Dư nợ cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 72)

Qua bảng số liệu ta thấy rằng dư nợ cho vay trung và dài hạn chiểm tỷ trọng không đáng kể trung bình khoảng 30% trong tổng dư nợ cho vay. Vì mục tiêu cho vay của Ngân hàng là muốn gia tăng vòng vay vốn và nhanh thu hồi nợ nên Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Trong đó, dư nợđối với khách hàng cá nhân là chủ yếu. Cụ thể năm 2008 đạt 396 tỷ đồng, tăng 64 tỷ đồng hay tăng 19,28% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 572 tỷ đồng tăng 176 tỷ đồng hay tăng 44,44% so với năm

2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ cho vay đạt 468 tỷ đồng, tăng 61 tỷ đồng tương đương tăng 14,99% so với cùng kỳ năm 2008. 0 100 200 300 400 500 600 700 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷđồng Các tổ chức kinh tế Khách hàng cá nhân

Hình 14: Biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010

Dư nợđối với các tổ chức kinh tế mặc dù có tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể do ngân hàng cho vay trung và dài hạn rất hạn chế đối với đối tượng này. Tuy nhiên, trong thời gian tới Ngân hàng cũng nên quan tâm hơn khi đã mở rộng quy mô kinh doanh vì đây cũng là những khách hàng tiềm năng nếu ngân hàng làm tốt công tác thẩm định và giám sát chặt chẽ các khoản vay.

4.2.3.2 Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 16: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007 – 2009

ĐVT: Tỷđồng Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 929 73.44 942 70.14 1786 74.51 13 1.40 844 89.60 Nông Nghiệp 519 41.03 424 31.57 464 19.36 -95 -18.30 40 9.43 Thương Nghiệp 410 32.41 95 7.07 525 21.90 -315 -76.83 430 452.63 Thủy Sản 148 11.02 71 2.96 - - -77 -52.03 Phục vụ cá nhân 275 20.48 726 30.29 - - 451 164.00 Trung hạn 336 26.56 401 29.86 611 25.49 65 19.35 210 52.37 Nông Nghiệp 190 15.02 192 14.30 203 8.47 2 1.05 11 5.73 Thương Nghiệp 146 11.54 61 4.54 185 7.72 -85 -58.22 124 203.28 Phục vụ cá nhân 148 11.02 223 9.30 148 75 50.68 Tổng Cộng 1.265 100 1.343 100 2.397 100 78 6.17 1.054 78.48

Bảng 17: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm 2009 và 2010 ĐVT: Tỷđồng Chênh lệch 2009/2010 Chỉ tiêu 06/2009 Tỷ trọng 06/2010 Tỷ trọng Số tiền % Ngắn hạn 752 64,05 1.929 78,80 1.177 156,52 Nông Nghiệp 168 14,31 544 22,22 376 223,81 Thương Nghiệp 147 12,52 568 23,20 421 286,39 Thủy Sản 22 1,87 89 3,64 67 304,55 Phục vụ cá nhân 415 35,35 728 29,74 313 75,42 Trung hạn 422 35,95 519 21,20 97 22,99 Nông Nghiệp 152 12,95 164 6,70 12 7,89 Thương Nghiệp 92 7,84 98 4,00 6 6,52 Phục vụ cá nhân 178 15,16 257 10,50 79 44,38 Tổng Cộng 1.174 100 2.448 2.448 1.274 108,52

Nguồn: Phòng kinh doanh – Hội sở Ngân hàng phát triển Mekong

a. Dư nợ cho vay ngắn hạn:

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷđồng Nông Nghiệp Thương Nghiệp Thủy Sản Phục vụ cá nhân

Hình 15: Biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010

- Ngành nông nghiệp: Qua bảng số liệu và biểu đồ hình 17 ta thấy, dư nợ cho vay đối với ngành nông nghiệp tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2008 dư nợ đạt 424 tỷ đồng, giảm 95 tỷ đồng, tương đương giảm 18,3% so với năm 2007. Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gặp

rất nhiều khó khăn. Năm 2009 dư nợ bắt đầu tăng trở lại đạt 464 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng, tương đương tăng 9,43%. Đặc biệt dư nợ tăng mạnh vào quý II năm 2010 đạt 544 tỷ đồng, tăng 376 tỷđồng, tương đương tăng 233,81% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân là do sau khủng hoảng kinh tế, giá cả các mặt hàng nông sản tăng lên, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi nên người dân mở rộng sản xuất.

- Ngành thương nghiệp: cũng giống như doanh số cho vay, dư nợ cho vay cũng tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể như sau, năm 2008 d ư nợ cho vay đạt 95 tỷ đồng , giảm 76,83% so với năm 2007 và chỉ còn chiếm 7,07% trong tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân là do Ngân hàng cho vay rất dè dặt đối với ngành này vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nên sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, ngân hàng sợ khó thu hồi được nợ. Tuy nhiên, năm 2009 dư nợ cho vay tăng lên đáng kểđạt 525 tỷ đồng, tăng 452,63% và chiếm 21,90% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ tiếp tục tăng mạnh đến quý II năm 2010 đạt 568 tỷ đồng, tăng 286,39% so với cùng kỳ năm 2009 và chiểm 23,2% tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân là do kinh tế bắt đầu hồi phục, hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn nên Ngân hàng bắt đầu cho vay trở lại đối với ngành thương mại. Hơn nửa, Ngân hàng đã mở rộng quy mô hoạt động và chuyển sang Ngân hàng đô thị nên từng bước mở rộng cho vay sang lĩnh vực này là hướng đi đúng của Ngân hàng.

