Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay cũng tăng đều qua 3 năm nhưng tốc độ tăng nhanh hơn cả doanh số cho vay. Nguyên nhân là do mhu cầu vay của khách hàng ngày càng tăng. Mặt khác, do ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng, đầu tư vào những dự án có hiệu quả kinh tế cao. Như vậy với mức dư nợ cao như thếđòi hỏi Ngân hàng phải co đội ngũ cán bộ năng động, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng xem có đúng mục đích không để tránh rỉu ro và có biện pháp xử lý khi cần thiết.
- Khách hàng cá nhân: Dư nợ cho vay tăng đều qua 3 năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể năm 2008 đạt 932 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng,
tương đương tăng 1,75% so với năm 2007. Đến năm 2009 dư nợ đạt 1642 tỷ đồng, tăng 710 tỷđồng, tương đương tăng 76,18% so với năm 2008. Đến quý II/2010 dư nợ đạt 1.797 tỷđồng, tăng 1.130 tỷđồng, tương đương tăng 169,42% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân là do khách hàng cá nhân chủ yếu vay để phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh và tiêu dùng cá nhân mà đây là lĩnh vực cho vay chủ yếu của Ngân hàng. Hơn nửa, Ngân hàng đang trên đà phát triển, mở rộng quy mô hoạt động tín dụng nên kéo theo dư nợ tăng lên.
0 500 1000 1500 2000 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷ giá Các tổ chức kinh tế Khách hàng cá nhân
Hình 13: Biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010
- Các tổ chức kinh tế: Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng giảm không đều qua 3 năm nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể luôn dưới 7% trong tổng dư nợ. Cụ thể năm 2008 dư nợ đạt 10 tỷ đồng, giảm 3 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2009 đạt 144 tỷ đồng, tăng 134 tỷđồng, tương đương tăng 1.340% so với năm 2008. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2010 đạt 132 tỷđồng, tăng 47 tỷ đồng hay tương đương tăng 55,29% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã chuyển sang mô hình ngân hàng đô thị nên bắt đầu quan tâm đến khách hàng là các tổ chức kinh tế vì vậy mà dư nợ cho vay tăng lên.