- Mùa bão ở Khánh Hoà thường bắt đầu từ tháng 10 12, trong đó tập trung chủ yếu là vào tháng 11 hàng năm với tổng số khoảng 20 cơn bão, ATNĐảnh h ưở ng đế n
3. Kết luận và kiến nghị
Dự báo hạn cực ngắn cho các hiện tượng khí tượng nguy hiểm như mưa lớn, mưa đá, dông hiện nay của chúng ta chủ yếu dựa trên cơ sở các số liệu bề mặt, tự động, radar vệ tinh từ đó theo dõi, phân tích, đánh giá nhằm phát hiện vùng có khả năng nguy cơ cao cho mây dông và mưa. Từđó ngoại suy đơn giản cho khuynh hướng phát triển và di chuyển của mây dông trong khoảng 1 – 3 giờ tiếp theo. Việc áp dụng mô hình số trị còn nhiều hạn chế và chỉ được sử dụng để dự báo tiếp đến 12 giờ tiếp theo.
Đểđáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao, việc phát triển hệ thống dự báo cực ngắn hoàn chỉnh là một hướng đi đúng đắn. Muốn vậy cần phải có hiểu biết và định hướng đúng trong hướng phát triển dự báo cực ngắn. Chúng tôi nêu ra đây một số kiến nghị sau:
+ Đồng bộ hóa các dạng số liệu quan trắc truyền thống và phi truyền thống, tập trung phát triển mạng quan trắc tự động, có đánh giá chất lượng của số liệu làm đầu vào cho hệ thống dự báo cực ngắn.
+ Xây dựng phương pháp ngoại suy đơn giản trên các sản phẩm của radar, vệ tinh và có kiểm chứng với số liệu quan trắc thực.
+ Nghiên cứu, xây dựng các bộ mô hình số có độ phân giải cao cho khu vực hạn chếđể có thểđưa ra được các sản phẩm dự báo hàng giờ.
+ Song hành với các công việc trên cần có một hệ thống đánh giá cho chất lượng của các sản phẩm đó để tăng độ tin cậy trong các bản tin dự báo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Tân Thanh (2010). Nghiên cứu thử nghiệm dự báo cực ngắn mưa, dông – 2010.
126 Tập 1: Khí tượng - Khí hậu, Khí tượng Nông nghiệp và Biến đổi Khí hậu
2. Trần Duy Sơn (2009). “Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện theo dõi các hiện tượng thời tiết nguy hiểm: tố, lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ bằng hệ thống radar thời tiết TRS-2730”.
3. Conway, B. J. (1998) An overview of nowcasting techniques. In SAF training workshop – Nowcasting and Very Short Range Forecasting, EUMETSAT. 4. Dixon, M., and G. Wiener, 1993: TITAN: Thunderstorm identification
tracking, analysis and nowcasting – a radar-basedmethodology, J. Atmos. Oceanic Tech., 10, 785-797.
5. J.W. Wilson, E. Ebert, T.R. Saxen, R.D. Roberts, C.K. Mueller, M. Sleigh, C.E. Pierce, A. Seed. Sydney 2000 Forecast Demonstration Project: Convective Storm Nowcastting.
6. Li, P. W. and Lai, E. S. T. (2004) Short-range Quantitative Precipitation Forecasting in Hong Kong. J. Hydrol. 288: 189 – 209
7. Linus H. Y. Yeung, W. K. Wong. Applications of the Hong Kong observatory nowcasting system SWIRLS-2 in support of the 2008 Beijing Olympic games 8. Mueller, C., T. Saxen, R. Robert, 2003: NCAR Auto-Nowcast system, Wea.
Forecasting, 18: 545-561
9. P.W. Li & Edwin S. T. Lai (2005). Application of radar-based nowcasting techniques for mesoscale weather forecasting in Hong Kong.
