GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 86)

b. Dư nọ cho vay trung và dài hạn

5.1 GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN

Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có bước tiến triển tốt hơn thể hiện qua mức huy động năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên cũng huy động tối đa công suất trên địa bàn.

Tuy nhiên huy động vốn của Ngân hàng còn một số tồn tại:

-Lãi suất tiền gửi trước đây còn rất đơn điệu và thường thấp hơn so với một sô ngân hàng trên địa bàn.

-Chính sách khách hàng:

Ngoài các yếu tố nêu ở trên, vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến thu hút nguồn vốn là công tác chăm sóc khách hàng. Làm thế nào để khách hàng thấy được ngân hàng luôn quan tâm đến và muốn gởi tiền lâu dài tại ngân hàng.

Chính vì một số tồn tại trên nên ta có một số giải pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn trong thời gian tới.

- Đẩy mạnh hoạt động chuyển tiền kiều hối

- Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với lãi suất thị trường. Đa dạng các kỳ hạn gởi và lãi suất cụ thể không thấp hơn lãi suất huy động của các NHTM trên địa bàn.

- Áp dụng các hình thức huy động dự thưởng trúng vàng, quà tặng khuyến mãi cho khách hàng gửi vào và một số hình thức huy động khuyến mãi khác phù hợp với sở thích người dân trên địa bàn theo từng thời kỳ.

- Đối với các tổ chức kinh tế: tăng cường giao lưu tạo sự quan hệ giữa ngân hàng với đơn vị, từ đó tranh thủ sự đồng tình và khuyến khích đơn vị giao dịch qua Ngân hàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là các đơn vị lớn như: kho bạc nhà nước, bưu điện, bảo hiểm xã hội…và các đơn vị kinh tế ngoài địa bàn.

- Tăng cuờng các thông tin tuyên truyền tiếp thị, tiến hành chỉnh sửa và nâng cấp các trụ sở làm việc, các phòng giao dịch, tạo ấn tượng tốt ngay từđầu với khách

hàng. Đồng thời, mởđợt thông tin tuyên truyền tiếp thị lớn thông qua đài phát thanh, băng rôn quảng cáo, phát các tờ bướm, tờ rơi tới từng cơ quan đơn vị và hộ gia đình.

- Kết hợp với ban đền bù giải toả, tìm hiểu những hộ có nguồn thu từ đền bù giải toảđể có hướng tiếp thị khuyến khích khách hàng gởi vào.

- Triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại như: thẻ ATM, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợđể thu hút tiền nhàn rỗi với lãi suất thấp.

- Tiến hành khoán tới từng phòng ban và người lao động về công tác huy động vốn và khuyến khích khách hàng. Có chếđộ hoa hồng phù hợp cho những tổ chức cá nhân có công việc vận động khách hàng gởi vào Ngân hàng

- Quảng cáo tiếp thị khách hàng: phát hành tờ rơi, tờ bướm được gởi tới từng nhà, từng khách hàng để giới thiệu sản phẩm dịch vụđồng thời tạo lòng tin và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mục tiêu nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tăng thị phần tạo ra lượng khách hàng truyền thống ổn định trong kinh doanh.

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Muốn hoạt động tín dụng đạt được có hiệu quả thì trước mắt ta cần giải quyết những vấn đề về doanh số cho vay và doanh số thu nợ như thế nào cho hợp lý.

Như đã phân tích ngân hàng nên tăng trưởng doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân. Ta chọn tăng trưởng cho vay đối với thành phần kinh tế này bởi họ là khách hàng mục tiêu, tiềm năng trong tương lai, là khách hàng mang lợi ích rất lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng (như huy động nguồn vốn thanh toán, thu dịch vụ thanh toán, cho vay doanh số lớn) cũng như các ngành nghề kinh tế cũng vậy, để phát triển theo đúng cơ cấu chuyển dịch kinh tế và thực tế ngân hàng tăng trưởng đầu tư ngành truyền thống và ngành có tiềm năng thương mại. Tuy nhiên, sự thay đổi tỷ trọng giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành kinh tế sẽ thay đổi không lớn vì ngân hàng sẽ không tập trung cho vay quá nhiều cho một số đối tượng nhằm phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này thì sau đây ta có một số giải pháp để phát triển doanh số cho vay:

- Ưu đãi về lãi suất cho vay.

- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

- Đầu tư xây dựng cơ cở vật chất hiện đại khang trang, để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Tăng cho vay đồng thời phải có giải pháp tăng doanh số thu nợ trong thời gian tới.

