Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 28)

b. Đảm bảo đối nhân

2.1.5.7 Quy trình cho vay

(1) (3) (2) (2) (5a) (4) (6) (5b)

Hình 1: Quy trình xét duyệt cho vay

(1)Khách hàng có nhu cầu vay vốn và lập hồ sơ gửi cán bộ tín dụng.

(2)Cán bộ tín dụng nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi đến tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định phát hồ sơ và hướng dẫn làm hồ sơ.

(3)Cán bộ tín dụng nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi đến, báo cáo thẩm định đề xuất cho vay trình trưởng phòng tín dụng.

(4)Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ cho vay và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.

(5a) Nếu không cho vay thì thông báo từ chối cho vay cho khách hàng biết bằng văn bản và ghi rõ lý do không cho vay.

(5b) Nếu đồng ý cho vay thì Ngân hàng cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiển vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản). Hồ sơ khoản vay được Giám đốc ký duyệt cho vay và chuyển cho phòng kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân.

(6)Phát tiền vay cho khách hàng.

2.1.6 Rủi ra tín dụng và thiệt hại tín dụng

Ngân hàng là một trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư với lãi suất thấp, sau đó cho các tổ chức, cá nhân vay với lãi suất cao hơn để thu lợi. Nếu ngân hàng không đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế hoặc huy động đủ vốn mà không có thị trường để cho vay thì ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, sẽ dẫn đến rủi ro. Rủi ro

Trưởng phòng tín dụng Cán bộ tín dụng Khách hàng Giám đốc Phòng kế toán ngân hquỹ

tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho khoản vay hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn cụ thể như:

2.1.6.1 Một số rủi ro mà Ngân hàng thường gặp

- Không thu hồi được nợ.

- Khách hàng không trảđược nợ cho ngân hàng đúng thời hạn, khi ấy khoản nợ sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Số nợ quá hạn phát sinh nhiều sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng, ảnh hưởng đến đồng vốn của ngân hàng.

- Do chịu ảnh hưởng điều kiện khách quan tác động đến nguồn thu của người dân như thiên tai, thất mùa, thị trường giá cả bấp bên. Khi đó khách hàng sẽ đến xin gia hạn nợ với ngân hàng đối với những khoản vay đã đến hạn trả. Vấn đề này sẽ dẫn đến công tác thu nợ của ngân hàng, làm cho kế hoạch thu nợ từđầu năm khó thực hiện được, hiệu quả tín dụng không cao.

2.1.6.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro

- Điều kiện tự nhiên tác động xấu đến mùa màng, giảm lợi nhuận, người dân không trảđược nợ.

- Thu nhập không ổn định, thất nghiệp, tai nạn lao động.

- Sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không sinh lời, khách hàng khó khăn trong trả nợ hoặc không trảđược nợ.

- Một phần do cán bộ tín dụng đánh giá sai khách hàng.

2.1.6.3 Thiệt hại do rủi ro gây ra:

Ø Đối với nền kinh tế

Hoạt động của ngân hàng đến hoạt động của doanh nghiệp, các ngành, các cá nhân.Vì vậy, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo theo ồ ạt đến rút trước thời hạn tiền ở các ngân hàng. Điều này dẫn đến phá sản hàng loạt các ngân hàng và khi đó sẽ tác động rất lớn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định.

Ø Đối với ngân hàng:

Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho lợi nhuận ngân hàng ngày càng giảm và đi đến tình trạng phá sản.

- Khi gặp rủi ro tín dụng ngân hàng không thu được vốn tín dụng nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân

hàng mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả.

- Khi gặp rủi ro tín dụng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gởi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Tóm lại:

Rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất là khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị phá sản. Nếu tình trạng xấu kéo dài không khắc phục được, sẽ gây hiệu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và cả hệ thống Ngân hàng.

2.1.6.4 Giải pháp về quản lý rủi ro

- Thường xuyên thực hiện công tác đánh giá và xếp loại khách hàng, hàng tháng phân loại nợ, đánh giá trả nợ của khách hàng để phục vụ công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.

- Chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất việc gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ.

- Đối với hộ sản xuất kinh doanh chú trọng cho vay những vùng nguyên vật liệu đã được quy hoạch có bao tiêu sản phẩm, những giống cây có năng suất chất lượng cao, giá thành ổn định.

