- Mùa bão ở Khánh Hoà thường bắt đầu từ tháng 10 12, trong đó tập trung chủ yếu là vào tháng 11 hàng năm với tổng số khoảng 20 cơn bão, ATNĐảnh h ưở ng đế n
2. Thiết kế thí nghiệm
2.1. Trường hợp mưa lớn tại miền Trung Việt Nam
Hiện tượng mưa lớn diện rộng được lựa chọn để kiểm tra khả năng dự báo của COSMO so với HRM. Khu vực nghiên cứu là miền Trung Việt Nam với một hệ thống địa hình hết sức phức tạp. Khu vực Miền Trung là vùng khá hẹp, nằm dọc Biển Đông ở khoảng giữa vĩ độ 10.5o bắc và vĩ độ 20o bắc - nơi thời tiết thường xuyên chịu tác động bởi các hoàn lưu nhiệt đới có bắt nguồn từ ngoài biển. Tại khu vực này với hệ thống sông rất dốc, các hiện tượng lũ lụt nghiêm trọng có xu thế xảy ra liên quan tới hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ). Khoảng thời gian thử nghiệm là 14/10/2010 đến 19/10/2010. Trong thời điểm này, Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi một số hệ thống chính như không khí lạnh phía bắc và ICTZ. Hình 2.1 và 2.2 minh họa áp suất mực mặt biển và ảnh mây vệ tinh kênh phổ hồng ngoại cho ngày 14/10/2010. Nguyên nhân chính gây ra mưa lớn trong đợt này tại miền Trung là ITCZ. Lượng mưa trung bình ngày trên toàn thời đoạn phổ biến ở mực 100mm đến 150mm. Lượng mưa cao nhất lên đến 200-250mm xảy ra gần tỉnh Hà Tĩnh. Từ Vinh đến Quảng Bình, trung bình lượng mưa tích lũy là 120-140mm/ngày.
Hình 2.1. Bản đồ phân tích trường áp suất bề mặt mực biển ngày 14/10/2010 (Phân tích trên lưới mô
hình toàn cầu GME của Đức)
Hình 2.2. Ảnh mây vệ tinh MTSAT-2 kênh phổ hồng ngoại IR1 14/10/2010
2.2. Cấu hình của các mô hình thử nghiệm
Với mục tiêu so sánh giữa HRM và COSMO, bốn trường hợp thử nghiệm được lựa chọn, một số đặc điểm chính được tổng kết trong bảng 2.1. Vùng tính toán của HRM và COSMO được minh họa trong hình 2.3.
Tập 1: Khí tượng - Khí hậu, Khí tượng Nông nghiệp và Biến đổi Khí hậu 115
Bảng 2.1. Cấu hình các mô hình thử nghiệm
] Mô hình Độ phân
giải ngang Slơưđồu ẩđốm i Điều kiện biên và ban đầu điều kiện
HRM HRM 14km Tiedtke GME, 30km, cập nhật biên
03 tiếng một
COSMO_14km_TD COSMO 14km Tiedtke GME, 30km, cập nhật biên 03 tiếng một
COSMO_14km_KF COSMO 14km Kain-
Fritsch GME, 30km, c03 tiếng mập nhột ật biên
COSMO_7km COSMO 7km Tiedtke COSMO_14km_TD, cập
nhật biên 01 tiếng một
Hình 2.3. Minh họa các vùng tính toán của HRM và COSMO
2.3. Số liệu quan trắc sử dụng trong đánh giá
Để đánh giá kết quả dự báo mưa của các trường hợp thử nghiệm dự báo, khoảng 40 trạm quan trắc synop được sử dụng trên khu vực miền Trung. Phân bố của các trạm quan trắc và địa hình miền Trung
được minh họa trong hình 2.4. Đối với đánh giá sai số về lượng mưa dự báo, đại lượng sai số quân phương trung bình (RMSE) được sử dụng trong cả hai thời hạn dự báo 24h và 48h. Giá trị dự báo được nội suy theo phương pháp điểm gần nhất về trạm quan trắc. Đối với đánh giá dự báo hiện tượng mưa, bảng phân loại quan trắc/dự báo theo ngưỡng mưa (contingency table) được đưa ra đối với một số ngưỡng mưa cho trước. Trong báo cáo này chúng tôi sử dụng 8 ngưỡng mưa tích lũy 24 giờ gồm: 10mm, 30mm, 50mm, 80mm, 120mm, 150mm, 180mm và 210mm.