THỬ NGHIỆM DỰ BÁO VỊ TRÍ VÀ THỜI GIAN ĐỔ BỘC ỦA BÃO XANGSANE BẰNG MÔ HÌNH WRF HẠN TỪ 4 ĐẾN 5 NGÀY

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 134 - 135)

- Mùa bão ở Khánh Hoà thường bắt đầu từ tháng 10 12, trong đó tập trung chủ yếu là vào tháng 11 hàng năm với tổng số khoảng 20 cơn bão, ATNĐảnh h ưở ng đế n

THỬ NGHIỆM DỰ BÁO VỊ TRÍ VÀ THỜI GIAN ĐỔ BỘC ỦA BÃO XANGSANE BẰNG MÔ HÌNH WRF HẠN TỪ 4 ĐẾN 5 NGÀY

2. Phân loại hình thế gây mưa lớn diện rộng

THỬ NGHIỆM DỰ BÁO VỊ TRÍ VÀ THỜI GIAN ĐỔ BỘC ỦA BÃO XANGSANE BẰNG MÔ HÌNH WRF HẠN TỪ 4 ĐẾN 5 NGÀY

XANGSANE BẰNG MÔ HÌNH WRF HẠN TỪ 4 ĐẾN 5 NGÀY

Lã Thị Tuyết(1), Trần Tân Tiến(2),

(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

(2)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong nghiên cứu này mô hình số WRF được ứng dụng cho dự báo vị trí và thời gian

đổ bộ của bão Xangsane với hạn dự báo là 4 và 5 ngày trước khi bão đổ bộ. Các thử nghiệm

được tiến hành với hai phương án: mô hình WRF có cài xoáy nhân tạo (bogus) và không cài xoáy nhân tạo (nobogus). Kết quả thử nghiệm cho thấy, về thời điểm đổ bộ, hầu hết các trường hợp mô hình đều dự báo bão đổ bộ sớm hơn so với thực tế. Ở từng hạn dự báo, sai số

vị trí đổ bộở phương án có cài xoáy và không cài xoáy là tương đương nhau. Bão đổ bộ lệch Nam so với vị trí đổ bộ thực.

1. Mởđầu

Dự báo bão đã được quan tâm từ rất lâu trên thế giới trong đó có Việt Nam, với nhiều phương pháp dự báo khác nhau. Hiện nay dự báo bão bằng phương pháp số đang được chú trọng, đó là phương pháp mang tính khách quan có thể mang lại những dự báo có chất lượng tốt. Phần lớn các nghiên cứu thử nghiệm về dự báo bão được quan tâm ở các yếu tố như dự báo quỹđạo, cường độ bão và mới chỉ thực hiện cho các hạn đến 72h. Dự báo vị trí và thời gian đổ bộ của bão vừa là thách thức vừa là một trong những vấn đề cấp bách được đặt ra trong công tác dự báo bão vì dự báo được chính xác vị trí và thời gian đổ bộ của bão có ý nghĩa rất lớn đối với công tác phòng chống bão. Có thể kể đến một vài nghiên cứu về bão đổ bộ trên thế giới như nghiên cứu của nhóm tác giả nhóm Hồng Kông (2000) đã sử dụng ảnh vệ tinh và rada đểđánh giá các đặc trưng của các cơn bão đổ bộ, thử nghiệm với trường hợp cơn bão đổ bộ Nam Trung Quốc, bão Kompasu [6]. Để mô tả sự về sự đổ bộ của các cơn bão nhiệt đới tác giả Tuleya (1983) đã sử dụng mô hình lưới tinh [5]. Các tác giả Dastoor và Krishnamurti (1991) nghiên cứu về tác động của độ ẩm đất đến cấu trúc và chuyển động của bão đổ bộ. Theo các tác giả thì đối với mô hình quy mô vừa, các tham sốđộ ẩm đất có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện cấu trúc và chuyển động của các cơn bão đổ bộ. Cũng với nghiên cứu này nhóm tác giả cho rằng khi nghiên cứu dự báo đối với bão đổ bộ bằng mô hình số trị thì những yếu tố cần quan tâm nhất đó là những yếu tố đặc trưng cho địa hình đồi núi (độ phân giải ngang); tác động của độ ẩm bề mặt và điều kiện biên [4],…

Ở Việt Nam, nghiên cứu về vị trí và thời gian đổ bộ của bão, Trần Ngọc Vân (2009) đã ứng dụng mô hình ETA để dự báo vị trí và thời điểm đổ bộ của bão vào bờ biển Việt Nam với hạn 3 ngày [3]. Tác giả Lê Hồng Vân (2009) đã sử dụng mô hình WRF với đồng hóa số liệu xoáy giả 3DVAR để dự báo vị trí và thời điểm đổ bộ của bão đối với hạn từ 1 đến 3 ngày [2].

Trong bài báo này, tác giả sử dụng mô hình WRF, phiên bản ARW để thử nghiệm dự báo vị trí và thời gian đổ bộ của bão Xangsane với hạn dự báo là 4 ngày và 5 ngày trước khi bão đổ bộ. Các thử nghiệm được tiến hành với hai phương án dự báo là mô hình WRF có cài xoáy nhân tạo và không cài xoáy nhân tạo.

Tp 1: Khí tượng - Khí hu, Khí tượng Nông nghip và Biến đổi Khí hu 135

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG sơ đồ ĐỒNG hóa số LIỆU 3DVAR CHO mô HÌNH WRF NHẰM dự báo QUỸ đạo bão TRÊN BIỂN ĐÔNG (Trang 134 - 135)