3.1. Tần suất hạn trên các vùng
Có thể lược thuật phân bố tần suất hạn trên các vùng khí hậu (Bảng 1) như sau:
a) Tây Bắc
Tần suất hạn phổ biến thấp, vừa vào mùa thu, cao vào mùa đông, vừa trong mùa xuân. Ở Yên Châu, Sông Mã, tần suất hạn cao hơn một cấp so với hầu hết các nơi khác. Ngược lại ở Sìn Hồ hạn thấp hơn một cấp so với các vùng thấp. Vào đầu mùa hè, hạn cũng xảy ra trong một số năm nhất định, nhất là ở Yên Châu, Sông Mã.
b) Đông Bắc
Tần suất hạn phổ biến thấp vào mùa thu, vừa, cao trong mùa đông, thấp trong mùa xuân. Ở Cao Bằng, Lạng Sơn hạn nhiều hơn chút ít so với hầu hết nơi khác. Riêng ở các tâm mưa lớn (Sa Pa, Bắc Quang) tần suất hạn rất thấp. Trong mùa hè, một đôi năm hạn xảy ra ở các tỉnh phía Đông.
c) Đồng bằng Bắc Bộ
Tần suất hạn phổ biến thấp vào mùa thu, vừa/cao trong mùa đông, vừa/thấp trong mùa xuân. Vào mùa hè, nhất là đầu mùa, hạn hán đã xẩy ra ở các tỉnh phía Nam.
d) Bắc Trung Bộ
Có thể phân biệt hạn ở Thanh Hóa, vùng núi Thanh Nghệ với hạn ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huếở phía Nam.
Ở Thanh Hóa và các vùng núi Thanh Nghệ, tần suất hạn thấp vào cuối thu, cao/rất cao vào mùa đông, mùa xuân, thấp/vừa vào mùa hè.
Tập 1: Khí tượng - Khí hậu, Khí tượng Nông nghiệp và Biến đổi Khí hậu 41 Ở phần lớn Bắc Trung Bộ, tần suất hạn thấp/vừa trong mùa xuân, đầu mùa hè, cao/rất cao giữa mùa hè. Một số năm vào cuối đông cũng xảy ra hạn.
e) Nam Trung Bộ
Cần phải phân biệt hạn ở các tỉnh phía Bắc: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với hạn ở hai tỉnh cực Nam Trung Bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận.
Ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, tần suất hạn phổ biến thấp vào cuối đông, rất cao/đặc biệt cao vào mùa xuân và suốt cả mùa hè. Mùa thu và hơn nửa đầu mùa đông hầu như không có hạn. Trên các tâm mưa lớn, tần suất hạn thấp hơn hẳn so với các nơi khác.
Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, hạn rất cao/đặc biệt cao vào mùa đông và mùa xuân, thấp vào mùa hè, mùa thu.
g) Tây Nguyên
Tần suất hạn rất thấp vào mùa thu, rất cao/đặc biệt cao vào mùa đông, cao/rất cao vào mùa xuân và thấp vào mùa hè.
Ở Gia Lai và Kon Tum, nhất là ở Ayunpa hạn nhiều hơn các tỉnh phía Nam. Ngược lại ở tâm mưa Bảo Lộc, tần suất hạn thấp hơn các nơi khác, kể cả các vùng núi cao kế cận nhưĐà Lạt.
h) Nam Bộ
Tần suất hạn rất cao/đặc biệt cao vào mùa đông, mùa xuân và rất thấp vào đầu mùa hè. Nói chung, ở Đông Nam Bộ, tần suất hạn không thua kém Tây Nam Bộ. Có điều là, ở nơi mưa tương đối nhiều như Rạch Giá, Cà Mau, tần suất hạn thường kém hơn các nơi khác khoảng một cấp.
i) Vùng đảo
Trên các đảo Bắc Bộ, tần suất hạn thấp vào cuối thu, vừa/cao vào mùa đông, mùa xuân và thấp/vừa vào mùa hè. Trên các đảo ngoài khơi Trung Bộ, tần suất hạn rất cao/đặc biệt cao vào mùa đông, mùa xuân, vừa vào mùa hè. Trên các đảo lớn của Nam Bộ, tần suất hạn cao/rất cao trong mùa đông, mùa xuân, rất thấp đầu mùa hè. Có điều là, đảo Phú Quốc do mưa nhiều nên hạn ít hơn hẳn so với Côn Đảo.
Bảng 1. Tần suất hạn thời kỳ 1960 -2009 ở Việt Nam (%)
Trạm I II III IV V VI VII VII IX X XI XII
Lai Châu 46 24 24 0 0 0 0 2 4 12 18 48 Hà Giang 6 10 36 0 0 0 0 0 0 0 14 12 Hà Nội 46 24 46 4 6 2 0 8 0 14 22 50 Phù Liễn 32 10 16 12 14 4 2 0 0 0 28 32 Thanh Hóa 42 24 40 20 26 14 16 0 4 12 12 38 Đông Hà 8 27 59 35 30 35 65 51 0 0 0 0
42 Tập 1: Khí tượng - Khí hậu, Khí tượng Nông nghiệp và Biến đổi Khí hậu Quy Nhơn 2 28 72 64 64 70 90 68 0 0 0 0