống nhất xây dựng cuộc đời chung, hai bạn trẻ sẽ thông báo cho gia đình biết. Nhà trai sẽ cử một ngƣời đến nhà gái xin lấy lục minh. Khi đi, nhà trai sẽ mang đến nhà gái từ 8 - 10 phong bánh khảo, mấy đồng tiền. Ngƣời ta mang bánh khảo đến với niềm mong ƣớc tình cảm giữa hai gia đình và tình cảm của đôi trẻ sẽ ngọt ngào nhƣ vị ngọt

của bánh. Những đồng tiền không phải là tiền dùng để mua lục minh mà chủ

yếu dùng để thể hiện tình cảm quý trọng của nhà trai đối với số mệnh, cuộc

đời của ngƣời con gái. Nếu lục minh của đôi trẻ không hợp nhau thì nhà trai

sẽ mang trả lại lục minh đó cùng với mƣời phong bánh khảo. Việc làm này

thể hiện quan niệm sống của ngƣời Tày: tuy đôi trẻ không hợp tuổi nhau nhƣng tình cảm giữa hai gia đình vẫn không thay đổi.

Pẻng cao còn đƣợc dùng trong lễ kỷ yên (cầu an) của ngƣời Tày. Thời

gian để làm lễ kỷ yên bắt đầu từ sau Tết Nguyên Đán. Lễ đƣợc tổ chức tùy

thuộc vào việc xem đƣợc ngày hợp với tuổi của gia đình tổ chức lễ nhƣng

không quá tháng Ba. Lễ kỷ yên này đƣợc tổ chức khá lớn. Gia đình mời me

pụt (bà bụt) đến làm lễ, mời hàng xóm đến cùng nghe me pụt. Ngoài các mâm lễ có bầy gạo, gà, thịt lợn, ngƣời ta có một mâm lễ riêng để cầu an. Trên

mâm có Pẻng cao và một chiếc bát có cắm một cành cây hoa mua rừng, một

cây rêu rừng. Pẻng cao tƣợng trƣng cho những sản phẩm quý, màu xanh của

cây lá tƣợng trƣng cho sự yên bình.

Pẻng tằn (hay còn gọi pẻng đéc (bánh giầy) là loại bánh đƣợc ngƣời

Tày sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống. Ngƣời Tày thƣờng làm hai loại pẻng

tằn: loại có nhân (nhân vừng rang chín giã nhỏ trộn với đƣờng hoặc nhân đỗ)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

Pẻng tằn/ pẻng đéc là loại bánh đƣợc sử dụng trong nhiều hình thức lễ

nghi. Để báo tin cho nhà ngƣời con gái biết là lục minh đôi trẻ đã hợp nhau,

gia đình nhà trai sẽ mang đến nhà gái 10 chiếc Pẻng tằn, một đôi gà sống thiến, một đôi gà đã luộc chín, 1/4 con lợn và khoảng 20 cái pẻng to hom

(bánh chƣng) để pao hom (nghĩa là "báo tiếng thơm" cho nhà gái). Trong dịp

pao hom này, nhà trai sẽ thông báo chính thức cho nhà gái ngày ăn hỏi và ngày cƣới.

Ở vùng ngƣời Tày, pẻng tằn/ pẻng đéc thƣờng đƣợc dùng trong lễ ăn

hỏi và lễ cƣới. Khi tổ chức lễ ăn hỏi, ngoài xôi, thịt lợn, trầu, chè, thuốc..., nhà

trai mang đến nhà gái 50 đến 100 chiếc pẻng tằn (gồm hai loại: pẻng tằn

nhân và pẻng tằn không nhân). Nhà gái sẽ dùng pẻng tằn của nhà trai mang

đến để làm quà cho ngƣời thân. Anh em thân thích sẽ đƣợc biếu một chiếc

pẻng tằn nhân đƣờng và hai chiếc pẻng tằn không nhân, còn anh em xa chỉ đƣợc biếu hai chiếc pẻng tằn không nhân. Ngày cƣới, tùy theo yêu cầu của nhà gái, nhà trai sẽ phải đƣa đến cho nhà gái 300 đến 500 chiếc pẻng tằn nhỏ

và khoảng 300 chiếc pẻng to hom (bánh chƣng). Lễ đón dâu của ngƣời Tày

đƣợc tổ chức trang trọng, mang nhiều ý nghĩa. Ngoài các loại bánh nhƣ đã nói ở trên, nhà trai phải mang đến nhà gái hai chiếc pẻng me (bánh mẹ) - bánh giầy to bằng cái sàng (đƣờng kính khoảng 45 - 50cm), bề mặt phía trong đƣợc