10. Seed, A.W., 2003. A dynamic and spatial scaling approach to advection forecasting. J. appr. Meteor., 42: 381 – 388.
ABOUT VERY SHORT RANGE WEATHER FORECASTING, WARNING SYSTEMS FOR VIETNAM WARNING SYSTEMS FOR VIETNAM
Tran Dinh Trong (1), Nguyen Ngoc Bich Phuong (1);Vu Anh Tuan (2)
(1) Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Environment (2) Central Hydro-Meteorological forcasting center
This paper focuses on the forecasting system for VSRF from receiving monitoring data, process and issue alerts and newsletters very short –term predicted. The characteristics and details of the forecasting system in the advanced countries in the world to the asymptotic prediction problem on very short range forecasting are analyzed and commented. The article also goes into studying the issue very short-term forecasts in our country today, analyzes the problems existing in the process of doing profectional thenceforward petiting the proposal methods of warning systems, the very short range forecasting for dangerous medium scale weather phenomena: rain, heavy rain; hail, thunderstorms in Vietnam in the near future.
Tập 1: Khí tượng - Khí hậu, Khí tượng Nông nghiệp và Biến đổi Khí hậu 127
NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ XÁC ĐỊNH LOẠI HÌNH THẾ THỜI TIẾT GÂY MƯA LỚN TRÊN KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN GÂY MƯA LỚN TRÊN KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN
VIỆT NAM
Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Văn Hưởng, Bùi Minh Tăng, Võ Văn Hòa
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương
Nghiên cứu phân tích và phân loại các loại hình thế thời tiết gây mưa lớn diện rộng trên khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong 10 năm gần đây (2001 - 2010), từđó tìm ra quy luật hoạt động của các loại hình thế thời tiết có khả năng gây mưa lớn diện rộng khi hoạt động độc lập hoặc có sự kết hợp với các hệ thống thời tiết khác, thời gian tồn tại và kết thúc đối với mỗi một đợt mưa do các loại hình thời tiết gây ra làm tiền đề cho các mục
đích nghiên cứu sau này về phương pháp dự báo chúng là mục đích chính của báo cáo này. Từđó nâng cao chất lượng dự báo, giúp cho các cơ quan chỉđạo có định hướng đúng trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do mưa lớn gây ra cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
1. Mởđầu
Địa hình các tỉnh miền Trung có đồi núi khá phức tạp bao gồm hệ thống dãy núi Trường Sơn kéo dài từ Thanh Hoá đến vùng cao nguyên Kon Tum và nhô dần ra sát biển tạo nên nhiều mũi, nhiều đèo chia miền Trung thành những vùng khí hậu khác nhau. Tính phức tạp đa dạng của địa hình, hướng bờ biển của miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết và chế độ khí hậu. Tuy nhiên khi dự báo thời tiết nói chung và dự báo thời tiết cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nói riêng ngoài việc đánh giá đúng xu thế và hệ thống thời tiết khống chế trên một khu vực rộng lớn cần thiết phải lưu ý tính chất địa hình và đặc thù riêng nhưng mang rõ tính quy luật đối với các loại thời tiết khác nhau. Chẳng hạn, trong trường hợp bão, ATNĐ ảnh hưởng đến miền Trung thì thường gió mạnh mở rộng ra phía bắc và thu hẹp đáng kể ở phía nam và cần xác định rõ khả năng bão, ATNĐđổ bộở phía bắc hay phía nam của đèo, bởi lẽ hiệu ứng của đèo rất lớn trong việc phân bố gió mạnh hay mưa lớn.
Nghiên cứu phân tích và phân loại hình thế gây mưa lớn diện rộng trên khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong 10 năm gần đây (2001 - 2010), từđó tìm ra được nguồn gốc và quy luật hoạt động của các loại hình thế thời tiết có khả năng gây mưa lớn diên rộng khi có hoặc không có sự kết hợp với các hệ thống thời tiết khác, thời gian tồn tại và kết thúc đối với một đợt mưa lớn diện rộng do các loại hình thế thời tiết gây ra làm tiền đề cho các mục đích nghiên cứu sau này về phương pháp dự báo chúng là mục đích chính của báo cáo nghiên cứu này. Từđó nâng cao chất lượng dự báo giúp cho các dự báo viên có một cái nhìn khách quan về các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa lớn diện rộng cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên, từ đó giúp cho các cơ quan chỉ đạo ở trung ương và địa phương có định hướng đúng trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do mưa lớn gây ra trên các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
128 Tập 1: Khí tượng - Khí hậu, Khí tượng Nông nghiệp và Biến đổi Khí hậu