b. Doanh số cho vay trung và dài hạn
4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Cho vay theo ngành kinh tế, đây là số tiền mà ngân hàng cho vay để người dân sử dụng vào các mục đích khác nhau trong đó chủ yếu là vay để trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh…
Khi phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế chúng ta có thể thấy được tiềm năng và thế mạnh của từng ngành dựa vào số vốn mà Ngân hàng tập trung cho vay. Qua đó có thể đối chiếu với cơ cấu kinh tế chung của vùng xem việc đầu tư của
Ngân hàng có hợp lý chưa để từđó có hướng cơ cấu lại cho hợp lý hơn. Ta có bảng số liệu về tình hình cụ thể như sau:
Bảng 8: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007 – 2009
ĐVT: tỷđồng Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.417 74,97 1.833 71,88 2.663 73,00 416 29,36 830 45,28 Nông Nghiệp 894 47,30 1.074 42,12 1.194 32,73 180 20,13 120 11,17 Thương Nghiệp 523 27,67 351 13,76 469 12,86 -172 -32,89 118 33,62 Thủy Sản 297 11,65 158 4,33 -139 -46,80 Phục vụ cá nhân 426 16,71 842 23,08 416 97,65 Trung và dài hạn 473 25,03 717 28,12 985 27,00 244 51,59 268 37,38 Nông Nghiệp 405 21,43 426 16,71 496 13,60 21 5,19 70 16,43 Thương Nghiệp 68 3,60 82 3,22 86 2,36 14 20,59 4 4,88 Phục vụ cá nhân 209 8,20 403 11,05 194 92,82 Tổng Cộng 1.890 100 2.550 100 3.648 100 660 34,92 1.098 43,06
Nguồn: Phòng kinh doanh-Hội sở Ngân hàng phát triển Mekong
Bảng 9:Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2009 và 2010 ĐVT: tỷđồng Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu 06/2009 Tỷ trọng 06/2010 Tỷ trọng Số tiền % Ngắn hạn 1.195 72,12 2.012 75,07 817 68,37 Nông Nghiệp 582 35,12 687 25,63 105 18,04 Thương Nghiệp 225 13,58 506 18,88 281 124,89 Thủy Sản 64 3,86 136 5,07 72 112,50 Phục vụ cá nhân 324 19,55 683 25,49 359 110,80 Trung và dài hạn hạn 462 27,88 668 24,93 206 44,59 Nông Nghiệp 218 13,16 297 11,08 79 36,24 Thương Nghiệp 57 3,44 124 4,63 67 117,54 Phục vụ cá nhân 187 11,29 247 9,22 60 32,09 Tổng Cộng 1.657 100 2.680 100 1.023 61,74
Nguồn: Phòng kinh doanh-Hội sở Ngân hàng phát triển Mekong
a. Doanh số cho vay ngắn hạn
Đối với loại cho vay này Ngân hàng căn cứ vào chu kỳ sinh trưởng của từng loại cây trồng, vật nuôi để phân kì trả nợ gốc và lãi thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, thời hạn thu hồi vốn dưới một năm, nên nó phù hợp với việc sản xuất và lưu
thông hàng hóa trong nông thôn. Cụ thể của việc doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm nhưng không đồng đều là do tác động từ sự thay đổi của từng ngành nghề như sau: 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷđồng Nông Nghiệp Thương Nghiệp Thủy Sản Phục vụ cá nhân
Hình 7: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010
- Ngành nông nghiệp: Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng có diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số, vì vậy phần lớn người dân sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu. Chính vì vậy mà doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp đều chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Năm 2007 doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp là 894 tỷ đồng, chiếm 47,30% cơ cấu vốn cho vay. Năm 2008 là 1.074 tỷđồng, tăng 416 tỷđồng so với năm 2007, tức là tăng 29,36% và chiểm 42,18% về tỷ trọng. Đến năm 2009 doanh số đạt 1194 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng, tức là tăng 11,17% về số tương đối so với năm 2008, đồng thời chiếm 32,73% tổng doanh số cho vay . Nguyên nhân là do năm 2008 thế giới lâm vào cơn sốt lương thực, đẩy giá gạo xuất khẩu tăng cao, nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại được mùa, trúng giá nên mạnh dạng đầu tư vào sản xuất. Họ có nhu cầu vay vốn để mua thêm máy móc, giống mới để mở rộng sản xuất nên doanh số cho vay tăng lên. Đến năm 2009, nhờ những chính sách hổ trợ lãi suất kịp thời của nhà nước nên người
dân càng có xu hướng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, họ biết tận dụng các diện tích đất sẵn có, quy hoạch nhiều vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Đến năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng đạt 687 tỷđồng, tăng 105 tỷđồng hay tăng 18,04% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên tỷ trọng của nó trong cơ cấu doanh số cho vay đã giảm xuống và chỉ chiểm 25,63% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là Ngân hàng đã chuyển đổi sang Ngân hàng TMCP đô thị nên có sự chuyển dịch cơ cấu doanh số cho vay để phù hợp với tình hình mới.