- Đối với doanh nghiệp tư nhân: cần xem xét kỹ tính pháp lý của doanh nghiệp, giá trị tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh, đặc biệt phải nắm bắt thông tin phòng ngừa rủi ro từ ngân hàng nhà nước.

- Không nên xem tài sản thế chấp là chỗ dựa an toàn để quyết định cho vay.

2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 2.1.7.1 Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động (lần)

Tổng dư nợ Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động =

Tổng vốn huy động

- Cho ta biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ đồng thời cho biết khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.

- Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của ngân hàng. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt, bởi vì chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì cho thấy ngân hàng sử dụng vốn huy động chưa có hiệu quả.

2.1.7.2 Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động

Tổng dư nợ Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn = x 100% Tổng nguồn vốn

- Giúp ta tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng vốn. Đồng thời nó cho ta thấy quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Chỉ số này quá cao nó sẽảnh hưỡng đến doanh thu khi ngân hàng gặp phải rủi ro trong kinh doanh và ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá thấp thì vai trò của ngân hàng có thể bị mất đi vì vai trò của ngân hàng là một trung gian là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.

2.1.7.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ = x 100% Tổng dư nợ

- Chỉ số này đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại.

2.1.7.4 Hệ số thu hồi nợ

Doanh số thu nợ

Hệ số thu hồi nợ = x 100% Doanh số cho vay

- Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ kinh doanh với một đồng vốn cho vay thì ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn thể hiện khả năng trả nợ của khách hàng.

- Chỉ tiêu này cao cho thấy công tác thu hồi nợ tiến triển tốt và ngược lại.

2.1.7.5 Vòng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn =

Dư nợ bình quân Trong đó.

Dư nợđầu năm + Dư nợ cuối năm Dư nợ bình quân =

2

- Phản ánh một kỳ nhất định số vốn đầu tư cho vay được quay vòng nhanh hay chậm. Số vòng quay càng lớn càng tốt mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

- Là mức độ để đánh giá tính hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng với số vốn huy động trong cùng một thời gian, số lãi được trả cốđịnh trong một tháng hoặc một năm. Chỉ tiêu này giúp đánh giá mức độ thu nợ của ngân hàng.

2.1.7.6 Phương pháp so sánh

Để có cơ sở phân tích đánh giá tình hình hiệu quả hoạt động tín ngân hàng, tôi đã sử dụng phương pháp so sánh để xem xét cơ cấu và tốc độ phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.

Ø Công thức tính:

Số tuyệt đối = Năm sau – Năm trước

Năm sau – Năm trước

Số tương đối = x 100% Năm trước

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Đề tài phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng phát triển Mekong.

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu, tài liệu được lấy trực tiếp tại phòng tín dụng của ngân hàng phát triển Mekong: Bảng cân đối tài khoản chi tiết, các thông tin về lãi suất, các báo cáo của ngân hàng.

2.2.3 Phương pháp phân tích

- Phân tích, thống kê mô tả

- So sánh số tương đối, tuyệt đối, tỷ lệ…

- Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để phân tích như: Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động, nợ xấu trên tổng dư nợ, dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ, vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MEKONG (MDB)

3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH – ĐẶC ĐIỂM KT-XH CỦA THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

3.1.1 Vị trí địa lý, diện tích

Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang.

- Hướng Tây Bắc giáp với huyện châu Thành, đường ranh giới dài 12,446 km. - Đông Bắc tiếp giáp với huyện Chợ Mới.

- Phía Tây giáp huyện Thoại Sơn với chiều dài đường ranh giới là 10,054 km. - Phía Nam giáp huyện Thốt Nốt của tỉnh Cần Thơ.

Tổng diện tích của thành phố Long Xuyên là 106,87 km2.

3.1.2 Dân số

Thành phố Long Xuyên được thành lập vào 01/03/1999 trên cơ sở nâng cấp từ thị xã Long Xuyên gồm 11 phường và 2 xã với dân số hơn 245.149 người.

3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Long Xuyên là một thành phố trẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long, là đô thị sầm uất thứ hai tại miền Tây Nam Bộ chỉ sau TP.Cần Thơ. Cơ cấu kinh tế của thành phố hiện nay là thương mại – Dịch vụ, Công nghiệp – Xây dựng và Nông nghiệp. Theo thống kê 9 tháng đầu năm 2007, GDP của thành phố tăng trưởng 15,67%, trong đó Thương mại – Dịch vụ 16%; Công nghiệp – Xây dựng 16,45% và Nông nghiệp 2,5%; GDP bình quân đầu người là 23 triệu đồng.