- Ngành thủy sản: Dư nợ đối với ngành thủy sản cũng tăng giảm không đều qua các năm. Và do đây là lĩnh vực cho vay mới của Ngân hàng nên dư nợ cho vay đối với ngành này tương đối thấp nên tỷ trọng dư nợ của ngành này cũng thấp thường dưới 5% tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 là một năm nhiều biến động đối với ngành thủy sản Việt Nam, từ vụ kiện phá giá cá tra, cá ba sa đến việc mặt hàng này không thể vào được thị trường của Mỹ và châu Âu. Do vậy dư nợ cho vay đối với ngành này chỉ đạt 71 tỷđồng, giảm 77 tỷđồng, tương đương giảm 52,03% so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ tăng trở lại đạt 89 tỷ đồng tăng 67 tỷđồng hay tăng 304,55% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy năm 2010 ngành thủy sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng Ngân hàng vẫn phải dè dặt khi cho vay đối với ngành này bởi vẫn còn tìm ẩn nhiều rủi khi thị trường Mỹ đánh thuế chống phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khá cao.

- Phục vụ cá nhân: Tuy là lĩnh vực cho vay mới nhưng lại là ngành có dư nợ cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng qua các năm. Năm 2009 dư

nợ cho vay đạt 726 tỷ đồng chiếm 30,29% tổng dư nợ và tăng 451 tỷ đồng hay tăng 164% so với năm 2008. Sáu tháng đầu năm 2010 dư nợ đối với cho vay phục vụ cá nhân tiếp tục tăng lên và đạt 728 tỷ đồng, chiếm 29,74% về tỷ trọng tổng dư nợ và tăng 313 tỷ đồng, tương đương tăng 75,42% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân là do chính sách kích cầu kinh tế của chính phủ , đồng thời doanh số thu nợ của hoạt động này đều tăng. Mặt khác người dân làm ăn hiệu quả nên có ý thức trả nợ cho Ngân hàng.

b. Dư nợ cho vay trung và dài hạn

0 50 100 150 200 250 300 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷđồng Nông Nghiệp Thương Nghiệp Phục vụ cá nhân

Hình 16: Biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay trung và dài hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010

- Ngành Nông nghiệp: Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với ngành nông nghiệp tăng đều qua các năm nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Cụ thể năm 2008 dư nợ đạt 192 tỷ đồng , tăng 2 tỷđồng so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ đạt 203 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng, tương đương tăng 5,73%. Đến quý II năm 2010 dư nợ tăng đáng kể đạt 164 tỷ đồng, tăng 12 tỷđồng, tương đương tăng 7,89% so với cùng kỳ năm 2008. Dư nợ trung và dài hạn tăng trưởng tương đối ổn định vì đây là lĩnh vực cho vay truyền thống của Ngân hàng và trong thời gian qua sản xuất nông nghiệp thuận lợi và được giá.

- Ngành thương nghiệp: Cũng giống như dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng giảm không đều qua các năm theo biến đổi của tình hình kinh tế. Cụ thể năm 2008 dư nợđạt 61 tỷ đồng, giảm 85 tỷ đồng, tương đương giảm 58,22% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ tăng mạnh đạt 185 tỷ đồng, tăng 124 tỷđồng, tương đương tăng 203,08% so với năm 2008. Sau tháng đầu năm 2010 dư nợ

tiếp tục tăng lên đạt 98 tỷ đồng tăng 6 tỷ đồng, tương đương tăng 6,52% so với cùng kỳ năm 2009.

- Phục vụ cá nhân: Dư nợ trung và dài hạn đối với hoạt động này đều tăng với tốc độ rất nhanh qua các năm. Năm 2009 dư nợ đạt 233 tỷ đồng, tăng 75 tỷ đồng, tương đương tăng 50,68%. Đến quý II/2010 dư nợđã đạt 257 tỷđồng, tăng 79 tỷđồng , tương đương tăng 44,38% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân là do những năm gần đây nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận công nhân viên tăng mạnh, đặc biệt là nhu cầu vay để mua xe, nhà,… nên cần vay trong dài hạn. Hơn nửa, khách hàng là những đối tượng này thường có thu nhập ổn định nên việc thu nợ rất dễ dàng, đồng thời các khoản vay đều có tài sản đảm bảo.