- Nâng cao chất lượng thẩm định là khâu quan trọng nhất nhằm giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác.

- Thực hiện đầy đủ các quy định vềđảm bảo tiền vay.

- Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp đối với các khoản nợ quá hạn nhỏ, cán bộ tín dụng phải tăng cường đôn đốc thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo.

- Xử lý tài sản làm đảm bảo: khi khách hàng sản xuất kinh doanh bị phá sản hoặc kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ. Vì vậy, sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ mà khách hàng vẫn không trảđựơc nợ thì ngân hàng tiến hành xử lý tài sản của khách hàng.

- Giảm bớt thủ tục vay vốn để giảm bớt chi phí, thời gian đi lại của khách hàng - Khuyến khích đầu tư cho những mô hình sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả

- Kết hợp với hộ nông dân tổ chức các buổi khuyến nông

- Đối với hộ nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh cho vay theo tổ nhóm

5.3 HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN

Qua phân tích ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng năm 2009 tăng cao. Là một rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đây là vấn đề khó khăn của ngân hàng.

Để hạn chế nợ quá hạn ngân hàng thực hiện những vấn đề sau:

Ø Công tác thẩm định

Cán bộ tín dụng cần phải thẩm định thật kỹ trước khi quyết định cho vay về năng lực và tài chính (nguồn thu nhập chính của khách hàng từ đâu? Có ổn định hay không?). Đối với khách hàng truyền thống cũng cần phải thẩm định trước và sau khi cho vay là nhằm nắm rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của họ, không vì chủ quan mà đánh giá sai khách hàng.

Cán bộ tín dụng cần giám sát, theo dõi khách hàng để đảm bảo thu nợ vào thời điểm kết thúc mùa vụ hoặc kỳ sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn tránh để khách hàng sử dụng vốn sang kinh doanh lĩnh vực khác dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ sau này.

Ø Đánh giá tình hình cho vay của từng cán bộ tín dụng

Sau khi kết thúc một quý, ngân hàng cần tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình cho vay của từng cán bộ tín dụng để có chế độ khen thưởng cho những cán bộ tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ.

Ø Tổ chức phân tích nợ quá hạn sau kỳ báo cáo

Đểđảm bảo an toàn cho vốn vay Ngân hàng cần phải tổ chức kiểm tra định kỳ hàng tháng, quý để phân loại nợ tốt, nợ xấu để kịp thời xử lý.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển, hội nhập như hiện nay hoạt động Ngân hàng là không thể thiếu, Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn tạo sự năng động phát triển bền vững cho nền kinh tế. Và Ngân hàng phát triển MeKong đã ít nhiều đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa cả nước nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng. Thời gian qua Ngân hàng đã thực hiện đúng vai trò chức năng kinh doanh tiền tệ của mình, phục vụ tận tình cho đa số người dân cần vốn sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống, nâng cao mức sống, giúp cho nền kinh tế cảu tỉnh ngày càng phát triển đuổi kịp với kinh tế của tỉnh bạn.

Mặt dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, một lĩnh vực chịu nhiều diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, dịch bệnh…nhưng Ngân hàng phát triển Mekong vẫn luôn không ngừng đổi mới nhiệm vụ và chức năng hoạt động, luôn lấy “hiệu quả của khách hàng là hiệu quả của Ngân hàng”. Sự phát triển được nhìn thấy khi số tiền nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2007 số tiền nhận được trong dân cư là 998 tỷ đồng tăng 44,29 vào năm 2008 và đêna 6 thàng năm 2010 đạt 1731 tỷ đồng tăng 102,465 so với cùng kỳ năm 2009. Bên cạnh đó nhu cầu vốn của người dân cũng tăng theo, năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn là 1.471 tỷ đồng tăng 29,365 vào năm 2005 và tăng 45,28% vào năm 2009. Đặc biệt đến quý II/2010 đạt 2.012 tỷđồng, tăng 68,37% so với cùng kỳ năm 2009. Sự tăng lên đó càng giúp cho bà con nông dân có đủ vốn để sản xuất, phát huy hiệu quả, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, người dân ngày càng ăn nên làm ra.

Đi đôi với việc đầu tư tín dụng là công tác thu hồi nợ, không chỉđầu tư tăng mà thu nợ cũng tăng. Nếu năm 2007 doanh số thu nợđạt 1.019 tỷ đồng, đến năm 2008 là 2.472 tỷ đồng tăng 142,59 và tăng thêm 4,94% vào năm 2006. Thu nợ tăng là một bằng chứng cho việc người dân sử dụng vốn vay có hiệu quả. Mặt khác thu nợ tăng còn là sự giúp đỡ của chính quỵền địa phương, của cán bộ tín dụng trong việc đôn đốc thu nợ và sự sẳn lòng trả nợ của người vay.

