Doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 53 - 54)

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷđồng Các tổ chức kinh tế Khách hàng cá nhân

Hình 5: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2007 - 2009 và 6 tháng đầu năm 2010

- Khách hàng cá nhân: Đây là thành phần vay vốn chủ yếu của Ngân hàng phát triển Mekong, với các đối tượng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dich vụ và cho vay khác. Theo bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu

thành phần kinh tế, và doanh số này luôn tăng qua các năm và đặc biệt tăng cao vào năm 2009. Cụ thể, năm 2007 doanh số đạt 1.396 tỷ đồng, chiếm 73,86% trong tổng doanh số cho vay, năm 2008 đạt 1.805 tỷđồng, tăng 75,3 tỷđồng hay tăng 29,30% so với năm 2007, và chiếm 70,90% về tỷ trọng. Đến năm 2009 doanh số đạt 2.501 tỷ đồng, tăng 696 tỷđồng so với năm 2008, tức là tăng 38,56% về số tương đối. Nguyên nhân là do Ngân hàng đa dạng hóa các đối tượng đầu tư và tận dụng triệt để chính sách hổ trợ lại suất của Ngân hàng nhà nước, giúp cho người dân có điều kiện đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, như cho vay xây dựng nhà ở, nuôi trồng thuỷ sản, cá, tôm, baba, nuôi bò, xây dựng bờ bao, cải tạo vườn, mua máy bơm nước, cho vay mua sắm phương tiện sinh hoạt gia đình, cho vay mua phương tiện vận tải như xà lan, tàu thuyền, xe du lịch chở khách. Điều này đã góp phần tăng thu nhập cho người dân, cuộc sống của họ ngày càng được cải thiện tốt hơn.

Tuy nhiên, do địa bàn cho vay chủ yếu là vùng nông thôn và các món vay thường có giá trị tương đối nhỏ, nên công tác thẩm định và theo dõi vốn vay của cán bộ Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.

- Đối với các tổ chức kinh tế: Qua biểu đồ hình 5 ta thấy doanh số cho vay đối với loại hình kinh tế này có tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong doanh số cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân là do thường các tổ chức kinh tế vay với thời hạn dài và nếu làm ăn không hiệu quả thì rất khó thu nợ, trong khi tiềm lực tài chính của ngân hàng còn hạn chế. Tuy nhiên, đến năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế có tăng lên. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã năng tiềm lực tài chính của mình bằng cách tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷđồng, đồng thời Ngân hàng cũng đã chuyển đổi loại hình kinh doanh từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị nên cũng bắt đầu chú trọng cho vay đối với các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các tổ chức kinh tế kinh doanh hiệu quả

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)