b. Doanh số thu nợ trung và dài hạn
4.2.2.2 Phân tích tình hình thu nợ theo ngành kinh tế
Do doanh số cho vay theo ngành kinh tế tăng nên doanh số thu nợ theo ngành kinh tế cũng tăng lên qua 3 năm. Tuy nhiên, doanh số thu nợđối với từng ngành chiếm tỷ trọng khác nhau trong tổng doanh số thu nợ. Để thấy rõ điều đó ta xem xét các bảng số liệu và các biểu đồ sau:
Bảng 12: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế qua 3 năm từ 2007 – 2009
ĐVT: tỷđồng Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 835 81,94 1.730 69,98 1.832 70,62 895 107,19 102 5,90 Nông Nghiệp 632 62,02 975 39,44 913 35,20 343 54,27 -62 -6,36 Thương Nghiệp 203 19,92 252 10,19 197 7,59 49 24,14 -55 -21,83 Thủy sản - - 188 7,61 104 4,01 188 - -84 -44,68 Phục vụ cá nhân - - 315 12,74 618 23,82 315 - 303 96,19 Trung và dài hạn 184 18,06 742 30,02 762 29,38 558 303,26 20 2,70 Nông Nghiệp 158 15,51 557 22,53 478 18,43 399 252,53 -79 -14,18 Thương nghiệp 26 2,55 48 1,94 57 2,20 22 84,62 9 18,75 Phục vụ cá nhân - - 137 5,54 227 8,75 137 - 90 65,69 Tổng Cộng 1.019 100 2.472 100 2.594 100 1.453 142,59 122 4,94
Bảng 13: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2009 và 2010 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu 06/2009 Tỷ trọng 06/2010 Tỷ trọng Số tiền % Ngắn hạn 974 72,58 1.793 79,34 819 84,09 Nông Nghiệp 454 33,83 549 24,29 95 20,93 Thương Nghiệp 172 12,82 471 20,84 299 173,84 Thủy Sản 34 2,53 98 4,34 64 188,24 Phục vụ cá nhân 314 23,40 675 29,87 361 114,97 Trung hạn 368 27,42 467 20,66 99 26,90 Nông Nghiệp 177 13,19 205 9,07 28 15,82 Thương Nghiệp 42 3,13 87 3,85 45 107,14 Phục vụ cá nhân 135 10,06 175 7,74 40 29,63 Tổng Cộng 1.342 100 2.260 100 918 68,41
Nguồn: Phòng kinh doanh- Hội sở Ngân hàng phát triển Mekong
a. Doanh số thu nợ ngắn hạn 0 200 400 600 800 1000 1200 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷđồng Nông Nghiệp Thương Nghiệp Thủy Sản Phục vụ cá nhân
Hình 11: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007-2009 và 6 tháng đầu năm 2010
- Ngành nông nghiệp: Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng doanh số thu nợ. Nguyên nhân là do đây là ngành định hướng mục tiêu cho vay chủ yếu của Ngân hàng vì nông nghiệp là thành phần kinh tế chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2007 doanh số thu nợđạt 632 tỷđồng, năm 2008 đạt 975 tỷđồng, tăng 343 tỷđồng hay tăng 54,27% so với năm 2007. Nguyên nhân là do doanh số cho vay trong năm này tăng vì
vậy doanh số thu nợ cũng tăng theo. Đến năm 2009 doanh số thu nợ lại giảm xuống đôi chút và chỉ đạt 913 tỷ đồng, giảm 62 tỷ đồng hay giảm 6,36% so với năm 2008. Nguyên nhân là trong năm này sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn , dịch bệnh tăng mạnh trên đàn gia súc, gia cầm nhiều người dân chăn nuôi phải trắng tay, giá cả xăng dầu, phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao nên chi phí sản xuất lúa tăng lên, nên dù giá cả ổn định, người dân vẫn lãi thấp vì vậy Ngân hàng khó thu được nợ. Sáu tháng đầu năm 2010 doanh số thu nợ đã đạt 549 tỷ đồng, tăng 95 tỷ đồng, hay tăng 84,09% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân do điều kiện thuận lợi nông dân trúng mùa và giá cả hàng hóa tương đối ổn định. Nên họ thu được lợi nhuận cao cho mình và giúp họ có khả năng trả nợ tốt cho ngân hàng và hơn nữa nhờ ngân hàng có đội ngủ cán bộ nhiệt tình năng nổ, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn đựợc thực hiện một cách nhiệt tình, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ và ý thức người dân ngày càng cao nên họ cũng trả nợđúng hạn.
- Ngành thương nghiệp: Nhìn chung doanh số thu nợ của ngành thương nghiệp tăng giảm không đều qua 3 năm do doanh số cho vay cũng tăng giảm không đều do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Năm 2008 doanh số thu nợđạt 203 tỷ đồng, tăng 49 tỷ đồng, tương đương tăng 24,14% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số thu nợ chỉđạt 197 tỷ dồng, giảm 55 tỷđồng, tương đương giảm 21,83% so với năm 2008. Những năm gần đay hoạt động của các nhành thương nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các mặt hàng ngoại nhập tràn vào thị trường Việt Nam ồạt, giá cả hàng hóa cạnh tranh rất gay gắt nên lợi nhuận một số ngành, đặc biệt là nghành hàng tiêu dùng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đang từng bước đổi mới, cải tiến sản suất, nâng chất lượng, hạ giá thành cùng với sự hổ trợ kịp thời của nhà nước là hổ trợ lãi suất, đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông… chính vì vậy mà năm 2010 tình hình kinh doanh có khả quan hơn, doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng theo. Quý II/2010 đạt 471 tỷ đồng, tăng 299 tỷ đồng hay tăng trưởng 173,84% so với cùng kỳ 2009.
