b. Dư nọ cho vay trung và dài hạn
4.2.4.1 Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Nợ quá hạn là tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Qua đó ta có thể đánh giá được hiệu quả trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng và đánh giá được trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng đối với các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bảng 18 Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: tỷđồng Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Các tổ chức kinh tế 0,2 6,67 3 13,04 38 13,92 2,8 1400 35 1166,7 Khách hàng cá nhân 2,8 93,33 20 86,96 235 86,08 17,2 614,29 215 1075 Tổng cộng 3 100 23 100 273 100 20 666,67 250 1087
Nguồn: Phòng kinh doanh – Hội sở Ngân hàng phát triển Mekong
Bảng19: Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm 2009 và 2010
ĐVT: tỷđồng Chênh lệch 2009/2010 Chỉ tiêu 06/2009 Tỷ trọng 06/2010 Tỷ trọng Số tiền % Các tổ chức kinh tế 21 15,328 5 10,309 -16 -76,19 Khách hàng cá nhân 116 84,672 43,5 89,691 -72,5 -62,5 Tổng cộng 137 100 48,5 100 -88,5 -64,6
Nguồn: Phòng kinh doanh – Hội sở Ngân hàng phát triển Mekong
- Dư nợ quá hạn đối với tổ chức kinh tế: Các tổ chức kinh tế chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ theo thành phần kinh tế. Qua bảng số liệu 18 và 19 ta thấy rằng dư nợ quá hạn đối với các tổ chức kinh tế năm 2008 là 3 tỷ đồng, tăng 2,8 tỷ đồng, tương đương tăng 1400%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số tổ chức kinh tế gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên chậm thanh toán các khoản vay cho ngân hàng. Đặc biệt năm 2009 dư nợ quá hạn tăng lên cao đạt 38 tỷđồng, tương đương tăng 1.166,7%. Nhìn chung, dư nợ quá hạn chỉ tăng cao về số tương đối, nhưng về số tuyệt đối thì không cao và tăng cùng với doanh số cho vay cũng là điều hợp lý. Đây là tình hình chung của hầu hết ngân hàng, bởi vì năm này Ngân hàng trung ương thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, nên các tổ chức kinh tế chậm chi trả các khoản vay đến hạn vì rất khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Tuy nhiên, quý 2 năm 2010 tình hình bắt đầu khả quan trở lại với những chính sách kích thích kinh tế, việc kinh doanh của các tổ chức kinh tế gặp nhiều thuận lợi hơn nên họ thanh toán các khoản vay đến hạn rất tốt. Quý 2/2010 dư nợ quá hạn giảm xuống còn 5 tỷđồng, giảm 16 tỷđồng hay giảm 76,19% so với cùng kỳ năm 2009.
0 50 100 150 200 250 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷđồng Các tổ chức kinh tế Khách hàng cá nhân
Hình 17: Biểu đồ thể hiện dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010
- Dư nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân: Đây là thành phần vay vốn chủ yếu của ngân hàng. Cũng giống nhưđối với các tổ chức kinh tế, dư nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân tăng dần qua 3 năm mà đặc biệt tăng mạnh vào năm 2009 và có xu hương giảm đáng kể vào quý 2 năm 2010. Cụ thể năm 2008 dư nợ quá hạn là 20 tỷ đồng tăng 17,2 tỷđồng, tương tương tăng 614,29% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ quá hạn tăng mạnh đạt 235 tỷ đồng , tăng 215 tỷ đồng, tương đương tăng 1075% so với năm 2008. Quý II/2010 dư nợ quá hạn giảm xuống chỉ còn 43,5%, giảm 72,5 tỷ đồng, tương tương giảm 62,5%. Nguyên nhân là do cùng với sự tăng lên của dư nợ cho vay thì dư nợ quá hạn cũng tăng lên. Nhưng dư nợ quá hạn tăng mạnh vào năm 2009 là do các cá nhân làm ăn không hiệu quả do sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lại khó vay vốn từ ngân hàng nên họ chậm chi trả các khoản vay đến hạn. Đến năm 2010 ngân hàng đẩy mạnh coonng tác thẩm định cho vay, thu hồi nợ và việc kinh doanh của các cá nhân thuận lợi hơn nên dư nợ quá hạn đã giảm đáng kể.
