6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa
Do đặc điểm cấu trúc của quan hệ chính - phụ trong từ ghép mà nghĩa của từ ghép chỉ lúa gạo cũng là từ ghép phụ nghĩa: thành tố P phụ nghĩa cho thành tố C, trong đó, C là thành tố có nghĩa chung chỉ loại lớn, còn P (bao gồm cả P1, P2 ) là những thành tố chỉ loại nhỏ. Trong các từ ghép khẩu sliếu mjều, khẩu vàng lân, khẩu nua thì khẩu là thành tố gốc chỉ loại lớn, còn các thành tố sliếu miều, vàng lân, nua là những thành tố phụ có nghĩa chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
loại khẩu nhỏ, cụ thể. Song ngay trong bản thân những thành tố phụ sliếu mjều, vàng lân thì các thành tố P2 (mjều, lân) lại phụ nghĩa cho thành tố phụ P1 (sliếu, vàng), mà miều là một loại của sliếu, hay lân là một loại của vàng.
Ở các từ chỉ lúa gạo kiểu 3 nhƣ khẩu nua mum, khẩu nua phjẩng ...thì
các thành tố nua, trong khẩu nua mum, khẩu nua phjẩng... lại là thành tố trực tiếp của khẩu, còn các thành tố mum, phjẩng lại là thành tố trực tiếp phụ nghĩa chỉ những loại nhỏ thuộc khẩu nua chứ không phải nua mum, nua phjẩng là những thành tố phụ nghĩa chung cho khẩu nhƣ các từ ở kiểu 2.
Nhận xét:
Qua đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa các từ chỉ lúa gạo trong tiếng Tày, chúng ta có thể thấy:
Thứ nhất, các từ chỉ lúa gạo ở tiếng Tày có 3 mô hình cấu tạo từ khác nhau, và đi kèm với chúng là 3 mô hình ngữ nghĩa cũng khác nhau. Tất cả mô hình ngữ nghĩa của chúng đều là những từ ghép phân nghĩa (theo cách dùng của Đỗ Hữu Châu). Ở những từ kiểu 1, thành tố phụ P trực tiếp phụ nghĩa cho thành tố chính, là một loại nhỏ của C, mà C là loại lớn. Nhƣng ở những từ kiểu 2 thì tuy C là loại lớn, còn P1 và P2 cũng là loại nhỏ thuộc C. Cho dù P1
và P2 cùng là những loại nhỏ thuộc C, nhƣng P2 lại là loại nhỏ thuộc P1 chứ
không phải thuộc C. Còn ở những từ kiểu 3 thì rõ ràng C thuộc loại lớn, P1
thuộc loại nhỏ, còn P2 lại là loại nhỏ hơn thuộc CP1.
Thứ hai: đa số các từ ghép chính phụ đều đƣợc hình thành trên cơ sở các hình vị có nghĩa. Một số ít từ ghép chúng tôi chỉ tìm đƣợc nghĩa của thành tố thứ nhất còn nghĩa của thành tố thứ hai chúng tôi chƣa tìm ra nghĩa thực của chúng. Mặc dù không có nghĩa thực nhƣng những thành tố này vẫn có nghĩa tiềm năng để khu biệt từ. Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
khẩu lào (lúa + ?): nếp con (thứ nếp cho hạt nhỏ, không đƣợc trắng và ăn không dẻo nhƣ nếp cái).
khẩu lâu (lúa + ?): một loại giống lúa tẻ đƣợc gieo cấy vào đầu vụ mùa và thu hoạch sớm nhất trong vụ, hạt gạo nhỏ, dài dùng để thổi cơm.
Thứ ba, thành tố giữ vai trò chính trong từ ghép chính phụ chỉ lúa gạo đều là danh từ chỉ vật. Tính chất, đặc điểm “từ loại” của thành tố chính quy định tính chất từ loại của đơn vị từ ghép, bất kể đơn vị phụ mang tính chất từ loại gì, ví dụ:
khẩu(danh từ) + tác (động từ) khẩu tác (danh từ).
khẩu (danh từ) + nua (tính từ) + hom (tính từ) khẩu nua hom
(danh từ).
Thứ tƣ, nghĩa của thành tố chính, thành tố gốc (C) là cơ sở ý nghĩa của từ ghép. Thành tố phụ (P) chỉ có vai trò khu biệt nghĩa của từ ghép. Ví dụ:
chả nặm (mạ + nƣớc): mạ nƣớc (cây lúa non đƣợc gieo ở ruộng riêng sẽ nhổ lên đi cấy lại khi đến tuổi).
khẩu rẩy (lúa + rẫy, nƣơng): lúa nƣơng (lúa gieo thẳng trên nƣơng, rẫy ở miền núi).
Thứ năm, xét về nguồn gốc của thành tố cấu tạo, từ ghép chính phụ - phân nghĩa chỉ lúa gạo có hai loại:
Từ ghép chính phụ - phân nghĩa có các yếu tố cấu tạo đều là yếu tố gốc Tày, ví dụ: khâu lâu (một loại lúa tẻ), khẩu vàng khéo (một loại lúa tẻ), chả bốc ( mạ nƣơng)...
Từ ghép chính phụ - phân nghĩa có các thành tố cấu tạo bao gồm cả yếu
tố Tày lẫn Hán - Việt. Ví dụ: khẩu nhị ƣu 63 (lúa nhị ƣu 63), khẩu nhị ƣu
838 (lúa nhị ƣu 838)... Những từ ghép mà có các thành tố cấu tạo bao gồm cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
Thứ sáu, các từ ghép phân nghĩa chỉ lúa gạo thuộc kiểu thứ 3 có cách dùng rất linh hoạt ở một số vùng của bản ngữ. Phải chăng, các từ này có xu hƣớng hƣớng về cách cấu tạo từ ghép kiểu 1. Ví dụ:
khẩu nua fầy có thể đƣợc rút gọn là: nua fầy, khẩu fầy.
khẩu nua phjẩng có thể đƣợc rút gọn là: nua phjẩng, khẩu
phjẩng………..
Sở dĩ ngƣời ta có thể rút gọn đƣợc từ ghép chỉ lúa gạo kiểu 3 vì các từ ghép kiểu 3 mà chúng tôi thu thập đƣợc đều là những từ ghép gọi tên các loại
lúa nếp. Hình vị nua khi từ hóa hình vị để dùng độc lập đã mang đủ nghĩa của
từ ghép khẩu nua. Mặt khác, các yếu tố hạn định cho các từ ghép chỉ các
giống lúa tẻ không có các hình vị fầy, phjẩng, mum…