- Ngành thương nghiệp: Thương nghiệp cũng là ngành chiếm tỷ trọng tương đối khá trong tổng doang số cho vay tại Ngân hàng nhưng lại tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay là 523 tỷ đồng chiếm 27,67% tỷ trọng , nhưng đến năm 2008 doanh số này chỉ đạt 351 tỷ đồng, giảm 172 tỷ đồng, tương đương giảm 32,89% so năm 2007 và chỉ còn chiếm 13.79% trong tổng doanh số cho vay. Do trong năm này, các doanh nghiệp, công ty TNHH và các hộ kinh doanh cá thể - những đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng trong lĩnh vực này bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nên kinh doanh không hiệu quả. Vì vậy, họ không dám mạnh dạn đầu tư kinh doanh mà chỉ hoạt động duy trì để tìm cách vượt qua khủng hoảng và ngân hàng cũng cho vay rất chọn lọc đối với các đối tượng này. Tuy nhiên, đến năm 2009 với chính sách kích thích kinh tế của nhà nước, hổ trợ lãi suất cho vay, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp khôi phục lại sản xuất và phát triển, nên doanh nghiệp mạnh dạng đầu tư, vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất, đa dạng hàng hóa kinh doanh. Do đó, doanh số cho vay ởđối tượng này tăng lên đạt 469 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng hay tăng 33.62%. Đến năm 2010, kinh tế dần phục hồi, các doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh thuận lợi và có lãi nên càng mạnh dạng đầu tư phát triển hơn nửa. Trước điều kiện khách quan thuận lợi đó, Ngân hàng vừa có chiến lược giữ chân những khách hàng sẵn có vừa nổ lực tìm kiếm thêm khách hàng mới để tăng doanh số cho vay. Và trong 6 tháng đầu năm 2010 doanh số đã đạt 687 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng, tương tương tăng 18,04%, đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên chiếm 18,88% tổng doanh số cho vay.