nhuộm một lớp phẩm đỏ. Pẻng me đƣợc để trong một gánh mà ngƣời Tày gọi

tháp phẹc, kèm theo đó là hai con gà đã luộc chín, một túm gạo có tiền, một túm vừng, một túm đỗ, hai con cá, hai cây mía có ngọn, hai quả cau. Theo quan niệm của ngƣời Tày, các sản phẩm kèm theo trong tháp phẹc

tƣợng trƣng cho sự sinh sôi nảy nở, sự giàu sang, phú quý, sự ngọt ngào về tình cảm..., cầu mong cho đôi vợ chồng trẻ sẽ luôn luôn hạnh phúc. Các loại

bánh mà nhà trai đƣa đến đƣợc nhà gái dùng để tóp tháp (hoàn trả một phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

85

mang đến một gánh gồm gạo và rƣợu. Tùy theo mức độ thân thích trong dòng họ mà các loại bánh đƣợc tóp tháp khác nhau. Cô, dì, chú, bác là những ngƣời đƣợc một phần của pẻng me, đƣợc pẻng tằn, pẻng to hom và một

chiếc chân giò. Còn những ngƣời họ hàng xa đƣợc nhà gái biếu pẻng tằn

kèm thêm một miếng thịt lợn nhỏ. Sau này, khi đôi vợ chồng trẻ có con,

những ngƣời thân đã đƣợc nhận một phần của pẻng me thì lúc đến thăm trẻ

sơ sinh, ngoài mang gà, gạo nếp tặng sản phụ thì phải có thêm một chiếc tã cho trẻ sơ sinh.

Pẻng tằn / pẻng đéc cũng đƣợc ngƣời Tày dùng trong cả đám tang,

đám giỗ. Khi trong dòng họ có ngƣời chết, ngƣời ta làm mƣời chiếc pẻng tằn

kèm theo một miếng thịt lợn (đã luộc chín) và bày ở phía đầu áo quan. Ngƣời Tày quan niệm thế giới của ngƣời chết cũng có cuộc sống riêng. Khi có ngƣời chết, linh hồn của những ngƣời họ hàng đã chết trƣớc sẽ đến bên cạnh ngƣời vừa chết để dự tiệc, để đón linh hồn của ngƣời chết về với thế giới của họ. Nếu không làm cỗ kịp thì ông bà, tổ tiên của mình sẽ không có mâm cỗ để ngồi, có thể giận và sẽ “phạt” con cháu. Pẻng tằn ở đám tang có hai loại. Thông gia cúng ngƣời đã chết bằng pẻng tằn có nhân đƣờng. Anh em thân

thích cúng bằng loại pẻng tằn không nhân. Trong dịp cúng giỗ tròn (một trăm

ngày, một năm, ba năm ngƣời đã khuất), ngƣời Tày đều làm pẻng tằn/ pẻng

đéc để cúng.

Ngƣời Tày phân biệt bốn loại bánh chƣng: pẻng to hom, pẻng lăng khòng / pẻng toóc, pẻng ben, pẻng cáy. Cơ sở của sự phân biệt này căn cứ vào cách gọi tên theo hình thức và phạm vi sử dụng bánh chƣng trong cuộc sống thƣờng ngày.

Pẻng to hom (một loại bánh chƣng) đƣợc chế biến từ gạo nếp ngon đã vo kỹ, đƣợc gói với nhân thịt mỡ, hạt tiêu, đỗ xanh đãi vỏ và nấu chín. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

86

này chỉ dùng trong hình thức lễ nghi. Ngƣời Tày có tục lệ sầƣ lùa (? ). Sầƣ

lùa là tục khi nhà trai đã lấy lục mệnh của ngƣời con gái về nhà mà chƣa tổ

chức cƣới đƣợc thì vào dịp tết tháng bảy và Tết Nguyên Đán, nhà trai sẽ phải mang lễ sầƣ lùa đến nhà gái. Khi đi lễ, nhà trai mang đến nhà gái khoảng

năm mƣơi chiếc pẻng to hom, mƣời con vịt, mƣời con gà, thịt lợn, pẻng tằn,

pẻng cao... Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, lễ vật nhà trai mang đến nhà gái có thể thấp hơn hoặc cao hơn.

Pẻng to hom thƣờng đƣợc dùng trong lễ cƣới, là lễ của nhà trai mang đến cho nhà gái. Đặc biệt, khi con dâu có mang, nhà gái sẽ mang lễ đến nhà

thông gia để báo tin vui10. Lễ gồm có hai mƣơi chiếc pẻng to hom, bốn mƣơi

chiếc pẻng cáy.

