Dư nợ đầu tư tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 42)

b. Đảm bảo đối nhân

3.2.5.2 Dư nợ đầu tư tín dụng

- Mở rộng đối tượng đầu tư, chú trọng đến các đối tượng hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các công trình, dự án xây dựng ở các khu vực chợ và cụm dân cư.

- Kế hoạch dư nợ tín dụng đến cuối năm 2010 đạt: 4.500 tỷđồng, tăng so với năm 2009 là 2.103 tỷđồng, tốc độ tăng trưởng 87%

* Về cơ cấu nợ:

Phân theo thời gian (loại cho vay):

- Dư nợ ngắn hạn: 3.230 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 1.548 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 92%

- Dư nợ trung và dài hạn: 1.270 tỷđồng, tăng so với năm 2009 là 555 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 77,6%.

3.2.5.3 Nợ xấu và nợ tồn đọng:

- Kế hoạch đến cuối năm 2010 nợ xấu ở mức dưới 70 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,56% trên tổng dư nợ hữu hiệu.

- Thu nợ tồn đọng trong năm 2009 đạt 791 tỷ đồng, giảm dư nợ tồn đọng tương đương 30%.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MEKONG (MDB)

4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Mức lãi suất huy động mà Ngân hàng phát triển Mekong áp dụng đến ngày 30/06/2010 là:

Bảng 2: Khung lãi suất huy động vốn nội tệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng phát triển Mekong

LOẠI TIỀN GỬI LÃI SUẤT (%/NĂM)

1/ Không kỳ hạn 3.6 2/ Có kỳ hạn LÃNH LÃI HÀNG THÁNG LÃNH LÃI CUỐI KỲ 01 tuần 10,00 02 tuần 10,20 03 tuần 10,50 01 tháng 10,98 02 tháng 10,92 10,99 03 tháng 10,90 11,00 04 tháng 10,85 11,00 05 tháng 10,80 11,00 06 tháng 10,75 11,00 07 tháng 10,70 11,00 08 tháng 10,65 11,00 09 tháng 10,60 11,00 12 tháng 10,45 11.00 13 tháng 10,30 10,80 15 tháng 10,20 10,80 18 tháng 10,10 10,80 24 tháng 10,00 10,80

Bảng 3:Khung lãi suất huy động vốn nội tệ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng phát triển Mekong

VNĐ (% NĂM) KỲ HẠN

Dưới 50 triệu Từ 50 triệu - 1 tỷ Từ 1 tỷ - 5 tỷ Từ 5 tỷ trở lên

1 tuần 9,24% 9,42% 9,60% 2 tuần 9,64% 9,82% 10,00% 3 tuần 10,04% 10,22% 10,40% 1 tháng 10,44% 10,62% 10,80% 2 tháng 10,49% 10,67% 10,85% 3 tháng 10,54% 10,72% 10,90% 6 tháng 10,59% 10,77% 10,95% 9 tháng 10,59% 10,77% 10,95% 12 tháng 10,59% 10,77% 10,95% 13 tháng 10,64% 10,82% 11,00% Liên hệ chi nhánh/PGD/Qu ỹ tiết kiệm gần nhất

Nguồn: Phòng kinh doanh – Hội sở Ngân hàng phát triển Mekong

Lãi suất huy động vốn của ngân hàng sẽ thay đổi theo từng thời điểm phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, và luôn ở mức hợp lý để có thể thu hút vốn nhàn rỗi của khách hàng.

4.1.1 Khái quát nguồn vốn

Nguồn vốn chính là mạch máu nuôi sống, là yếu tố giúp cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc làm quan trọng mà chúng ta cần phải làm.