Năm 2007, tỷ trọng Thương mại – Dịch vụ chiếm hơn 69% trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Hoạt động thương mại của thành phố chủ yếu là mua bán lúa gạo và xuất khẩu thủy sản. Thành phốđã có hướng phát triển 4 trung tâm thương mại và siêu thị rộng 74.000 m2, gồm: Trung tâm thương mại Mỹ Xuyên 20.000 m2

, Trung tâm thương mại Mỹ Bình 50.000 m2

, siêu thị Sao Mai 2.000 m2 và siêu thị Mỹ Khánh 2.000 m2. Bên cạnh đó, thành phố cũng có kế hoạch đầu tư nâng cấp các chợ ngoại ô (Mỹ Phước, Mỹ Thạnh, Mỹ Khánh, Mỹ Hòa, Mỹ Hòa Hưng, Bình Đức); xây dựng mới 2 chợĐông Xuyên và Tây Huế.

Năm 2007, ngành Công nghiệp - Xây dựng của thành phố Long Xuyên đạt giá trị sản xuất 3.133,642 tỷ đồng, tăng 19,3% so năm trước. Trong đó, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.820,277 tỷ đồng, tăng 19,8% so cùng kỳ; khu vực cá thểđạt 313, 365 tỷđồng, tăng 16,7%. Có 110 cơ sở mới thành lập, tổng vốn đầu tư ban đầu là 3,7 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 500 lao động. Số cơ sở mới này tập trung vào các ngành nghề: sản xuất cửa sắt, khung tiền chế, hàn tiện, đóng bàn ghế, vật liệu xây dựng, may mặc...

Thế mạnh Nông nghiệp của thành phố là sản xuất lúa gạo và nuôi trồng thủy sản. Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng của thành phố đạt trên 11.500 ha, riêng diện tích nuôi thủy sản gồm 230 ha và 527 bè cá các loại. Năm 2009, thành phố Long Xuyên tập trung thực hiện 4 vùng sản xuất lúa giống 348 ha; vùng sản xuất lúa đặc sản 700 ha ở Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Quý, Mỹ Hòa, Mỹ Khánh; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Hòa Hưng và vùng sản xuất rau an toàn.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MEKONG3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

Tiền thân của ngân hàng Phát triển Mekong là Trung tâm tín dụng Mỹ Xuyên được thành lập và hoạt động từ năm 1989, theo Quyết định của Ủy ban Nhân dân Thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Đến năm 1992, do yêu cầu phát triển của nền kinh tế và để chấn chỉnh hoạt động của các Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tham gia quản lý hoạt động của các tổ chức này. Trong bối cảnh đó, Trung tâm tín dụng Mỹ Xuyên đã chuyển thể thành Ngân hàng Thương mại Vổ phần Nông thôn Mỹ Xuyên với số vốn điều lệ là 303 triệu đồng.

Để mở rộng mạng lưới hoạt động tren toàn quốc, Ngân hàng đã tiến hành chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình ngân hàng đô thị vào tháng 9 năm 2008. Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, Ngân hàng vẫn tập trung đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì đây là thế mạnh của Ngân hàng được khẳng định qua hơn 17 năm hoạt động tại tỉnh An Giang.

Đến 13/11/2009 Ngân hàng chính thức đổi tên từ Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mekong với vốn điều lệ là 1.000 tỷđồng.

Giai đoạn từ năm 2005 – 2009 được xem là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng trên nhiều mặt:

- Năng lực tài chính đã được nâng lên rất nhiều lần so với giai đoạn trước đó. Ngân hàng đã thực hiện vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng trong năm 2006, lên 500 tỷ đồng trong năm 2007 và lên 1.000 tỷđồng vào năm 2009.

- Công nghệ ngân hàng được Ngân hàng đầu tư đổi mới để phục vụ cho kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên cả nước, trước mắt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn.

- Nguồn vốn huy động là dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm. Ngân hàng kinh doang an toàn và hiệu quả. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ bình quân đạt trên 13%/năm.

- Năng lực quản trị và điều hành đã và đang được nâng lên sau khi chuyển sang mô hình ngân hàng đô thị.

Với định hướng tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷđồng trong năm 2010 và sự nổ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên cùng với định hướng phát triển phù hợp, MDB đã từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường tài chính, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư nông nghiệp và nông thôn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)