Phân chia các mùa

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 60 - 63)

- Mùa bão ở Khánh Hoà thường bắt đầu từ tháng 10 12, trong đó tập trung chủ yếu là vào tháng 11 hàng năm với tổng số khoảng 20 cơn bão, ATNĐảnh h ưở ng đế n

2. Phương pháp và số liệu

2.2. Phân chia các mùa

Để nghiên cứu quan hệđồng thời và không đồng thời giữa TSFRL và các đặc trưng hoàn lưu, phân định các mùa gồm 3 tháng liên tiếp và bắt đầu từ mùa 1 bao gồm 3 tháng I, II, III và kết thúc vào mùa 12 bao gồm 3 tháng XII, I, II.

Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu 61 Trong báo cáo này, quan hệ giữa TSFRLHN mùa K (1, 2,...,12) với đặc trưng hoàn lưu mùa J (1, 2,..., 12) được xác định bằng hệ số tương quan: đồng biến (nghịch biến) tương ứng với dấu dương (âm) của hệ số tương quan; mức độ tương quan được xác định dựa trên độ lớn của trị số truyệt đối của hệ số tương quan.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Quan hđồng thi gia tn s front lnh Hà Ni vi mt sđặc trưng hoàn lưu

thuc Đông Á – Tây Thái Bình Dương

3.1.1 Quan hệ giữa TSFRLHN với khí áp trung bình trên các trung tâm

a) Cao lục địa (Clđ)

TSFRLHN có quan hệđồng biến với khí áp trung bình của Clđ trong cả năm và trong các mùa chủ yếu. Tính cho cả năm ở mức thấp song tính riêng cho các mùa (xuân, hè, thu, đông), mức độ tương quan đạt mức rất cao trong mùa đông, thấp trong mùa xuân, không đáng kể trong mùa hè và mùa thu (bảng 1)

b) Áp thấp Aleus (Tale)

Tale có quan hệ nghịch biến với TSFRLHN trong cả năm cũng như trong các mùa chủ yếu. Tính chung cho cả năm, mức độ tương quan thuộc loại cao song tính riêng cho các mùa thì ở mức thấp trong mùa đông, mùa xuân, mùa hè và rất cao trong mùa thu.

c) Áp cao Thái Bình Dương (Ctbd)

Ctbd có quan hệ không ổn định với TSFRLHN, nghịch biến ở mức không đáng kể trong cả năm, mùa đông, đồng biến ở mức độ thấp trong mùa xuân và không đáng kể trong mùa hè nhưng lại nghịch biến với mức độ rất cao trong mùa thu.

d) Áp thấp Ấn Độ (Tad)

Tad có quan hệ không ổn định với TSFRLHN, nghịch biến không đáng kể trong cả năm, thấp trong mùa đông, mùa xuân và đồng biến không đáng kể trong mùa hè và mùa thu.

e) Áp thấp xích đạo (Txd)

Txd cũng có quan hệ không ổn định với TSFRLHN tương tự Tad, nghịch biến không đáng kể trong cả năm và mùa đông, thấp trong mùa xuân, mùa thu và đồng biến không đáng kể trong mùa hè.

g) Tây Úc (Tu)

Khí áp ở Tu có quan hệ nghịch biến TSFRLHN ở mức thấp trong cả năm, mùa xuân, mùa thu và đồng biến với mức độ thấp trong mùa đông và cao trong mùa hè. h) Đông Úc (Đu)

Khí áp ở Đu có quan hệ nghịch biến với TSFRLHN trong cả năm, mùa thu với mức độ thấp, không đáng kể trong mùa đông, rất cao trong mùa xuân và đồng biến với mức độ thấp trong mùa hè.

62 Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu

Đáng lưu ý, TSFRLHN chỉ có quan hệ đồng biến với khí áp trung bình của áp cao lục địa và quan hệ nghịch biến không thật sự ổn định với các trung tâm khí áp khác. Xét chung cả năm, quan hệ nghịch biến giữa TSFRLHN với khí áp trung bình của áp thấp Aleus là đáng kể hơn cả. Xét riêng từng mùa, đáng chú ý là hệ số tương quan dương cao trong mùa đông giữa TSFRLHN với Cld và hệ số tương quan âm với mức độ rất cao trong mùa xuân giữa TSFRLHN với khí áp Đu và trong mùa thu giữa TSFRLHN với Tale và Cttbd.