Mỗi một khoản nguồn vốn đều có nhu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau… Do đó, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng. Qua bảng số liệu sau ta có thể thấy tình hình huy động vốn tại ngân hàng như sau:

Qua bảng 3 ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng có chiều hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2007 vốn huy động là 998 tỷđồng, năm 2008 là 1.430 tỷ đồng, tăng 432 tỷ đồng, tương đương 43,29% so với năm 2007. Đến năm 2009 vốn huy động không có bước tăng và chỉ đạt đạt 1.438 tỷ đồng, tăng 0,56 với năm 2008. Nguyên nhân nguồn vốn huy động không tăng vào năm 2009 là do tình hình kinh tế chung khó khăn và ngân hàng nhà nước đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ để kích thích nền kinh tế nên quy định lãi suất cơ bản chỉ vào khoản 7% cho hầu hết năm 2009

nên không thể hấp dẫn khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2010 do điều kiện khách quan thuận lợi và cả những bước tiến mới của MDB là mở rộng chi nhánh hoạt động ra các tỉnh Đồng bằng sông cửu Long, TP.Hồ Chí Minh và cả Hà Nội nên tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2010 tăng lên 1.731 tỷđồng đạt 50,9% so với kế hoạch đề ra.

Đồng thời nguồn vốn huy động của MDB chủ yếu là nguồn tiền gửi có kỳ hạn, luôn chiểm tỷ trọng bình quân trên 96% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc phân bổ nguồn vốn cho vay hợp lý, mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

Bảng 4: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2007-2009

ĐVT: tỷđồng Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Không kỳ hạn 29 2,91 22 1,53 50 3,48 -7 -24,14 28 127,27

Tiền gửi và vay TCTD 10 1,00 5 0,35 9 0,63 -5 -50,00 4 80,00 Vốn tài trợ, ủy thác 4 0,40 6 0,42 3 0,21 2 50,00 -3 -50,00 Tiền gửi khách hàng 15 1,50 11 0,76 38 2,64 -4 -26,67 27 245,45

Giấy tờ có giá - - - - - - - - - -

Có kỳ hạn 969 97,09 1418 98,47 1388 96,52 449 46,34 -30 -2,12

Tiền gửi và vay TCTD 615 61,62 108 7,50 156 10,85 -507 -82,44 48 44,44 Vốn tài trợ, ủy thác 40 4,01 13 0,90 43 2,99 -27 -67,50 30 230,77 Tiền gửi khách hàng 314 31,46 1.297 90,07 639 44,44 983 313,06 -658 -50,73

Giấy tờ có giá - - - - 550 38,25 - - - -

Tổng cộng 998 100 1440 100 1438 100 442 44.29 -2 -0,14

Bảng 5: Tình hình huy động vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2009 và 2010 ĐVT: tỷđồng Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu 06/2009 Tỷ trọng 06/2010 Tỷ trọng Số tiền % Không kỳ hạn 22 2,57 124 7,16 102 463,64 Tiền gửi và vay TCTD 5 0,58 37 2,14 32 640,00 Vốn tài trợ, ủy thác - - 8 0,46 - - Tiền gửi khách hàng 17 1,99 79 4,56 62 364,71 Giấy tờ có giá - - - - - - Có kỳ hạn 833 97,43 1607 92,84 774 92,92 Tiền gửi và vay TCTD 243 28,42 415 23,97 172 70,78 Vốn tài trợ, ủy thác 27 3,16 32 1,85 5 18,52 Tiền gửi khách hàng 337 39,42 710 41,02 373 110,68 Giấy tờ có giá 226 26,43 450 26,00 224 99,12 Tổng cộng 855 100 1731 100 876 102,46