Với các loại khẩu nua, ngƣời ta cũng thấy đƣợc những điều thuộc về

văn hóa tâm linh của ngƣời Tày. Chẳng hạn, khẩu nua đăm đeng là loại xôi

ngũ sắc. Vào ngày giỗ 3/3 âm lịch, ngƣời Tày thƣờng làm khẩu nua đăm đeng với mong muốn thể hiện sự kính trọng, yêu quý tổ tiên hay ngƣời đã khuất. Nhƣ đã nói ở trên, khi muốn chế biến món khẩu nua đăm đeng thì việc để có đƣợc các loại nƣớc màu ngâm gạo, ngƣời ta phải đi rất xa trên núi cao để tìm kiếm các loại lá, hoa đó. Việc tìm kiếm để có đƣợc các nguyên liệu phụ cho việc chế biến khẩu nua đăm đeng ấy thể hiện sự kính yêu, quý trọng, ghi nhớ công ơn của ngƣời đã khuất.

Mò mè - su héc là một loại bánh đƣợc làm dành riêng cho trẻ nhỏ sau tết Nguyên Đán. Bánh có hình thù của những con vật nhƣ: con ngựa, con chó, con chim én, con cá, cái kéo,... Những chiếc bánh hình các con vật này đƣợc gọi là mò mè, còn những vòng tròn nối nhau gọi là su héc (tai chảo). Hình thù các con vật và các đồ vật của bánh rất gần gũi với cuộc sống thƣờng ngày.

10

Theo phong tục cũ, khi cƣới và đón dâu, ngƣời con gái về nhà chồng cho đúng thủ tục. Nhƣng sau đó cô gái lại quay về ở nhà mẹ đẻ mình, và chỉ thỉnh thoảng mới về nhà chồng một vài ngày mà thôi. Chỉ đến khi ngƣời con gái có mang thì gia đình thông gia (nhà trai) mới đón ngƣời con dâu về ở hẳn nhà chồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

87

Bánh đƣợc làm bán trong các phiên chợ xuân đầu năm mới. Trong quan niệm của ngƣời Tày mỗi một con vật, mỗi một đồ vật của bánh đều có một ý nghĩa riêng, một biểu tƣợng văn hóa riêng.

Chim én xuất hiện thƣờng báo hiệu một mùa xuân mới đã đến. Ngƣời ta nặn bánh thành hình con chim én để tƣợng trƣng cho một năm mới với nhiều điều tốt đẹp mới đang bắt đầu đến với các em nhỏ. Còn hình ảnh con cá, một con vật có liên quan đến cơ cấu bữa ăn hàng của những ngƣời dân Tày. Là cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc, ngƣời ta quan niệm rằng bữa ăn tƣơm tất phải đủ ba thứ cơ bản là cá, cơm, rau. Hình ảnh con cá mang ý nghĩa ƣớc mơ về một cuộc sống vật chất đầy đủ trong năm mới mà ngƣời lớn sẽ dành cho các em.

Khi mua bánh mò mè - su héc cho trẻ em, ngƣời Tày thƣờng chọn số

lƣợng các con vật khác nhau tùy theo giới tính của con, cháu mình trong nhà. Nếu đứa trẻ là con trai, ngƣời ta chọn lấy con ngựa nhiều hơn. Nếu đứa trẻ con gái ngƣời ta chọn cái kéo nhiều hơn. Cách lựa chọn này liên quan đến điều kiện, môi trƣờng sống của ngƣời Tày. Trƣớc đây, đồng bào không có các loại phƣơng tiện giao thông hiện đại nhƣ ngày nay, ngựa đƣợc những ngƣời đàn ông Tày dùng làm phƣơng tiện đi lại thăm bạn bè, ngƣời thân hoặc đó là phƣơng tiện đi đến các vùng miền khác để giao lƣu kinh tế, văn hóa. Ngựa còn là phƣơng tiện vận chuyển hàng hóa chở lƣơng thực về bản. Ngƣời ta chọn mua bánh hình con ngựa cho các bé trai với niềm mong ƣớc sau này lớn lên các bé sẽ có điều kiện đƣợc đi xa, có điều kiện đƣợc học hỏi kinh nghiệm sống tốt đẹp ở các vùng khác.

Ngƣời ta lựa chọn bánh hình cái kéo cho các bé gái vì trong quan niệm của ngƣời Tày, chiếc kéo liên quan đến công việc khâu vá, dệt vải. Trƣớc đây, phụ nữ Tày tự trồng bông, dệt vải, tự cắt khâu quần áo cho mình và cho những ngƣời thân trong gia đình. Ngƣời ta đánh giá sự khéo tay của một cô

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)