Xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ vào đất liền Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 143 - 144)

- Mùa bão ở Khánh Hoà thường bắt đầu từ tháng 10 12, trong đó tập trung chủ yếu là vào tháng 11 hàng năm với tổng số khoảng 20 cơn bão, ATNĐảnh h ưở ng đế n

3.Xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ vào đất liền Việt Nam

Năm 2011 có 3 cơn bão đổ bộ vào đất liền Việt Nam, đó là các cơn bão số 3 (NOCK-TEN), bão số 4 (HAITANG), bão số 5 (NESAT) (Bảng 3).

Bảng 3. Bão và ATNĐđổ bộ vào đất liền Việt Nam năm 2011

Tên bão Cường độđổ bộ Phạm vi hoạt động

Tháng Số Quốc tế Tên Quốc tế Số Việt Nam Cấp bão đổ bộ Pmin (hPa) Vmax (kts) Nơi phát sinh (0N; 0E) Nơi kết thúc (0N;0E) VII 1108 NOCK-TEN Số 3 TS 992 40 12,7-128,1 18,0-102,1

144 Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu

IX 1118 HAITANG Số 4 TS 1000 35 15,8-110,9 16,6-107,5

IX 1117 NESAT Số 5 TS 998 35 12,6-139,2 21,5-106,2

- Bão số 3 (NOCK-TEN): Hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ở vùng biển ngoài khơi Philippin. Hồi 13h ngày 25/VII vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,10N - 127,40E. Áp thấp nhiệt đới này mạnh lên thành bão vào sáng sớm ngày 26/VII. Bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 15km và đi vào Biển Đông vào sáng ngày 28/VII. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 giật cấp 11,12. Đêm ngày 29/VII bão đổ bộ vào khu vực phía Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Đến chiều tối ngày 30/VII bão đổ bộ vào địa phận các tỉnh từ Thanh Hóa đến Nghệ An và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và sau đó suy yếu thành một vùng thấp di chuyển theo hướng Tây và tan dần trên khu vực Trung Lào. Bão số 3 đã gây ra gió mạnh ở một số nơi như: Thái Bình 16m/s (cấp 7), giật 20m/s (cấp 8), ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) có gió mạnh 17m/s ( cấp 7), giật 22m/s (cấp 9), Hòn Ngư (Nghệ An) 18m/s (cấp 8), giật 22m/s (cấp 9). Một số nơi có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa phổ biến từ 50 – 100mm, riềng một số nơi có mưa rất to như: Thành phố Vinh 208mm; Hòn Ngư (Nghệ An) 240mm; Linh Cảm (Hà Tĩnh) 178mm; Tuyên Hóa (Quảng Bình) 101mm.

- Bão số 4 (HAITANG): Sáng 24/IX một áp thấp ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đến Đà Nẵng đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 7h sáng ngày 24/IX vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,60N – 1110E. Sáng ngày 25/IX áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là HAITANG. Bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km. Hồi 04 giờ ngày 27/IX vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,70N; 108,30E trên vùng ven bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/h), giật cấp 9. Bão đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi sâu vào đất liền trở thành một vùng áp thấp và tan trên địa phận Trung Lào. Bão số 4 đã gây ra gió mạnh ở một số nơi như: đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh 14m/s (cấp 7); ở Cồn Cỏ gió 11m/s (cấp 6), giật 18m/s (cấp 8); Đông Hà (Quảng Trị) 11m/s (cấp 6), giật 16m/s (cấp 7). Các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có mưa to đến rất to, lượng mưa từ ngày 26 đến 7h ngày 27/IX phổ biến trong khoảng từ 100 - 200mm; một số nơi có mưa lớn hơn như: Hải Tân (Quảng Trị) 212mm; Nam Đông (Huế) 310mm; thành phố Huế 216mm.

- Bão số 5 có tên quốc tế là NESAT hình thành ở vùng biển ngoài khơi phía Đông Philippin. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 143 - 144)