Bảng 1. Hệ số tương quan đồng thời giữa tần số không khí lạnh với một sốđặc trưng hoàn lưu trong các mùa và cả năm

Đặc trưng Mùa đông Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Năm Pa (Cld) 0,28 0,07 0,04 0,07 0,11 Pa (Tale) -0,12 -0,20 -0,16 -0,34 -0,25 Pa (Ctbd) -0,02 0,13 0,05 -0,31 0,00 Pa (Tad) -0,13 -0,14 0,04 0,05 -0,02 Pa (Txd) -0,05 -0,10 0,03 -0,05 -0,01 Pa (TU) 0,05 -0,17 0,24 -0,16 -0,10 Pa (DU) -0,01 -0,37 0,09 -0,11 -0,14 Pa (HN) -0,04 0,07 0,11 0,05 0,04 Pa (BB) -0,03 -0,06 0,14 0,12 0,09 Pa (TB) -0,10 -0,13 -0,15 0,09 0,05 Pa (NB) -0,15 -0,13 0,13 0,05 0,01 U300 0,24 0,35 0,21 0,29 0,22 H500 -0,12 -0,28 -0,12 -0,45 -0,07 UMI -0,11 0,08 -0,30 -0,28 -0,16 WMI 0,24 0,26 -0,02 0,21 0,04 EAWMI 0,08 -0,14 0,21 -0,02 -0,15

3.1.2. Quan hệ giữa TSFRLHN với trị số khí áp trung bình một số khu vực lân cận

a) Hoa Nam

Khí áp ở khu vực Hoa Nam có quan hệđồng biến với TSFRLHN ở mức không đáng kể cho cả năm, thấp trong cả 3 mùa: xuân, hè, thu và nghịch biến với mức không đáng kể trong mùa đông.

b) Xích đạo Đông Nam Á

Khí áp ở khu vực xích đạo Đông Nam Á có quan hệđồng biến không đáng kể với TSFRLHN trong cả năm, mùa hè, mùa thu song có quan hệ nghịch biến với mức độ thấp trong mùa đông, mùa xuân.

Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu 63 Khí áp ở khu vực có quan hệ đồng biến ở mức thấp hoặc không đáng kể với TSFRLHN tính chung cả năm cũng như trong mùa xuân, mùa hè và mùa thu song nghịch biến ở mức không đáng kể trong mùa đông.

d) Trung Bộ

Khí áp ở khu vực Trung Bộ tuy đồng biến ở mức độ thấp với TSFRLHN trong mùa đông, mùa xuân, mùa hè song quan hệđó trở nên đồng biến ở mức độ thấp trong mùa thu và cả năm.

e) Nam Bộ

Tương tự Trung Bộ, giữa TSFRLHN với khí áp Nam Bộ có quan hệđồng biến ở mức độ thấp trong cả năm, mùa hè, mùa thu song nghịch biến với mức độ thấp trong mùa đông và mùa xuân.

g) Xích đạo Đông Nam Á (XĐĐNA)

Quan hệ giữa khí áp XĐĐNA với TSFRLHN là đồng biến không đáng kể trong cả năm, mùa hè, mùa thu song nghịch biến ở mức thấp trong mùa đông và mùa xuân.

3.1.3. Quan hệ giữa TSFRLHN với một số chỉ số hoàn lưu

- Độ cao địa thế vị mực 500hpa ở Đông Á (H500): TSFRLHN luôn có quan hệ nghịch biến với độ cao địa thế vị mực 500hPa cho cả năm cũng như trong các mùa. Có điều là quan hệđó trở nên cao trong mùa xuân và rất cao trong mùa thu.

- Hoàn lưu Đông Nam trên mực 300 hPa ởĐông Á (U300): Với dòng gió Đông Nam – Tây Bắc trên mực 300 hPa, TSFRLHN luôn có quan hệ đồng biến với hệ số tương quan cao cho cả năm, mùa đông, mùa hè, mùa thu và rất cao trong mùa xuân.

- UMI: Chỉ số hoàn lưu trên Biển Đông có quan hệ nghịch biến với TSFRLHN ở mức thấp cho cả năm, mùa xuân song lại ở mức cao trong mùa hè và mùa thu. Riêng trong mùa xuân, quan hệ nói trên là đồng biến ở mức độ thấp.

- WMI: Chỉ số hoàn lưu kinh hướng trên bờ Đông Đông Á có quan hệ đồng biến với TSFRLHN ở mức không đáng kể cho cả năm nhưng cao trong mùa thu, mùa đông và mùa xuân và riêng trong mùa hè là nghịch biến ở mức thấp.

- EAWMI: Chỉ số hoàn lưu Đông Bắc trên ở Tây Thái Bình Dương có quan hệ nghịch biến với TSFRLHN ở mức thấp cho cả năm, mùa đông, mùa xuân, không đáng kể trong mùa thu và quan hệđó trở thành đồng biến với mức cao trong mùa hè.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)