Bảng 20: Dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Tỷđồng Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Nông Nghiệp 1,8 60 14,3 62,17 130,7 47,88 12,5 694,44 116,4 89,10 Thương Nghiệp 1,2 40 6 26,08 62,5 22,89 4,8 400 56,5 90,4 Thủy Sản 0 2,5 10,87 56 20,51 53,5 95,53 Phục vụ cá nhân 0 0,2 0,87 23,8 8,72 23,6 11.800 Tổng cộng 3 100 23 100 273 100 20 666,67 250 91,58
Nguồn: Phòng kinh doanh – Hội sở Ngân hàng phát triển Mekong
Bảng 21: Dư nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2009 và 2010
ĐVT: Tỷđồng Chênh lệch 2009/2010 Chỉ tiêu 06/2009 Tỷ trọng 06/2010 Tỷ trọng Số tiền % Nông Nghiệp 57,8 42,19 22 45,36 -35,8 -61,94 Thương Nghiệp 42,7 31,17 15 30,93 -27,7 -64,87 Thủy Sản 25,6 18,69 7,4 15,26 -18,2 -71,09 Phục vụ cá nhân 10,9 7,96 4,1 8,453 -6,8 -62,39 Tổng cộng 137 100 48,5 100 -88,5 -64,6
Nguồn: Phòng kinh doanh – Hội sở Ngân hàng phát triển Mekong
- Dư nợ quá hạn đối với ngành nông nghiệp: Dư nợ quá hạn đối với ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua 3 năm 2007-2009 nhưng đến 6 tháng đầu năm 2010 có chiều hướng giảm. Cụ thể năm 2008 dư nợ quá hạn là 14,3 tỷ đồng, tăng 12,5 tỷđồng, tương đương tăng 694,44% so với năm 2007. Năm 2009, dư nợ tăng mạnh lên đến 130,7 tỷđồng, tăng 116,4 tỷđồng, tương đương tăng 89,10% so với năm 2008. Đến quý 2 năm 2010 dư nợ quá hạn giảm chỉ còn 22 tỷđồng giảm 35,8% tương đương giảm 61,94%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng nhờ ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động nên dư nợ quá hạn cũng tăng theo. Đặc biệt năm 2009 dư nợ quá hạn đối với ngành nông nghiệp tăng rất cao là do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, sản xuất gặp kho khăn do giá cả phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao, ngân hàng thì thắt chặt tiền tệ người dân rất khó vay vốn trở lại sau khi đáo hạn. Thêm vào đó, ngành chăn nuôi lại gặp dịch bệnh dẫn đến thua lỗ. Và đặc điểm của ngành này là thu hoach theo mùa vụ nên đến mùa người dân mới trả nợ ngân hàng, ngoài ra một số còn chờ giá bán nên dẫn đến dư nợ quá hạn tăng cao vào năm này. Nhưng đến quý 2
năm 2010 dư nợ quá hạn giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp gặp thuận lợi hơn, được mùa và giá cả tăng cao nên người dân có lãi, trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngoài ra, do cán bộ của ngân hàng làm việc hiệu quả, doanh số thu nợ tăng cao và ngân hàng thẩm định, giám sát chặt chẽ các khoản vay.
0 20 40 60 80 100 120 140 2007 2008 2009 06/2010 Năm Tỷđồng Nông Nghiệp Thương Nghiệp Thủy Sản Phục vụ cá nhân
Hình 18: Biểu đồ thể hiện dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010
- Dư nợ quá hạn đối với ngành thương nghiệp: Dư nợ quá hạn đối với ngành thương nghiệp cũng tăng qua 3 năm 2007-2009 và giảm vào quý 2 năm 2010. Cụ thể năm 2008 dư nợ quá hạn là 6 tỷđồng tăng 4,8 tỷđồng, tương đương tăng 400% so với năm 2007. Nguyên nhân do doanh số cho vay tăng nên dư nợ quá hạn cũng tăng theo vì cho vay bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro. Năm 2009 dư nợ quá hạn tăng cao 62,5 tỷ đồng, tăng 56,5 tỷ đồng tương đương tăng 90,4%. Đến 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ quá hạn giảm xuống còn 15 tỷđồng, giảm 27,7 tỷđồng, tương đương giảm 64,87% so với cùng kỳ năm 2009.
