Khản ăng mô phỏng cực trị nhiệt độc ủa mô hình PRECIS

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 48 - 52)

3.1. Kh năng mô phng nhit độ thp nht và các đặc trưng liên quan

Mô phỏng từ mô hình PRECIS cho thấy khuynh hướng sai số hệ thống là không rõ ràng và không thống nhất giữa các khu vực nghiên cứu đối với nhiệt độ thấp nhất (Tm). Thường ở Bắc Bộ, Tm mô phỏng bằng PRECIS thấp hơn so với thực tế và ngược lại ở phía Nam lãnh thổ. Kỹ năng mô phỏng của mô hình PRECIS đối với nhiệt độ thấp nhất khả quan ở Bắc Trung Bộ và Nam Bộ, trong khi đó kỹ năng mô phỏng kém hơn ở vùng Nam Trung Bộ, sai số quân phương RMSE trên 4oC (Hình 2a).

Chỉ số ME đối với số ngày có nhiệt độ thấp nhất dưới ngưỡng 10oC (nTm10) và 13oC (nTm13) mang dấu dương ở cả 4 vùng khí hậu phía Bắc chứng tỏ mô hình mô phỏng đặc trưng này thường cao hơn thực tế ở đây. Cần lưu ý là ngày có nhiệt độ thấp nhất dưới ngưỡng 10oC và 13oC hầu như không xuất hiện ở khu vực phía Nam lãnh thổ, ngoại trừ một vài ngày ở vùng núi cao thuộc Tây Nguyên. Về biên độ sai số, mô phỏng nTm10 nTm13 cho sai số quân phương lớn nhất tại khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Bộ, RMSE xấp xỉ 3 ngày (Hình 2b, 2c).

Kết quả mô phỏng số ngày có nhiệt độ thấp nhất dưới ngưỡng 15oC (nTm15) cho thấy, mô hình PRECIS mô phỏng đặc trưng này thường cao hơn so với thực tế ở các vùng khí hậu phía Bắc và thấp hơn so với thực tếở Tây Nguyên. Sai số mô phỏng từ 3-5 ngày (Hình 2d).

Khi tăng ngưỡng nhiệt độ thấp nhất lên 25oC (nTm25), khu vực phía Nam lãnh thổ cho khả năng mô phỏng của PRECIS kém hơn so với các khu vực phía Bắc. Sai số cao nhất thuộc Nam Trung Bộ và Nam Bộ, có thểđến 10 ngày. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ là những nơi thường có số ngày nhiệt độ thấp nhất dưới ngưỡng 25oC thực tế cao hơn so với mô phỏng. Các khu vực khác có xu thế ngược lại, số liệu thống kê từ sản phẩm của PRECIS thường lớn hơn so với thực tế (Hình 2e).

Sai số mô phỏng số đợt rét hại (3 ngày liên tiếp trở lên có nhiệt độ trung bình ngày nhỏ hơn hoặc bằng 13oC) - SĐRH trong năm chỉ vào khoảng 0,5-0,6 đợt ở Tây

Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu 49 Bắc, Đông Bắc Bộ và Đồng Bằng Bắc Bộ. Sai số này vào khoảng 0,3 đợt ở Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. SĐRH không có ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Hình 2f).

3.2. Kh năng mô phng nhit độ cao nht và các đặc trưng liên quan

Chỉ số RMSE đối với nhiệt độ cao nhất (Tx) dao động trong khoảng 0-1oC ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và lớn hơn, từ 3-5oC ở Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ. Mô hình có xu hướng mô phỏng Tx thấp hơn thực tế ở Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và ngược lại ở các vùng khí hậu khác, đặc biệt là ởĐông Bắc Bộ (Hình 3a).

Phân bố các chỉ số ME đối với số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 30oC (nTx30) cho thấy mô hình thường mô phỏng đặc trưng này thấp hơn so với thực tếở tất cả các vùng khí hậu (Hình 3b). Tuy nhiên nếu tăng ngưỡng Tx lên 35oC (chỉ tiêu xác định

a) b)

Hình 2. Chỉ số ME và RMSE trung bình cho 7 vùng khí hậu đối với nhiệt độ thấp nhất, số

ngày có nhiệt độ thấp nhất dưới ngưỡng (100C, 130C, 150C, 250C) và sốđợt rét hại c) d)

50 Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu

ngày nắng nóng) thì lại nhận được bức tranh ngược lại: nTx35 thực tế thấp hơn so với mô phỏng (Hình 3c). Sai số nói chung của các đặc trưng nêu trên (nTx30, nTx35) dao động từ 0,5-1 ngày (Hình 3b,c).

