Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 67 - 69)

- Mùa bão ở Khánh Hoà thường bắt đầu từ tháng 10 12, trong đó tập trung chủ yếu là vào tháng 11 hàng năm với tổng số khoảng 20 cơn bão, ATNĐảnh h ưở ng đế n

2.Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu

Các phương pháp xác định thời kỳ ENSO hầu hết đều sử dụng yếu tố chuẩn sai nhiệt độ bề mặt nước biển các khu vực Nino, nơi có sự biến động mạnh khi xảy ra ENSO. Theo tổ chức Khí tượng thế giới (WMO-World Meteorology Organization), có 4 khu vực Nino, bao gồm: Nino 1+2 (0-10°S, 90-80°W), Nino 3 (5°N-5°S, 150- 90°W), Nino 4 (5°N-5°S , 160°E-150°W) và Nino 3.4 (5°N-5°S, 170°E-150°W).

68 Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu

Đối với từng phương pháp, khu vực Nino được sử dụng để tính SSTA, ngưỡng giá trị SSTA của các pha ENSO và thời gian kéo dài trung bình trượt của SSTA có thể khác nhau, tuy nhiên, với các chỉ số và ngưỡng khác nhau, các đặc trưng cơ bản của ENSO như số đợt ENSO, thời gian kéo dài các đợt ENSO,.. đều có sự tương đồng [1,2,3]. Kế thừa những nghiên cứu trước đó, bài báo này sử dụng phương pháp đã được đề cập trong [2,3,4], theo đó, thời kỳ El Nino (La Nina) được xác định là thời kỳ có giá trị trung bình trượt 5 tháng của SSTA khu vực Nino 3 vượt ngưỡng +0,5°C (- 0,5°C), kéo dài 6 tháng trở lên. El Nino mạnh khi SSTA≥ 1,5°C, La Nina mạnh khi SSTA ≤ -1,5°C.

Để chi tiết hơn trong việc đánh giá ảnh hưởng của ENSO tới gió mùa mùa hè và gắn kết với cơ chế hoạt động của ENSO, các mùa hè được phân loại thành các nhóm năm tương ứng với giai đoạn trước và sau thời kỳ phát triển cực đại của ENSO theo các tiêu chuẩn bao gồm: (1) Năm ENSO phát triển: dấu của SSTA của kỳ ENSO phải duy trì ít nhất trong 2 tháng mùa hè, trước tháng có STTA đạt cực trị; (2) Năm ENSO suy yếu: pha ENSO phải kéo dài ít nhất hết tháng 3, dấu của SSTA phải duy trì đến ít nhất 2 tháng mùa hè, sau tháng có SSTA đạt cực trị; (3) Nếu một năm có hai pha ENSO ngược nhau thì xét theo kỳ ENSO đầu năm, nếu không thỏa mãn thì xét tới kỳ ENSO cuối năm.

2.1. Xác định ch s gió mùa

Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra phương pháp xác định các chỉ số gió mùa như chỉ số về lượng mưa, chỉ số hoàn lưu, chỉ số đối lưu,.. (dựa trên lượng mưa trung bình các tháng gió mùa, chênh lệch các thành phần gió tại các mực khí áp), lượng bức xạ phát xạ sóng dài OLR,..).Trong đó, các chỉ số về mưa thường được áp dụng ở những nước gió mùa có liên quan tới chếđộ nhiệt ẩm, đặc biệt là gió mùa mùa hè ở khu vực châu Á. Tại các khu vực Nam Mỹ, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,..một số chỉ số hoàn lưu được nghiên cứu và áp dụng như các chỉ số WNPMI, AUSMI, ZI, SSI1, GI,..[2,4].Đối với gió mùa châu Á, một số chỉ số được sử dụng như chỉ số hoàn lưu MCI2 được tính bằng hiệu thành phần gió vĩ hướng trung bình mực 850 hPa của khu vực (5°-15°N, 90°-130°E) và khu vực (22.5-32.5°N, 110°-140°E) tính trung bình cho mùa gió mùa từ tháng 6 tới tháng 9. Tuy vậy, theo các nghiên cứu, chỉ số hoàn lưu MCI2 phản ánh hoàn lưu trên phạm vi rộng lớn nên có thể chưa thật phù hợp với khu vực nhỏ hẹp như Việt Nam [2].