- Dư nợ quá hạn đối với ngành thủy sản: Dư nợ quá hạn đối với ngành thủy sản năm 2009 là 56 tỷđồng tăng 53,5 tỷđồng, tương đương tăng 95,53%. Ngành thủy sản mới được ngân hàng cho vay từ năm 2008, nhưng đến năm 2009 ngành này lại gặp rất nhiều khó khăn từ vụ kiện cá tra của Mỹ, sản phẩm không thể xuất khẩu được vào các thị trường lớn, truyền thống, các hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra gặp rất nhiều khó khăn nên không thể trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Đến quý 2 năm 2010 dư nợ quá hạn giảm dần chỉ còn 7,4 tỷ đồng, giảm 18,2 tỷ đồng, tương đương giảm 71,09% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân do, các thị trường nhập
khẩu thủy sản Mỹ và Châu Âu đã chấp nhận lại sản phẩm của Việt Nam, các hộ nuôi và daonh nghiệp xuất khẩu thủy sản kinh doanh hiệu quả hơn nên giảm nợ quá hạn. Tuy vậy, ngân hàng cũng nên thẩm định tốt và giám sát chặt chẽ hơn nửa đối với ngành này vì hiện tại vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
- Dư nợ quá hạn đối với phục vụ cá nhân: Đây là lĩnh vực cho vay mới của ngân hàng nhưng chiếm tỷ trọng tương đối lớn vì vậy mà dư nợ quá hạn đối với ngành này tăng qua các năm nhưng tăng tương đối thấp so với các ngành khác. Cụ thể năm 2009 dư nợ quá hạn là 23,8 tỷđồng tăng 23,6 tỷ đồng, tương đương tăng 11.800% so với năm 2008. Ta thấy dư nợ quá hạn chỉ tăng cao về số tương đối còn về số tương đối thì vẫn không cao so với các nhành khác. Nguyên nhân cũng là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Chủ yếu cho vay phục vụ cá nhân là cho vay tiêu dùng, đối tượng thường là công nhân viên, do năm 2009 do tình hình kinh tế khó khăn, lương của một số doanh nghiệp lại giảm và co những cá nhân mất việc, nên nợ quá hạn đối với ngành này tăng cao. Đến quý II/2010 nền kinh tế có nhiều khởi sắc và ngân hàng cũng thận trọng hơn khi cho vay nên dư nợ quá hạn giảm đáng kể còn 4,1 tỷ đồng giảm 6,8 tỷđồng, tương đương giảm 62,39% so với cùng kỳ năm 2009.
Tóm lại, dư nợ quá hạn của ngân hàng tăng qua các năm cùng với doanh số cho vay. Tuy nhiên, năm 2009 do điều kiện khách quan khủng hoảng kinh tế nên dư nợ quá hạn tăng cao ở tất cả các nhóm ngành. Mặc dù vậy, ngân hàng đã cố gắng khắc phục bằng cách thẩm định cẩn thận các khoản vay, giám sát chặt chẽ khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích không và đôn dốc khách hàng trả nợ khi đến hạn nên đến quý 2 năm 2010 dư nợ quá hạn đã giảm xuống đãng kểở tất các các ngành.
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍNH DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
Hoạt động tín dụng của ngân hàng là một trong các hoạt động thường xuyên và cũng là một trong những hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng cũng phải chú trọng đến vấn đề chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn. Để đánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đã đạt được những năm qua ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu tài chính.
