KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MEKONG

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 34)

b. Đảm bảo đối nhân

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MEKONG

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

Tiền thân của ngân hàng Phát triển Mekong là Trung tâm tín dụng Mỹ Xuyên được thành lập và hoạt động từ năm 1989, theo Quyết định của Ủy ban Nhân dân Thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Đến năm 1992, do yêu cầu phát triển của nền kinh tế và để chấn chỉnh hoạt động của các Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tham gia quản lý hoạt động của các tổ chức này. Trong bối cảnh đó, Trung tâm tín dụng Mỹ Xuyên đã chuyển thể thành Ngân hàng Thương mại Vổ phần Nông thôn Mỹ Xuyên với số vốn điều lệ là 303 triệu đồng.

Để mở rộng mạng lưới hoạt động tren toàn quốc, Ngân hàng đã tiến hành chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình ngân hàng đô thị vào tháng 9 năm 2008. Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, Ngân hàng vẫn tập trung đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì đây là thế mạnh của Ngân hàng được khẳng định qua hơn 17 năm hoạt động tại tỉnh An Giang.

Đến 13/11/2009 Ngân hàng chính thức đổi tên từ Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mekong với vốn điều lệ là 1.000 tỷđồng.

Giai đoạn từ năm 2005 – 2009 được xem là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng trên nhiều mặt:

- Năng lực tài chính đã được nâng lên rất nhiều lần so với giai đoạn trước đó. Ngân hàng đã thực hiện vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng trong năm 2006, lên 500 tỷ đồng trong năm 2007 và lên 1.000 tỷđồng vào năm 2009.

- Công nghệ ngân hàng được Ngân hàng đầu tư đổi mới để phục vụ cho kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên cả nước, trước mắt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn.

- Nguồn vốn huy động là dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm. Ngân hàng kinh doang an toàn và hiệu quả. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ bình quân đạt trên 13%/năm.

- Năng lực quản trị và điều hành đã và đang được nâng lên sau khi chuyển sang mô hình ngân hàng đô thị.

Với định hướng tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷđồng trong năm 2010 và sự nổ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên cùng với định hướng phát triển phù hợp, MDB đã từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường tài chính, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư nông nghiệp và nông thôn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. MDB đang phấn đấu trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực Nông nghiệp và Nông thôn.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự

3.2.2.1 Một số nét cơ bản về tổ chức và nhân sự của ngân hàng

Cơ cấu tổ chức của MDB được tổ chức theo mô hình: Hội sở - Chi nhánh và công ty con – Phòng giao dịch – Quỹ tiết kiệm. MDB hiện có 05 chi nhánh (02 chi nhánh ở An Giang, 01 chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh, 01 chi nhánh tại Cần Thơ và 01 chi nhánh tại Sa Đéc – Đồng Tháp), 11 phòng giao dịch tại An Giang, 08 quỹ tiết kiệm tại An Giang.

Cơ cầu tổ chức của MDB như Hình 2 dưới đây:

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MDB

HỘI SỞ CHÍNH

CHI NHÁNH CÔNG TY TRỰC THUỘC

3.2.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng

Bộ máy quản lý của MDB bao gồm các cơ quan chính sau: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như Hình 2 dưới đây.

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ của Ngân hàng.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, lập kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát haotj động của Ngân hàng.

- Ban Kiểm Soát: Có nhiệm vụ kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành cảu Ngân hàng; giám sát hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

- Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các bộ phận nghiệp vụ.

Hình 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

3.2.2.3 Một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng

- Huy động tiền gửi VNĐ: tiền gửi thanh toán, tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn.

- Cho vay VNĐ:

+ Cho vay đầu tư phục vụ sản xuất nông nghiệp: làm lúa nước, làm dịch vụ nông nghiệp, xây xát mua bán lúa gạo, chăn nuôi thủy sản…

+ Cho vay tiêu dùng, mua sắm tài sản cốđịnh, xây dựng và sửa chửa nhà, … + Cho vay làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

+ Cho vay mua xe ô tô, du học. + Cho vay cầm cố giấy tờ có giá. + Cho vay đầu tư chứng khoán. - Dịch vụ:

+ Bảo lãnh.

+ Chuyển tiền trong nước. + Dịch vụ chi trả kiều hối. + Chiết khấu giấy tờ có giá + Dịch vụ thu chi hộ tiền mặt.