- Ngành thủy sản: Doanh số thu nợ năm 2008 đạt 188 tỷ đồng, năm 2009 là 104 tỷđồng, giảm 84 tỷ đồng hay tương đương giảm 44,68% so với năm 2008. Ngân hàng bắt đầu cho vay ngành thủy sản từ năm 2008 nhưng gặp ngay thời điểm kinh tế khó khăn và kéo dài sang cả năm 2009 ngành thủy sản vẫn chưa khôi phục được. Đến năm 2010 doanh số thu nợ bắt đầu tăng trở lại, doanh số sáu tháng đầu năm đạt 98 tỷ
đồng, tăng 64 tỷ đồng, hay tăng 188,24% so với cùng kỳ năm 2009. Đầu năm 2010 ngành xuất khẩu thủy sản tuy có khởi sắc trở lại do thị trường xuất khẩu truyền thống là Mỹ và Châu Âu đã chấp nhận trở lại, đồng thời các nhà kinh doanh còn tìm được nhiều thị trường mới. Nên đay sẽ là một lĩnh vực cho vay tiềm năng của ngân hàng trong thời gian tới nếu quan tâm đúng mức.
- Phục vụ cá nhân: Mặc dù Ngân hàng bắt đầu cho vay phục vụ các nhân vào năm 2008 nhưng tỷ trọng của nó trong tổng doanh số cho vay cũng như thu nợ đều chiếm rất cao. Cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ đạt 618 tỷ đồng, tăng 315 tỷ đồng, tương đương tăng 96,19% so với năm 2008. Sáu tháng đầu năm 2010 doanh số thu nợ đã tăng lên 675 tỷ đồng, tương đương tăng 114,97% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân vào chính phủ ban hành gói kích cầu tiêu dùng vào năm 2009, hơn nửa nền kinh tế mở cửa, hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá cả và chất lượng rất cạnh tranh với các hàng hóa nội địa nên đã kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trong khi năm 2009 kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại người dân có công ăn việc làm nhiều hơn và thu nhập ổn định hơn. Mặt khác, đối tượng cho vay của Ngân hàng được chọn lọc rất kỹ cùng với đội ngũ cán bộ tín dụng tận tâm trong công việc giám sát chặt chẽ các khoản cho vay và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.
b. Doanh số thu nợ trung trung và dài hạn
0 100 200 300 400 500 600 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷđồng Nông Nghiệp Thương Nghiệp Phục vụ cá nhân
Hình 12: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ trung và dài hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007-2009 và sáu tháng đầu năm 2010
Cũng tương tự như doanh số thu nợ trong ngắn hạn. Doanh số thu nợ trung và dài hạn đối với ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất và thấp nhất là thương nghiệp.
- Ngành nông nghiệp: Qua biểu đồ hình 11 ta thấy rằng doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng mạnh vào năm 2008 đạt 557 tỷđồng, tăng 399 tỷđồng về số tuyệt đối hay tăng 252,53% về số tương đối so với năm 2007. Vì trong năm này giá cả các mặt hàng nông sản tăng mạnh, lại trúng mùa mà đa số các thành phần vay dài hạn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đều có quy mô sản xuất lớn và chuyên nghiệp nên mang lại lợi nhuận cao. Năm 2009 doanh số lại giảm 79 tỷ đồng hay giảm 14,18% so với năm 2008. Do năm này sản xuất nông nghiệp trong năm này gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên doanh số thu nợ tăng trở lại vào quý II/2010 đạt 205 tỷđồng tăng 15,82% so với cùng kỳ năm 2009.
- Ngành thương nghiệp: cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp vì nhiều rủi ro, vì vậy mà doanh số thu nợ dù có tăng qua các năm nhưng cũng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số chưa tới 3%.
- Phục vụ cá nhân: cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay và thu nợ trung và dài hạn dù có tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 đạt 227 tỷ đồng, tăng 90 tỷ đồng so với năm 2008 và chiếm 8,75% trong tổng doanh số thu nợ. Quý II/2010 đạt 175 tỷ đồng tăng 40 tỷ đồng hay tăng 29,63% với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân là do những năm gần đây, khi nền kinh tế mở cửa, đời sông người dân được nâng lên nên nhu cầu tiêu dùng cũng tăng. Chủ yếu họ vay trung và dài hạn là để mua nhà, xe và cho con ăn học. Đa sốđối tượng vay vốn này là công nhân viên nên có thu nhập ổn định, hơn nủa với các khoản vay này Ngân hàng đòi hỏi phải thế chấp tài sản vì vậy khả năng thu hồi nợđến hạn của Ngân hàng rất dễ dàng.