Bảng 22: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2007 - 2009
Năm
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 06/2010
Vốn huy động tỷ 998 1.430 1.438 1.731
Doanh số cho vay tỷ 1.890 2.550 3.648 2.680
Doanh số thu nợ tỷ 1.019 2.472 2.594 2.260 Nợ quá hạn tỷ 3 23 273 48,5 Tổng dư nợ tỷ 1.265 1.343 2.397 2.448 Dư nợ bình quân tỷ 829,5 1.304 1.870 2.423 Tổng dư nợ trên vốn huy động Lần 1,27 0,94 1,67 1,41 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,24 1,71 11,39 1,98 Hệ số thu nợ % 53,92 96,94 71,11 84,33 Vòng quay tín dụng Vòng 1,23 1,90 1,39 0,93
4.3.1 Tổng dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn không đạt hiệu quả.
Qua bảng số liệu 13, ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm không đều qua 3 năm , và hầu hết đều lớn hơn 1 chỉ riêng năm 2008 là nỏ hơn 1. Chỉ Cụ thể, năm 2007 bình quân 1,27 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng còn thấp nhưng Ngân hàng đã sử dụng đồng vốn rất hiệu quả. Năm 2008 tình hình huy động vốn của chi nhánh cải thiện hơn nhiều so với năm 2007, bình quân 0,94 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động trong đó. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã rất tích cực trong công tác huy động vốn và sử dụng đồng vốn huy động rất hiệu quả và hợp lý. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì chỉ tiêu này lại tăng lên khá cao, bình quân 1,67 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Và 6 tháng đầu năm 2010 chỉ số này tuy có giảm xuống nhưng vẫn còn cao, bình quân 1,14
đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động. Nhìn chung công tác huy động vốn của Ngân hàng tuy có cải thiện nhưng chưa thực sự hiệu quả, tuy nhiên Ngân hàng cũng đang rất nổ lực để cải thiện tình hình này, cụ thể là trong năm 2010 ngân hàng đã mở 3 chi nhánh mới, và khai trương thêm 3 phòng giao dịch mới để tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng. Mặc dù vốn huy động chưa đảm bảo nhưng với chỉ tiêu này đã khẳng định đầu tư tín dụng của Ngân hàng rất tốt.
4.3.2 Tỷ lệ nợ quá hạn
Dựa vào chỉ tiêu này ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao tức là Ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Theo quy định hiện hành thì tỷ lệ này cần phải duy trì dưới 7%.
Nhìn chung qua 3 năm thì tỷ lệ này đều tăng, năm 2007 là 0,24%, năm 2008 là 1,71%, đến năm 2009 tỷ lệ này tăng lên rất cao là 11,39% vượt khỏi mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Nguyên nhân là do năm này kinh tế khó khăn, khách hàng rất khó tiếp cận vay vốn từ ngân hàng nên họ không trả các khoản nợđến hạn, làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao. Hơn nữa, thu nhập của người dân mang tính chất mùa vụ và kết thúc mùa vụ họ mới thanh toán cả gốc và lãi cho ngân hàng và đặt biệt là trong vụ mùa người nông dân thường có tâm lý chờ giá để bán nên họ sẵn sàng chấp nhận với mức lãi suất quá hạn. Mặt khác, do thị trường bất động sản thời gian qua bị đóng băng, rất khó bán, người dân còn ngần ngại mua, còn người kinh doanh nhà đất đang trong tình trạng khó thu hồi vốn nên không thể trả nợđúng hạn cho ngân hàng. Chính vì vậy, mà thời gian tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao như vậy.
Tuy nhiên, Ngân hàng đã nổ lực, giám sát, nhắc nhỡ khách hàng trả nợ và tỷ lệ này đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 1,98% vào cuối quý II/2010. Đây là thành tích đáng khích lệđối với Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng cũng cần tiếp tục phát huy hơn nửa nhằm khống chế tỷ lệ này xuống thấp hơn tới mức có thể.
4.3.3 Hệ số thu nợ
Phản ánh hiệu quả thu hồi của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của