Tóm lại, Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn để giảm rủi ro và dễ dàng tăng vòng vay vốn tính dụng. Hơn nửa, việc thu hồi nợ và công tác theo dõi, kiểm tra cũng sẽ dễ dàng hơn, từ đó tăng tính thanh khoản cho Ngân hàng. Ngân hàng chỉ cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng thân thiết và uy tín, có tài sản đảm bảo nhưng còn hạn chế.

4.2.4 Phân tích tình hình dư nợ quá hạn của Ngân hàng

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợđến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó các khoản dư nợ này sẽđược chuyển thành nợ quá hạn. Nợ quá hạn làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không có khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy mà nợ quá hạn là một trong những rủi ro trong tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ thì có thể làm cho Ngân hàng mất cân đối trong thanh toán, làm cho Ngân hàng bị thua lỗ và thậm chí dẫn đến nguy cơ phá sản. Vì vậy mà nợ quá hạn là vấn đề mà tất cả các Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm.

4.2.4.1 Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Nợ quá hạn là tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Qua đó ta có thể đánh giá được hiệu quả trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng và đánh giá được trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng đối với các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Bảng 18 Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: tỷđồng Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Các tổ chức kinh tế 0,2 6,67 3 13,04 38 13,92 2,8 1400 35 1166,7 Khách hàng cá nhân 2,8 93,33 20 86,96 235 86,08 17,2 614,29 215 1075 Tổng cộng 3 100 23 100 273 100 20 666,67 250 1087

Nguồn: Phòng kinh doanh – Hội sở Ngân hàng phát triển Mekong

Bảng19: Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm 2009 và 2010

ĐVT: tỷđồng Chênh lệch 2009/2010 Chỉ tiêu 06/2009 Tỷ trọng 06/2010 Tỷ trọng Số tiền % Các tổ chức kinh tế 21 15,328 5 10,309 -16 -76,19 Khách hàng cá nhân 116 84,672 43,5 89,691 -72,5 -62,5 Tổng cộng 137 100 48,5 100 -88,5 -64,6

Nguồn: Phòng kinh doanh – Hội sở Ngân hàng phát triển Mekong

- Dư nợ quá hạn đối với tổ chức kinh tế: Các tổ chức kinh tế chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ theo thành phần kinh tế. Qua bảng số liệu 18 và 19 ta thấy rằng dư nợ quá hạn đối với các tổ chức kinh tế năm 2008 là 3 tỷ đồng, tăng 2,8 tỷ đồng, tương đương tăng 1400%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số tổ chức kinh tế gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên chậm thanh toán các khoản vay cho ngân hàng. Đặc biệt năm 2009 dư nợ quá hạn tăng lên cao đạt 38 tỷđồng, tương đương tăng 1.166,7%. Nhìn chung, dư nợ quá hạn chỉ tăng cao về số tương đối, nhưng về số tuyệt đối thì không cao và tăng cùng với doanh số cho vay cũng là điều hợp lý. Đây là tình hình chung của hầu hết ngân hàng, bởi vì năm này Ngân hàng trung ương thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, nên các tổ chức kinh tế chậm chi trả các khoản vay đến hạn vì rất khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Tuy nhiên, quý 2 năm 2010 tình hình bắt đầu khả quan trở lại với những chính sách kích thích kinh tế, việc kinh doanh của các tổ chức kinh tế gặp nhiều thuận lợi hơn nên họ thanh toán các khoản vay đến hạn rất tốt. Quý 2/2010 dư nợ quá hạn giảm xuống còn 5 tỷđồng, giảm 16 tỷđồng hay giảm 76,19% so với cùng kỳ năm 2009.

0 50 100 150 200 250 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷđồng Các tổ chức kinh tế Khách hàng cá nhân

Hình 17: Biểu đồ thể hiện dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010

- Dư nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân: Đây là thành phần vay vốn chủ yếu của ngân hàng. Cũng giống nhưđối với các tổ chức kinh tế, dư nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân tăng dần qua 3 năm mà đặc biệt tăng mạnh vào năm 2009 và có xu hương giảm đáng kể vào quý 2 năm 2010. Cụ thể năm 2008 dư nợ quá hạn là 20 tỷ đồng tăng 17,2 tỷđồng, tương tương tăng 614,29% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ quá hạn tăng mạnh đạt 235 tỷ đồng , tăng 215 tỷ đồng, tương đương tăng 1075% so với năm 2008. Quý II/2010 dư nợ quá hạn giảm xuống chỉ còn 43,5%, giảm 72,5 tỷ đồng, tương tương giảm 62,5%. Nguyên nhân là do cùng với sự tăng lên của dư nợ cho vay thì dư nợ quá hạn cũng tăng lên. Nhưng dư nợ quá hạn tăng mạnh vào năm 2009 là do các cá nhân làm ăn không hiệu quả do sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lại khó vay vốn từ ngân hàng nên họ chậm chi trả các khoản vay đến hạn. Đến năm 2010 ngân hàng đẩy mạnh coonng tác thẩm định cho vay, thu hồi nợ và việc kinh doanh của các cá nhân thuận lợi hơn nên dư nợ quá hạn đã giảm đáng kể.

Bảng 20: Dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Tỷđồng Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)