Đặc điểm mùa bão ở Khánh Hoà

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 54 - 56)

Khánh Hoà là tỉnh ven biển thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, có bờ biển dài hơn 200km là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều của bão, ATNĐ. Mùa bão ở Khánh Hòa được xác định từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm và xuất hiện nhiều nhất là tháng 10 và tháng 11, nhưng cũng có năm tháng 3, tháng 6 đã có bão đổ bộ. Đặc biệt ở các tỉnh Trung Bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng, mùa bão xảy ra trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa Đông, và dải hội tụ nhiệt đới theo chu kỳ khí hậu tự nhiên có trục đi qua các tỉnh Trung Bộ- Nam bộ. Do đó tổ hợp kết hợp giữa bão, ANTĐ với các hình thế thời tiết khác như không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới hay các nhiễu động nhiệt đới luôn là những nguyên nhân gây ra các đợt mưa lũ lớn là xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan và nguy hiểm.

Theo số liệu nghiên cứu thời kỳ từ năm 1977 đến nay tần suất xuất hiện của bão, ATNĐ ảnh hưởng đến tỉnh vào tháng 11 là khoảng 20 cơn, tiếp đến là tháng 10 là

V IVI VI VII IX V X XI, XII

Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu 55 8 cơn, còn lại là vào các tháng 3, 6, 12 khoảng từ 1 – 5 cơn; trung bình năm tần suất bão, ATNĐ xuất hiện ảnh hưởng đến tỉnh Khánh Hoà là khoảng 1 cơn , tuy nhiên đổ bộ trực tiếp vào thường không lớn với tần suất là khoảng 0,49 cơn (Bảng 3). Tháng bị ảnh hưởng nhiều nhất của bão, ATNĐ là tháng 11 với tần suất là 0,37. Khi bão ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực thường gây ra mưa to, gió lớn và kèm theo sau đó là lũ đặc biệt lớn điển hình như năm 1998, 2009.

Bão số 7 (FAITH) đổ bộ vào bắc Khánh Hòa - nam Phú Yên khoảng 8h sáng ngày 14/12/1998. Do ảnh hưởng kết hợp của bão và KKL tăng cường nên khu vực có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa 5 ngày (10 - 14/12/1998) các nơi phổ biến từ 200 - 370mm, lũở các sông tỉnh Khánh Hoà vượt báo động III từ 1,28 - 3,12m.

Bão số 11 (MARINAE) đổ bộ vào bắc Khánh Hoà - nam Phú Yên vào lúc 14 giờ ngày 2/11/2009 gây ra gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11 ở Khánh Hòa. Cụ thể tại Tuy Hòa giật 33m/s và Nha Trang giật 22m/s. Do ảnh hưởng kết hợp của hoàn lưu bão số 11 với KKL tăng cường nên khu vực Khánh Hoà có mưa to trên diện rộng. Tổng lượng mưa 3 ngày (2 - 4/11) các nơi phổ biến từ 250 - 350 mm, lũ trên các sông trong tỉnh vượt trên mức báo động III, đặc biệt trên sông Cái Nha Trang tại trạm Đồng Trăng đã xuất hiện lũ lớn vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2003 là 0,08m.

Hình 2. Đường đi cơn bão FAITH và cơn bão MARINAE

Ở Khánh Hòa không phải bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh mới gây những hiện tượng thời tiết cực đoan mà nhiều cơn bão đổ bộ vào những tỉnh lân cận cũng gây thời tiết nguy hiểm không kém như: Bão số 10 (TES) đổ bộ vào Ninh Thuận lúc 19 giờ ngày 6/11/1988 với vận tốc gió mạnh nhất vùng gần trung tâm bão mạnh cấp 11 - 12, tốc độ gió đo được ở Nha Trang 30m/s, Cam Ranh 25m/s cũng là tốc độ lớn nhất đo đạc được do bão gây ra trong chuỗi số liệu quan trắc.

Bảng 3. Bão, ATNĐảnh hưởng đến tỉnh Khánh Hoà từ năm 1977 - 2010

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tg sổnố

Số

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)