Dù có lúc gặp khó khăn nhưng nhìn chung Ngân hàng vẫn kiểm soát được rủi ro tín dụng, vì thế mà tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của Ngân hàng trong năm 2007 là 0,24%, năm 2005 là 1,71%. Đến năm 2009 dù có tăng lên vượt mưc cho phép của Ngân hàng Nhà nước nhưng ngân hàng đã nhanh chống giảm tỷ lệ này xống 1,98% vòa quý II/2010. Mặc dù, doanh số huy động, cho vay , thu nợ, dư nợ luôn tăng nhưng thiết nghĩ sự tăng lên đó chưa tương xứng lắm với nền kinh tế tiềm năng như Ngã Bảy. Do vậy Ngân hàng nên có nhiều biện pháp hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình đểđưa Ngân hàng ngày càng phát triển.

Qua phân tích tình hình hoạt động cho vay tại Ngân hàng, ta thấy năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, nên nhu cầu về vốn hiện nay là rất lớn vì vậy Ngân hàng cần tiếp tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các ngành nghề, loại hình dich vụ nhằm mở rộng hoạt động tín dụng cũng như việc tăng doanh số cho vay để phù hợp với sự phát triển kinh tế như hiện nay. Các doanh nghiệp đang rất cần vốn để đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng vậy, người dân luôn muốn mở rộng diện tích gieo trồng, trang trại để có thể xuất khẩu sang nước khác nhằm tăng thêm thu nhập. Vì vậy mà đẩy mạnh và mở rộng hoạt động tín dụng là việc làm cần thiết mà Ngân hàng cần thực hiện cho thật tốt.

6.2 KIẾN NGHỊ

Qua quá trình phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển Mekong tôi xin đưa ra một vài kiến nghị trong hoạt động của Ngân hàng vào thời gian tới với hy vọng nó sẽ có ý nghĩa thiết thực đểđưa hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển. Cụ thể như sau:

- Tiếp tục củng cố và tăng cường nguồn vốn huy động của Ngân hàng, đặc biệt là loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, để có thểđáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng trong thời, cũng như tăng thêm thu nhập cho Ngân hàng.

- Không nên thu lãi theo tháng, quý mà nên thu lãi theo định kỳ sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, đối tượng đầu tư. Bởi vì thu lãi theo tháng, quý nếu không đúng mùa vụ thu hoạch của hộ sản xuất thì họ sẽ không đủ khả năng tài chính để nộp cho Ngân hàng, mặt khác nó còn giúp cho người dân giảm bớt đi chi phí đi lại.

- Giảm lãi đối với một số hộ gặp khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà trước đây Chính phủ đã chỉ đạo cho khoanh nợ.

- Ngân hàng nên kết hợp với công ty bảo hiểm cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện để bán bảo hiểm tại nơi cho vay, cán bộ tín dụng nên khuyến khích người dân mua bảo hiểm, để khi gặp rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt…thu nhập của bà con sẽ được đảm bảo và công tác thu nợ của Ngân hàng cũng dễ hơn.

- Có sự quá tải ở bộ phận tín dụng, nhất là vào cuối tháng, các cán bộ vừa phải cho vay, thẩm định vừa phải làm báo cáo cuối tháng, vì vậy để hạn chế tình trạng quá tải Ngân hàng nên tăng cường thêm nhân viên ở bộ phận này.

- Ngân hàng nên mở thêm dịch vụ rút tiền tự động như ATM để thuận tiện hơn trong giao dịch của Ngân hàng.

Tóm lại qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy được hiệu quả của hoạt động tín dụng tai Ngân hàng phát triển Mekong đã góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Tư (2005), Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản thống kê

2. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trần Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh, Tín dụng ngân hàng , NXB Thống kê - Trường Đại học kinh tế TPHCM. 3. Nguyễn Hữu Tâm (2008). Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Thanh Nguyệt (2000), Quản trị Ngân hàng, NXB - Trường Đại học Cần Thơ.

5. Niên giám thống kê (2009), NXB Cục thống kê tỉnh An Giang, Phòng thống kê Thành Phố Long Xuyên.

6. Thái Văn Đại (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Trường Đại học Cần Thơ.

7. Các tạp chí Ngân hàng (2009 và 2010)

8. Các báo cáo tổng kết của Ngân hàng phát triển Mekong 2007 - 2009 và quý II/2010 9. Các trang web về thông tin kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)