Nếu quy ước đợt nắng nóng xuất hiện khi ba ngày liên tiếp trở lên có Tx bằng hoặc lớn hơn 35oC thì có thể thấy, mô hình thường mô phỏng số đợt nắng nóng (SDNN) cao hơn so với thực tếở tất cả các vùng khí hậu với sai số bình phương trung bình dưới 0,5 đợt (Hình 3d).

4. Kết luận

Nhìn chung, mô hình PRECIS mô phỏng khá tốt các cực trị nhiệt độ như nhiệt độ thấp nhất, cao nhất và các đặc trưng thống kê liên quan. Sai số trong mô phỏng nhiệt độ thấp nhất lớn hơn so với nhiệt độ cao nhất ở hầu hết các vùng khí hậu, ngoại trừĐông Bắc Bộ. Xu hướng của sai số hệ thống là không rõ ràng ở các vùng khí hậu đối cả hai cực trị nhiệt độ nêu trên, khi thì sản phẩm của mô hình cao hơn thực tế, khi thì ngược lại. Mô hình PRECIS thường mô phỏng số ngày có nhiệt độ thấp nhất dưới ngưỡng và nhiệt độ cao nhất vượt ngưỡng cao hơn so với thực tế.

Các thông tin đánh giá về khả năng mô phỏng cực trị nhiệt độ của mô hình PRECIS rất có ý nghĩa trong việc khai thác các sản phẩm của mô hình nhằm nghiên cứu khí hậu nói chung và biến đổi khí hậu nói riêng ở các vùng khí hậu của Việt Nam.

Hình 3. Chỉ số ME và RMSE trung bình cho 7 vùng khí hậu đối với nhiệt độ cao nhất, số

ngày có nhiệt độ cao nhất vượt ngưỡng (300C, 350C) và sốđợt nắng nóng a) b)

Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Văn Tân (2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng mô phỏng và giải pháp chiến lược ứng phó. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Nhà nước KC08.29/06-10

2. Nguyễn Văn Thắng (2005), Nghiên cứu các hiện tượng cực đoan (cực trị khí hậu và thiên tai thời tiết) phục vụ phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai ở thành phố Hà Nội. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Nhà nước

3. Kiều Thị Xin, Trần Ngọc Anh, Lê Công Thành, Phan Văn Tân. 2000. Về thử nghiệm mô phỏng mưa trên lãnh thổ Việt Nam bằng mô hình mô phỏng khí hậu khu vực RegCM. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 7 (475), tr. 10-18.

4. Jones RG, Noguer M, Hassell DC, Hudson D, Wilson SS, Jenkins GJ, Mitchell JFB (2004) Generating high resolution climate change change scenarios using PRECIS. Met Office Hadley Centre, Exeter, UK

5. Yanjun Jiao. 2006. An Investigation of Summer Precipitation Simulated by the Canadian Regional Model. Weather and Forecasting, Volume 134, pp. 919 – 932.

6. Liang Xin-Zhong. 2004. Regional climate model simulation of US precipitation during 1982 – 2002. Part I: Annual cycle, J. Clim., Vol.17, pp. 3510 – 3529.

EVALUATION OF TEMPERATURE EXTREMES PREDICTABILITY OF PRECIS MODEL OF PRECIS MODEL

Nguyen Thi Hoan, Le Duy Điep, Nguyen Đang Mau, Truong Ba Kien, Mai Van Khiem

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Environment

The purpose of this study was to evaluate the temperature extremes predictability of ability of regional climate model such as number of days a number of days with minimum temperature below the threshold (10, 13, 15, 25°C), the highest temperature exceeds thresholds (30, 35°C). Temperature simulations of PRECIS model during period of 1989- 2000 were assessed using statistical indices ME and RMSE over 7 climate region of Vietnam, with about 40 station representatives. Results indicate that model simulations well agree with observation.However. there is a slight overestimatation of thresholds of temperatures.

52 Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu

NGHIÊN CỨU XU THẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO, ATNĐẢNH HƯỞNG ĐẾN KHU VỰC TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN KHU VỰC TỈNH KHÁNH HOÀ

Trần Văn Hưng

Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Trung Bộ, Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia

Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ), là hiện tượng thiên tai cực kỳ nguy hiểm, kèm theo gió mạnh là mưa lớn, sóng cao, nước biển dâng.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu và các nhận định khác nhau vềđặc điểm biến động và xu thế biến đổi của bão và áp thấp nhiệt đới đến Biển Đông và vùng biển Việt Nam. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu biến động của những cơn bão có khả năng gây ảnh hưởng đến Khánh Hoà. Theo kết quả nghiên cứu thì hàng năm có khoảng 01 XTNĐ ảnh hưởng đến Khánh Hoà và 0,43 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào Khánh Hoà.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)