Trong nghiên cứu về gió mùa mùa hè khu vực Đông Nam Á [5], chỉ số gió mùa được sử dụng là chỉ số hoàn lưu SCSSM (South China Sea Summer Monsoon). Chỉ số này cũng được đề cập trong [4]. Đồng thời, theo [2], thành phần gió vĩ hướng ở mực 850mb có quan hệ với lượng mưa tốt nhất, vì vậy có thể sử dụng để xác định chỉ số gió mùa. Trong nghiên cứu này, chỉ số SCSSM được sử dụng để đặc trưng cho gió mùa mùa hè, xác định như sau: SCSSM = U850hPa(5-15°N, 110-120°E).

Theo [5], pentad (hậu) bắt đầu và kết thúc của gió mùa mùa hè được xác định dựa trên chỉ số SCSSM, song cách xác định pentad kết thúc gió mùa chưa đảm bảo được sự chặt chẽ đối với các trường hợp có thể xảy ra và chỉ ước lượng khoảng thời gian bùng nổ và kết thúc. Trong nghiên cứu này, ngày bắt đầu và kết thúc gió mùa

Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu 69 mùa hè được xác định và điều chỉnh phù hợp, đồng thời các đặc trưng về thời gian kéo dài và cường độ gió mùa mùa hè cũng được xác định như sau:

- Ngày bắt đầu của gió mùa mùa hè là ngày đầu tiên của chuỗi có SCSSM liên tục dương và có chứa pentad bùng nổ. Pentad bùng nổ được xác định là pentad đầu tiên sau ngày 25/4 thỏa mãn cả hai điều kiện: (1) SCSSM >0 trong pentad bùng nổ; (2) Trong bốn pentad tiếp theo, gồm cả pentad bùng nổ, SCSSM>0 trong ít nhất 3 pentad và SCSSM trung bình của bốn pentad đó lớn hơn 1m/s.

- Ngày kết thúc của gió mùa mùa hè là ngày trước ngày đầu tiên của chuỗi có SCSSM liên tục âm và có chứa pentad kết thúc. Pentad kết thúc là pentad sau ngày 15/9 (bắt đầu từ pentad 53) thỏa mãn: (1) SCSSM <0 trong pentad kết thúc; (2)Bốn pentad tiếp theo, bao gồm cả pentad kết thúc, có dưới ba pentad có SCSSM>0, SCSSM trung bình bốn pentad nhỏ hơn hoặc bằng 1 m/s; (3) Sau pentad kết thúc, không còn pentad nào thỏa mãn điều kiện của pentad bùng nổ gió mùa mùa hè.

- Thời gian kéo dài gió mùa mùa hè: là khoảng thời gian tính bằng ngày từ ngày bắt đầu tới ngày kết thúc của gió mùa.

- Cường độ gió mùa mùa hè là giá trị trung bình SCSSM thời kì diễn ra gió mùa.

2.2. Ngun s liu

Số liệu được sử dụng để xác định thời kỳ ENSO và phân loại các nhóm năm ENSO là số liệu tháng của chuẩn sai nhiệt độ bề mặt nước biển (SSTA) tại khu vực Nino 3 từ tháng 1/1950 tới tháng 3/2011. Số liệu được tải từ [6].

Số liệu hoàn lưu để xác định chỉ số gió mùa là số liệu gió vĩ hướng ngày tại mực 850 mb được lấy từ nguồn số liệu tái phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển - Trung tâm Quốc gia về Dự báo môi trường (NCAR/NCEP). Số liệu này có độ phân giải 2.5x2.5 độ kinh vĩ trên toàn cầu trong giai đoạn từ năm 1950 tới 2010, được tải từ [7].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 67 - 69)