Tình hình doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 39 - 40)

b. Đảm bảo đối nhân

3.2.3.2 Tình hình doanh số thu nợ

Một Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến tình hình thu nợ của mình. Để xem xét Ngân hàng này hoạt động có hiệu quả hay không ta đi vào phân tích tình hình thu nợ của Ngân hàng qua các năm.

Doanh số thu nợ nhìn chung tăng đều qua ba năm và tăng mạnh nhất vào năm 2008. Cụ thể năm 2007 là 1.019 tỷ đồng, năm 2008 là 2.472 tỷ đồng, tăng 1.453 tỷ đồng so với năm 2007 về số tuyệt đối hay tăng 142,59% về số tương đối. Đến năm 2009 thì doanh số thu nợđạt 2.594 tỷ đồng, tăng 126 tỷ đồng so với năm 2008 về số tuyệt đối hay tăng 5,11% về số tương đối. Doanh số thu nợ năm 2009 tăng nhưng

không nhiều là do cuối năm 2009 Chính phủ lại nới lỏng lãi suất cơ bán, đẩy lãi suất huy động tăng cao nên lãi suất cho vay cũng tăng theo. Việc tiếp cận vốn tính dụng từ Ngân hàng trở nên khó khăn hơn đối với khách hàng dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợđến hạn từ phía khách hàng. Tuy nhiên, doanh số thu nợ tăng cao điều đó chứng tỏ Ngân hàng ngày càng chú trọng đến công tác thu nợ.

Bên cạnh đó, đạt được kết quả trên là do sự cố gắng của mỗi cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định khách hàng, theo dõi quá trình sử dụng vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ. Đời sống kinh tế xã hội của bà con ngày càng phát triển, họ làm ăn có hiệu quả nên ý thức trả nợ cho Ngân hàng cao. Thêm vào đó, còn có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Tất cả những yếu tố đó làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mekong (MDB) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)