3.2.3 Khái quát kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 2009 và 6 tháng đầu năm 2010

Bảng 1: Khái quát tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010. ĐVT: tỷđồng Năm Chênh lệnh 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 06/2010 Tiền % Tiền % Dư nợđầu kỳ 394 1.265 1.343 2.397 871 221,07 78 6,17

Doanh số cho vay 1.890 2.550 3.648 2.680 660 34,92 1.098 43,06

Doanh số thu nợ 1.019 2.472 2.594 2.260 1.453 142,59 122 4,94

Dư nợ cuối kỳ 1.265 1.343 2.397 2.448 78 6,17 1.054 78,48

Dư nợ bình quân 829,5 1.304 1.870 2.423 475 57,20 566 43,40

Nợ quá hạn 3 23 273 49 20 666,67 250 1.086

Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng phát triển Mekong

Hoạt động cho vay tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng MDB, nó luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập, Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng thấp chỉ khoảng 30% trong tổng doanh số cho vay.

Doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng nhưng tăng mạnh vào năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay là 1.890 tỷ đồng, năm 2008 là 2.550 tỷ đồng, tăng 660 tỷ đồng so với năm 2007 về số tuyệt đối hay tăng 34,92% về số tương đối. Đến năm 2009, doanh số cho vay tăng lên rất cao, đạt 3.648 tỷ đồng, tăng 1.098 tỷ đồng so với năm 2008 hay tăng 43,06%. Năm 2010 doanh số cho vay tiếp tục tăng cao. Doanh số sáu tháng đầu năm đạt 2.680 tỷ đồng, tương đương 73% so với cả năm 2009. Được như vậy là do Chính phủ triển khai gói kích cầu kinhh tế từ đầu năm, hổ trợ lãi suất cho các Ngân hàng. Từđó tạo điều kiện cho Ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt hơn. Thêm vào đó, tình hình kinh tế xã hội trong năm 2009 phát triển tương đối ổn định, nhu cầu về vốn của người dân để mở rộng quy mô sản xuất và nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên, vì vậy mà doanh số cho vay tăng mạnh vào năm này. Còn một nguyên nhân nữa mà chúng ta cần phải kể đến đó là nhờ vào chính bản thân của Ngân hàng, bên cạnh những chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, Ngân hàng luôn chủ động tìm kiếm khách hàng mới thông qua các kênh thông tin và chương trình khuyến mãi, mở rộng quy mô bằng cách tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷđồng, tạo được hình ảnh, thương hiệu và uy tín trong dân cư, do Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, thái độ phục vụ tận tình" Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi".

3.2.3.2 Tình hình doanh số thu nợ

Một Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến tình hình thu nợ của mình. Để xem xét Ngân hàng này hoạt động có hiệu quả hay không ta đi vào phân tích tình hình thu nợ của Ngân hàng qua các năm.

Doanh số thu nợ nhìn chung tăng đều qua ba năm và tăng mạnh nhất vào năm 2008. Cụ thể năm 2007 là 1.019 tỷ đồng, năm 2008 là 2.472 tỷ đồng, tăng 1.453 tỷ đồng so với năm 2007 về số tuyệt đối hay tăng 142,59% về số tương đối. Đến năm 2009 thì doanh số thu nợđạt 2.594 tỷ đồng, tăng 126 tỷ đồng so với năm 2008 về số tuyệt đối hay tăng 5,11% về số tương đối. Doanh số thu nợ năm 2009 tăng nhưng

không nhiều là do cuối năm 2009 Chính phủ lại nới lỏng lãi suất cơ bán, đẩy lãi suất huy động tăng cao nên lãi suất cho vay cũng tăng theo. Việc tiếp cận vốn tính dụng từ Ngân hàng trở nên khó khăn hơn đối với khách hàng dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợđến hạn từ phía khách hàng. Tuy nhiên, doanh số thu nợ tăng cao điều đó chứng tỏ Ngân hàng ngày càng chú trọng đến công tác thu nợ.

Bên cạnh đó, đạt được kết quả trên là do sự cố gắng của mỗi cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định khách hàng, theo dõi quá trình sử dụng vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ. Đời sống kinh tế xã hội của bà con ngày càng phát triển, họ làm ăn có hiệu quả nên ý thức trả nợ cho Ngân hàng cao. Thêm vào đó, còn có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Tất cả những yếu tố đó làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng càng được nâng cao.

3.2.3.3 Tình hình dư nợ

Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản sinh lời lớn và quan trọng của các Ngân hàng thương mại. Dư nợ là số tiền mà Ngân hàng còn phải thu của khách hàng trong một thời điểm nhất định. Trong thực tế, một Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả không chỉ phải nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá đúng năng lực của khách hàng để giảm bớt rủi ro.

