Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 33 - 34)

b. Đảm bảo đối nhân

3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

Long Xuyên là một thành phố trẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long, là đô thị sầm uất thứ hai tại miền Tây Nam Bộ chỉ sau TP.Cần Thơ. Cơ cấu kinh tế của thành phố hiện nay là thương mại – Dịch vụ, Công nghiệp – Xây dựng và Nông nghiệp. Theo thống kê 9 tháng đầu năm 2007, GDP của thành phố tăng trưởng 15,67%, trong đó Thương mại – Dịch vụ 16%; Công nghiệp – Xây dựng 16,45% và Nông nghiệp 2,5%; GDP bình quân đầu người là 23 triệu đồng.

Năm 2007, tỷ trọng Thương mại – Dịch vụ chiếm hơn 69% trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Hoạt động thương mại của thành phố chủ yếu là mua bán lúa gạo và xuất khẩu thủy sản. Thành phốđã có hướng phát triển 4 trung tâm thương mại và siêu thị rộng 74.000 m2, gồm: Trung tâm thương mại Mỹ Xuyên 20.000 m2

, Trung tâm thương mại Mỹ Bình 50.000 m2

, siêu thị Sao Mai 2.000 m2 và siêu thị Mỹ Khánh 2.000 m2. Bên cạnh đó, thành phố cũng có kế hoạch đầu tư nâng cấp các chợ ngoại ô (Mỹ Phước, Mỹ Thạnh, Mỹ Khánh, Mỹ Hòa, Mỹ Hòa Hưng, Bình Đức); xây dựng mới 2 chợĐông Xuyên và Tây Huế.

Năm 2007, ngành Công nghiệp - Xây dựng của thành phố Long Xuyên đạt giá trị sản xuất 3.133,642 tỷ đồng, tăng 19,3% so năm trước. Trong đó, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.820,277 tỷ đồng, tăng 19,8% so cùng kỳ; khu vực cá thểđạt 313, 365 tỷđồng, tăng 16,7%. Có 110 cơ sở mới thành lập, tổng vốn đầu tư ban đầu là 3,7 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 500 lao động. Số cơ sở mới này tập trung vào các ngành nghề: sản xuất cửa sắt, khung tiền chế, hàn tiện, đóng bàn ghế, vật liệu xây dựng, may mặc...

Thế mạnh Nông nghiệp của thành phố là sản xuất lúa gạo và nuôi trồng thủy sản. Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng của thành phố đạt trên 11.500 ha, riêng diện tích nuôi thủy sản gồm 230 ha và 527 bè cá các loại. Năm 2009, thành phố Long Xuyên tập trung thực hiện 4 vùng sản xuất lúa giống 348 ha; vùng sản xuất lúa đặc sản 700 ha ở Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Quý, Mỹ Hòa, Mỹ Khánh; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Hòa Hưng và vùng sản xuất rau an toàn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)