- Ngành thuỷ sản: Ngân hàng bắt đầu cho vay vào lĩnh vực thủy sản từ năm 2008, tuy nhiên vào năm này là khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, do thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu là Mỹ và Châu Âu. Nhưng Mỹ lại thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các nhà nhập khẩu Mỹ không có
tiền để mua hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải cho các nhà mua hàng Mỹ nợ đến khi bán xong hàng mới thanh toán. Bên cạnh đó phí vận chuyển đường biển cũng tăng lên nhưng giá của hàng hóa xuất khẩu lại không tăng nên các doanh nghiệp trong nước và người nuôi thủy sản gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Ngân hàng cũng phải chọn lọc đối tượng cho vay nên doanh số cho vay chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2008 đạt 297 tỷ đồng, chiếm 11,67% tỷ trọng cho vay. Năm 2009 chỉ đạt 158 tỷ đồng, giảm 139 tỷ đồng hay giảm 46,80% so với năm 2008, đồng thời chỉ chiếm 4,33% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do năm 2009 có nhiều tin bất lợi cho xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam nổi bật là vụ kiện phá giá cá tra từ Mỹ, gây bất lợi cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và người nuôi cá tra bị lỗ. Đến năm 2010 ngành xuất khẩu thủy sản có những chuyển biến tốt trở lại, thị trường Mỹ và EU đã chấp nhận cá tra của Việt Nam nên các doanh nghiệp và người nuôi cũng có niềm tin trở lại, vì vậy ngân hàng cũng mạnh dạng cho vay nhiều hơn. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2010 đạt 136 tỷ đồng, tăng 72 tỷđồng hay tăng 112,5% so với cùng kỳ năm 2009. Nhìn chung doanh số cho vay bắt đầu tăng trở lại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay chỉ khoảng 5%. Nguyên nhân là người dân mới bắt đầu tập trung tái sản xuất trở lại, và Ngân hàng cũng thực hiện tốt công tác giám sát chặt chẽ quá trình nuôi cá của bà con từ việc kiểm tra con giống, thức ăn hàng ngày…đến lúc cá được tiêu thụ. Tuy nhiên giá cả của một số mặt hàng còn chưa ổn định và khó tìm được thị trường tiêu thụ. Vì vậy mặt dù doanh số cho vay cao nhưng vẫn còn thấp hơn so với ngành khác.
- Phục vụ cá nhân: Đây là lĩnh vực cho vay mới của Ngân hàng nhằm đa dạng hóa sản phẩm cho bắt đầu từ năm 2008 và thực thi chính sách kích cầu tiêu dùng của Chính phủ.. Doanh số cho vay năm 2008 là 426 tỷ đồng, chiếm 16,73% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2009 đạt 842 tỷ đồng, tăng 416 tỷ đồng hay tăng 97,65% so với năm 2008, chiếm 23,08% tổng doanh số cho vay. Tuy đây là sản phẩm cho vay mới của ngân hàng, nhưng lại tỏ ra khá hiệu quả trong việc tăng doanh số cho vay của Ngân hàng và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do, nền kinh tế mở cửa, hàng hóa từ nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam rất đa dạng, phong phú, giá cả cạnh tranh nên kích thích tiêu dùng của người dân. Nhưng trong ngắn hạng họ không thể mua với khoản tiền lớn, mà chỉ có thể trả dần. Vì vậy, sản phẩm ra đời đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng của người dân nên doanh số không
ngừng tăng lên. Đến sáu tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay đã đạt 683 tỷ đồng, tăng 359 tỷđồng hay tăng trưởng 110,08% so với cùng kỳ năm 2009.
Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy doanh số cho vay của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, đây là hướng đi đúng đắn của Ngân hàng phát triển Mekong, bởi nền kinh tế của Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đa số là nông nghiệp. Tuy nhiên, sau khi chuyển sang Ngân hàng TM CP đô thị thì Ngân hàng cũng dần chuyển dịch cho vay sang lĩnh vực thương nghiệp và tiêu dùng cá nhân. Ngân hàng cũng xác định đây là ngành có tiềm năng lớn trong những năm tiếp theo.
Doanh số cho vay đều tăng cao vào năm 2009 đối với hầu hết các ngành. Có được kết quả này là nhờ có sự chỉđạo của Ban giám đôc, sự cố gắng của cán bộ công nhân viên Ngân hàng phát triển Mekong từ khâu tìm kiếm khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng , đa dạng hóa các đối tượng đầu tư, đáp ứng kịp thời vốn cho người dân, hướng dẫn tạo điều kiện cho người dân sử dụng vốn đúng mục đích, tạo niềm tin ở người dân, quan hệ vay trả nợđều đặn đúng quy định giữa khách hàng với Ngân hàng.
