Khái quát gió mùa mùa hè khu vực Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 26 - 27)

Lãnh thổ Việt Nam từ nam tới bắc kéo dài trên 15 vĩ độ, điểm cực Nam 8o30’B và điểm cực Bắc 23o22’B [1]. Việt Nam nằm gọn trong vùng nội chí tuyến, nếu xét về đới gió hành tinh thì đây là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của đới gió đông có nguồn gốc từ dải áp cao cận nhiệt đới. Việt Nam nằm ở một vị trí đặc biệt, như là bán đảo, toàn bộ phía đông và phía nam giáp biển và gần như toàn bộ phía tây và phía bắc giáp lục địa. Tiếp về phía tây Việt Nam là lục địa Miến Điện, Ấn Độ, Ả Rập, tiếp về phía bắc là lục địa Trung Quốc và Siberia (Nga), phía nam về phía Nam Bán Cầu là đại dương và lục địa Châu Úc rộng lớn. Chính vì có vị trí đặc biệt như vậy nên Việt Nam chịu tác động của nhiều hoàn lưu, nhiều dòng ẩm từ các trung tâm tác động khác nhau. Có nhiều trung tâm tác động mà hoàn lưu của nó chi phối hoạt gió mùa mùa hè khu vực Việt Nam. Các trung tâm tác động chính bao gồm: áp cao cận nhiệt đới Nam Ấn độ dương, áp thấp Ấn Độ-Miến Điện, áp thấp gió mùa Vịnh Bengal, áp cao cận nhiệt Bắc Thái Bình Dương, áp cao Châu Úc (Nam Bán Cầu).

Vào mùa hè (mùa hè Bắc Bán Cầu) trong khoảng giữa giai đoạn tháng 5 đến tháng 10 gió mùa mùa hè (GMMH) ảnh hưởng đến toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và lân cận. Trong khoảng thời gian này hướng gió chủ yếu là Tây-Nam, đôi khi xen kẽ gió Đông-Nam và gió từ cực đới, đây cũng là cơ sở để xác định mùa gió mùa mùa hè. Thời gian bắt đầu gió mùa mùa hè dao động mạnh và nằm trong khoảng từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5, vào thời điểm này bắt đầu giai đoạn đốt nóng mạnh Bán Cầu Bắc bởi bức xạ Mặt Trời. Thời gian kết thúc gió mùa mùa hè dao động trong khoảng từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 10, vào thời điểm gần kết thúc giai đoạn đốt nóng Bắc Bán Cầu. Như vậy, thấy rằng quá trình đốt nóng Bắc Bán Cầu bởi bức xạđóng vai trò quan trọng tới ngày bắt đầu, ngày kết thúc và thời gian kéo dài mùa gió mùa mùa hè. Tuy gọi là mùa gió mùa mùa hè với hướng gió là Tây-Nam, nhưng hướng gió chủ đạo này có thể không liên tục trong toàn bộ giai đoạn, tùy thuộc vào cường độđốt nóng bức xạ và cường độ của hoàn lưu từ các trung tâm tác động khác nhau sẽ xuất hiện hoàn lưu hướng khác làm gián đoạn hướng gió Tây-Nam và đồng thời cũng ảnh hưởng tới cường độ gió mùa. Sự gián đoạn của hướng gió Tây-Nam có thểđược thể hiện qua sự đổi dấu của một số chỉ số gió mùa đặc trưng. Số lần gián đoạn gió mùa theo các năm có thể nhiều có thể ít và nó cũng là cơ sở mô tảđặc tính của gió mùa.

Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu 27

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)