Nhìn chung tình hình dư nợ của Ngân hàng qua các năm không ngừng tăng nhưng tốc độ tăng không tương xứng với tốc độ tăng của doanh số cho vay. Cụ thể năm 2007 dư nợ cho vay đạt 1.265 tỷ đồng, năm 2008 là 1.343 tỷ đồng, tăng 78 tỷ đồng so với năm 2007 hay tăng với tốc độ 6,17%. Năm 2009 là 2.397 tỷ đồng, tăng 1.054 tỷ đồng so với năm 2008 về số tuyệt đối hay tăng 78,48 về số tương đối. Được như vậy là do Ngân hàng nắm bắt được tình hình phát triển chung của địa bàn hoạt động, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Chính quyền địa phương. Nhu cầu chi phí để sản xuất hàng hóa của khách hàng đòi hỏi năm sau phải cao hơn năm trước, do giá cả ngyên vật liệu ngày một tăng nên chi phí đầu tư trên đơn vị sản xuất phải tăng lên, vì vậy mà dư nợ của Ngân hàng cũng tăng qua các năm.

3.2.3.4 Tình hình nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn của Ngân hàng tăng nhanh qua 3 năm, đây là dấu hiệu xấu trong hoạt động ngân hàng, điều này làm cho chất lượng tín dụng bị giảm xuống. Năm 2007 nợ quá hạn là 3 tỷđồng. Năm 2008 là 23 tỷđồng tăng 20 tỷđồng so với năm 2007 hay tăng 666,67%. Năm 2009 là 273 tỷ đồng, tăng 250 tỷđồng so với năm 2008 hay tăng

1087% về số tương đối. Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng của MDB chịu nhiều ảnh hưởng từ những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và 2009. MDB đã tập trung xử lý tình trạng nợ quá hạn này và đến thời điểm cuối quý II 2010 nợ quá hạn đã giảm xuống còn 48,5 tỷđồng.

3.2.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của ngân hàng

3.2.4.1 Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo kịp thời và sâu sát của Ban Giám Đốc cùng sự nhiệt tình trong công tác của đoàn thể cán bộ công nhân viên về hiệu quả hoạt động trong kinh doanh của đơn vị.

- Đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ cao, có kinh nghiệm, sự nhiệt huyết và đoàn kết trong công việc, đây là động lực thúc đẩy hoạt động của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao.

- Trụ sở của ngân hàng đặt tại trung tâm TP. Long Xuyên, đây là vị trí thuận lợi cho việc giao dịch của ngân hàng và khách hàng.

- Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất được đổi mới, trang thiết bị hiện đại cùng với việc áp dụng tiến bộ của công nghệ thông tin làm công việc của cán bộ được giảm nhẹ và rút ngắn thời gian, thủ tục cho khách hàng đến ngân hàng giao dịch. - Với mục tiêu" lấy nông thôn làm thành thị, nông nghiệp làm đối tượng cho vay và khách hàng chính là nông dân", Ngân hàng phát triển Mekong đã xác định đúng khách hàng mục tiêu của mình đây là một thuận lợi trong kinh doanh của ngân hàng.

- Ngân hàng Phát triển MeKong được ra đời từ rất lâu và phát triển cùng với sự phát triển kinh tế của TP. Long Xuyên, các khách hàng truyền thống của ngân hàng đa số làm ăn có uy tín, vay trảđúng định kỳ.

- Đến năm 2008 MDB được chuyển từ mô hình cổ phần nông thôn (có phạm vi hoạt động hẹp – trong địa bàn của tỉnh An Giang và chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp) sang mô hình cổ phần đô thị, thực hiện tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2009 mở rộng mạng lưới kinh doanh và tìm kiếm nhiều hơn các khách hàng tiềm năng cho ngân hàng.

3.2.4.2 Khó khăn

Ngoài việc bị tác động trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải đối phó với tình hình lạm phát tăng cao. Ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát trong năm 2008 bằng việc quy định

lãi suất cơ bản lên đến 14%/năm trong năm 2008 và đã giảm xuống trong năm 2009. Lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước quy định ở mức 7% trong hầu hết năm 2009 để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, với khả năng huy động vốn của các ngân hàng nói chung và MDB nới riêng bị hạn chế vì lãi suất không đủ hấp dẫn. Lãi suất huy động trên thị trường luôn được các Ngân hàng đẩy lên cao gần với trần lãi suất quy định. Do huy động không đủ nguồn vón nên ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của, đặc biệt là kế hoạch thu nhập của MDB năm 2009.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu trong năm 2007 và kéo dài đến năm 2009 đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế của Việt Nam. Lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là lĩnh vực cho vay chính của MDB gặp nhiều khó khăn đã dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.

MDB chuyển đổi từ mô hình nông thôn sang mô hình ngân hàng đô thị

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)