b. Doanh số cho vay trung và dài hạn
0 100 200 300 400 500 600 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷ đồng Nông Nghiệp Thương Nghiệp Phục vụ cá nhân
Hình 8: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010
Tương tự như trong ngắn hạn, tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế trung và dài hạn cũng thay đổi theo ngành, trong đó ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Do ngành thủy sản có nhiều bất ổn nên ngân hàng không xét cho vay
dài hạn đối với ngành này, mà chỉ cho vay đối với ngành nông nghiệp, thương nghiệp và phục vụ cá nhân. Qua biểu đồ hình 8 ta thấy rằng :
- Ngành nông nghiệp: Doanh số cho vay năm 2007 đạt 405 tỷ đồng chiếm 21,43% tổng doanh số cho vay. Năm 2008 doanh số đạt 426 tỷđồng, tăng 21 tỷđồng hay tăng trưởng 5,19% so với năm 2007. Đến năm 2009 doanh số tăng cao đạt 496 tỷ đồng, tăng 70 tỷ đồng, tương đương tăng 16,43% so với năm 2008, tuy nhiên chỉ chiếm 13,60% tổng doanh số cho vay. Cho vay trung và dài hạn đối với nông nghiệp chủ yếu là cải tạo vườn, hoặc những dự án có chu kỳ lâu dài. Doanh số cho vay tăng đều qua 3 năm là do, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thì giá lương thực và các mặt hàng nông sản lại tăng cao, nông dân được mùa nên tăng gia sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị nông nghiệp, phát triển nhiều vùng nông nghiệp công nghệ cao nên cần vốn đầu tư.
- Ngành thương nghiệp: mặc dù có tăng nhẹ qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu cho vay trung dài hạn của Ngân hàng. Năm 2008 doanh sốđạt 78 tỷ đồng, năm 2009 đạt 86 tỷ đồng và đến quý II /2010 đạt 124 tỷđồng, tăng 67 tỷ đồng hay tăng 117,54 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2009. Những năm qua lĩnh vực này ngân hàng chưa thực sự quan tâm đúng mức vì mục tiêu chính của Ngân hàng là cho vay vào các ngành nông nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian tới, doanh số cho vay của Ngân hàng sẽ chuyển dịch cơ cấu sang ngành thương nghiệp nhiều hơn để phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong bối cảnh mới khi tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷđồng năm 2010 và mở rộng mạng lưới giao dịch ra các tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp và Hà Nội.
- Phục vụ cá nhân:đây là lĩnh vực cho vay mới của ngân hàng nhưng tỏ ra rất hiệu quả trong việc tăng doanh số cho vay. Nhìn chung doanh số cho vay trung và dài hạn tăng mạnh qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Cụ thể năm 2009 đạt 403 tỷ đồng, tăng 194 tỷ đồng hay tăng 92,82% so với năm 2008 và chiếm 11,5% tổng doanh số cho vay. Doanh số quý II/2010 đạt 247 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng hay tăng 32,09% so với cùng kỳ năm 2009. Trong những năm gần đây nhu cầu vay vốn để mua nhà, xe, các dụng cụ gia đình và cho con ăn học của người dân ngày càng tăng nên doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng theo dù không nhiều. Nguyên nhân là do Ngân hàng cho vay rất chọn lọc đối với các đối tượng này vì rủi ro tín dụng cao và thu hồi vốn chậm.
4.2.2 Phân tích tình hình thu nợ của ngân hàng
Trong hoạt động của mình, ngân hàng rất quan tâm đến chỉ tiêu về doanh số cho vay bên cạnh đó ngân hàng cũng quan tâm về chỉ tiêu doanh số thu nợ. Nó biểu hiện hiệu quả việc sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đơn vị đi vay. Vì một trong những nguyên tắc hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo thời hạn đã thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Từđó mà ngân hàng có thể luân chuyển được nguồn vốn của mình một cách dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc đầu tư của mình. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ của ngân hàng.
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi lại từ các khoản giải