Nguồn: Phòng kinh doanh-Hội sở Ngân hàng MDB

Có nhiều hình thức khác nhau để huy động vốn tạo nên nguồn vốn cho Ngân hàng . Đối với Ngân hàng MDB thì nguồn vốn được kết cấu từ nguồn vốn huy động tại chỗ gồm tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, …Và đôi khi có phát hành giấy tờ có giá. Để có thể thấy rõ sự biến động của từng chỉ tiêu trong vốn huy động sau đây ta sẽ phân tích bảng 4 và bảng 5 để thấy rõ tỷ trọng của những khoản mục này cấu thành vốn huy động của ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta nhận thấy, tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đặc biệt là năm 2008 chiếm đến 90, 83% trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ đối tượng này lại tăng giảm không đều qua 3 năm do tác động của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, vì thế gây không ít khó khăn trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng tương đối khá trong tổng vốn huy động,nhưng lại có xu hướng giảm vào năm 2008 và 2009, đến năm 2010 thì tăng dần trở lại. Nguyên nhân do nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, các tổ chức kinh tế gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Đến năm 2010 nền kinh tế bắt đầu phục hồi, các tổ chức kinh tế bắt đầu làm ăn hiệu quả hơn, nên có nhu cầu giao dịch với Ngân hàng cũng nhiều hơn, thêm vào đó là quy mô sản xuất ngày càng rộng lớn, nhờ vậy mà Ngân hàng có thể thu hút được vốn càng nhiều.

Giấy tờ có giá là một trong những hình thức để Ngân hàng huy động vốn thêm cho đơn vị, do Ngân hàng phát hành nhằm vào mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định. MDB chỉ bắt đầu phát hành kỳ phiếu từ năm 2009 do nhu cầu vốn của người dân tăng cao để khôi phục sản xuất mà việc huy động vốn từ nguồn tiền tiết kiệm không thểđáp ứng đủ.

Tranh thủ nguồn vốn tài trợ cũng là một trong những nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao của đa số các ngân hàng vì chi phí lãi thấp. Tuy nhiên, do là MDB ngân hàng TMCP nên khả năng cạnh tranh về nguồn vốn này của ngân hàng còn yếu và không đáng kể, chỉ chiếm không quá 5% trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm.

4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng

0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 Tỷđồng 2007 2008 2009 06/2010 Năm 1. Tiền gửi của TCKT 2.Vốn tài trợ, ủy thác 3.Tiền gửi của khách hàng 4.Giấy tờ có giá khác

Hình 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn huy động qua 3 năm 2007-2009 và 6 tháng đầu năm 2010

Dựa vào biểu đồ hình 4 và bảng số liệu 3 và 4 ta sẽđi vào phân tích chi tiết tình hình huy động vốn của ngân hàng như sau:

4.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng

Trong cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi của khách hàng khá cao và có tỷ trọng tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2008. Cụ thể năm 2008 là 1.298 tỷ đồng, tăng 969 tỷđồng, hay tăng 294,93% so với năm 2007. Đồng thời nó cũng chiếm tỷ trọng rất cao 90,77% trong tổng nguồn vốn huy động năm 2008.. Năm 2009 lượng tiền gửi của khách hàng giảm mạnh và chỉ đạt 677 tỷ đồng, giảm 621 tỷ đồng so với năm 2008, tương đương giảm 47,84% và chỉ còn chiếm 47,8% trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, kết quả 6 tháng đầu năm 2010 khả quan hơn, tổng vốn huy động lên đến 789 tỷ đồng, tăng 444 tỷ đồng hay tăng 125,54% so với cùng kỳ năm 2009. Cụ thể như sau:

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đặc điểm của loại tiền gửi này là có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn qua 3 năm có tăng nhưng không ổn định. Cụ thể năm 2007 là 314 tỷđồng, năm 2008 là 1.297 tỷ đồng, tăng 983 tỷ đồng hay tăng 313,06% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 nền kinh tế thế giới diễn biến nhiều phức tạp, khó lường, đặc biệt là diễn biến bất thường của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, lan rộng ra toàn cầu làm kinh tế thế giới suy giảm mạnh, thị trường chứng khoán giảm mạnh và rớt giá liên tục, thị trường bất động sản thì trầm lắng, thị trường ngoại hối tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy gửi tiền vào ngân hàng là một lựa chọn an toàn cho nhà đầu. Đến năm 2009 doanh số huy động đạt 650 tỷ đồng, giảm 634 tỷđồng, tức giảm 49,3% về số tương đối so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong năm 2009 để khắc phục hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế và kích thích nền kinh tế phát triển, kiềm chế lạm phát Ngân hàng nhà nước đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cơ bản chỉ duy trì ở mức 7% nên các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn để huy động vốn vì lãi suất không hấp dẫn khách hàng. Trong khi đó giá vàng trong nước không ngừng tăng lên theo giá vàng thế giới nên một số khách hàng chuyển sang đầu tư vàng, vì vậy làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2010 tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tăng lên đáng kể, đến tháng 6/2010 là 710 tỷđồng cao hơn so với cùng kỳ năm 2009 là 373 tỷ đồng, tương tương tăng 110,68%. Có được kết quả này là nhờ chiến lược huy động vốn của Ngân hàng linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn kèm

theo nhiều chương trình khuyến mãi với lãi suất hấp dẫn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng khai trương 3 chi nhánh mới tại TP.Hồ Chí Minh, Đồng Tháp và TP. Cần Thơđể mở rộng quy mô kinh doanh.

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Nhìn chung tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng giảm không đều qua 3 năm. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong vốn huy động từ dân cư. Năm 2007 là 15 tỷđồng, năm 2008 là 11 tỷđồng, giảm 4 tỷđồng hay giảm 26,67% về số tương đối so với năm 2007. Năm 2009 là 38 tỷđồng, tăng 27 tỷ đồng tức là tăng 245,45% về số tương đối so với năm 2008. Đến quý II/2010 là 79 tỷ đồng, tăng 62 tỷ đồng hay tăng 364,71% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân là do lãi suất ngân hàng thấp trong khi đó giá vàng lại tăng liên tục. Vì vậy, người dân gửi tiền vào loại tiết kiệm không kỳ hạn này chủ yếu trong thời gian ngắn sẽ rút ra sử dụng với mục đích đã định trước nhưng chưa thực hiện được.

Hiện nay lượng tiền nhàn rỗi ở vùng nông thôn khá lớn do người dân ở đây đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất dẫn đến tăng năng suất và từ đó thu nhập của người dân cũng tăng cao. Ngân hàng hoạt động rất hiệu quả tạo được niềm tin đối với khách hàng, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Ngân hàng nên việc huy động tiền gửi của người dân cũng rất thuận lợi. Tuy nhiên, cũng còn phần lớn hộ làm ăn khá giả còn e ngại và chưa từng làm quen với việc gửi tiền vào Ngân hàng nhất là với số tiền còn ít và nhỏ lẻ, họ chưa thấy được lợi ích từ việc gửi tiền mà thường họ cất giữ tiền bằng cách mua vàng. Vì vậy Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa nguồn vốn huy động từ nông thôn, đây là thị trường có tiềm năng lớn mà Ngân hàng cần khai thác trong thời gian tới.

4.1.2.2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định. Nhìn chung tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng giảm không đều qua các năm cả về doanh số và tỷ trọng. Năm 2007 là 625 tỷ đồng, chiếm 62,63% trong tổng doanh số huy động, năm 2008 là 113 tỷ đồng, giảm 512 tỷ đồng hay giảm 81,9% về số tương đối so với năm 2007 và chỉ còn chiếm 7,95 trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 là 165 tỷđồng, tăng 52 tỷđồng hay tăng 46,02% so với năm 2008. Trong 3 năm 2007 - 2009 hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bịảnh hưởng nhiều bởi lạm phát, khó phát triển kinh doanh nên nhu cầu thanh

toán bù trừ giữa các ngân hàng không nhiều, nên giữa các ngân hàng không cần thiết phải duy trì số dư tài khoản tiền gửi của mình ở các ngân hàng khác quá nhiều. Bên cạnh đó các tổ chức tín dụng khác cũng gặp khó khăn về vốn khi số vốn huy động không được nhiều nên lượng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm xuống đáng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)