Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế thuế

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 27 - 31)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ VÀ

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nợ và cưỡng chế thuế

2.1.2. Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế thuế

2.1.2.1. Khái niệm cưỡng chế thuế (theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11)

Nếu đến thời hạn quy định được ghi trong thông báo nợ thuế hoặc trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế nhưng cá nhân hoặc tổ chức vi phạm về thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế thì bị bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế thuế…

Cưỡng chế thuế là việc cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế.

Để công tác cưỡng chế thuế đạt hiệu quả tối đa và chi phí cưỡng chế là tối thiểu thì thông thường việc cưỡng chế thuế chỉđược thực hiện sau khi cơ quan thuế đã áp dụng đầy đủ các biện pháp quản lý đôn đốc thu nợ của mình nhưng vẫn không thu đủ tiền vào NSNN. Chính vì vậy, để đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế thì cưỡng chế thuế được coi là công cụ bắt buộc để nâng cao hiệu lực của pháp luật thuế và để góp phần chống thất thu NSNN.

2.1.2.2. Đặc điểm của cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế là hành vi thi hành pháp luật về thuế

Cưỡng chế thuế là một trong các công tác quan trọng áp dụng đối với những người nợ thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế nhằm mục

đích đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế vào NSNN và góp phần thực hiện công bằng giữa những người nộp thuế.

Cưỡng chế thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế

Cưỡng chế thuế chỉ được thực hiện khi phát sinh các khoản nợ thuế mà cơ

quan thuế đã triển khai các biện pháp đôn đốc thu nợ mà vẫn chưa thu hồi được số

tiền nợ thuế từ những người nợ thuế. Khi đó, công tác cưỡng chế thuế sẽ phát huy

được vai trò thu hồi tiền nợ thuế về cho NSNN.

Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan thi hành pháp luật khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 quan thuế với các cơ quan, ban, ngành chức năng như: kho bạc, công an, viện kiểm sát… Việc cưỡng chế thuế có liên quan đến lợi ích của người nộp thuế, do vậy, đòi hỏi những thủ tục pháp lý chặt chẽ liên quan đến chức trách của nhiều cơ quan khác nhau. Bởi vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước khác là tất yếu, qua đó, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của cưỡng chế thuế.

2.1.2.3. Vai trò của công tác cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế căn cứ vào số liệu nợ từ công tác quản lý nợđể tác động vào tình hình tuân thủ của đối tượng nộp thuế một cách phù hợp và tiết kiệm chi phí tối

đa. Chính vì vậy, cưỡng chế thuế có vai trò tích cực trong việc đảm bảo việc quản lý thuế nói chung và quản lý nợ nói riêng đạt hiệu quả, vai trò của công tác cưỡng chế

thuếđược thể hiện như sau:

Thứ nhất, cưỡng chế thuế là biện pháp nhằm đảm bảo người nộp thuế thực hiện nghiêm luật thuế, đồng thời đảm bảo thu đủ, thu đúng, thu kịp thời tiền thuế

cho Nhà nước.

Thứ hai, cưỡng chế thuế đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Bên cạnh những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế, thực hiện kê khai nộp thuếđúng thời hạn thì không ít người nộp thuế có hiện tượng chây ỳ, dây dưa, cố

tình trốn hoặc tránh nghĩa vụ nộp thuế, nộp tiền phạt vào NSNN. Tuy cơ quan thuế đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các biện pháp còn chưa thực sự phù hợp, chế tài chưa đủ mạnh nên chưa thu hồi đủ số tiền thuế còn nợ vào NSNN, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, giữa các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, việc thu nợ bằng các biện pháp cưỡng chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống thất thu thuế của NSNN, đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế

của đối tượng nộp thuế, góp phần thực hiện thu đủ, thu đúng, thu kịp thời số tiền thuế nộp vào NSNN.

Thứ ba, cưỡng chế thuế góp phần nâng cao ý thức về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế, góp phần giảm thiểu số

nợ đọng và thực hiện công bằng về nghĩa vụ thuế giữa những người tham gia nộp thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

2.1.2.4. Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế thuế

Cũng như công tác quản lý nợ, công tác cưỡng chế thuế chỉ đạt được hiệu quả khi xác định đúng mục tiêu và phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:

Thứ nhất, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước. Yêu cầu này đòi hỏi khi ban hành các quyết định cưỡng chế thuế phải đảm bảo

được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương.

Thứ hai, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lý thuế. Có nghĩa là khi thực hiện một quyết định cưỡng chế thuế thì cơ quan thuế phải

đảm bảo chi phí thực hiện cưỡng chế là tối thiểu. Muốn thực hiện được yêu cầu này,

đòi hỏi trước khi ban hành các quyết định về cưỡng chế thuế cần tính đến các yếu tố

có thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện cưỡng chế như thời gian cưỡng chế, địa

điểm thi hành, hình thức cưỡng chế… để công tác cưỡng chếđạt hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp nợ thuế và xác định trường hợp nào thực hiện biện pháp cưỡng chế nào là hợp lý.

Thứ ba, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, thông qua cưỡng chế thuế góp phần nâng cao tính hiệu quả của pháp luật đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế.

2.1.2.5. Quy trình cưỡng chế thuế (theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11) Quy định chung

a. Phạm vi, đối tượng áp dụng

- Phạm vi áp dụng: nội dung, trình tự, thủ tục cưỡng chế thuế (sau đây viết tắt là CCNT) tại quy trình này do cơ quan thuế các cấp: Tổng cục thuế, Cục thuế

các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục thuế các quận, huyện, thị xã; công chức thuế thực hiện.

- Đối tượng áp dụng: quy trình này chỉáp dụng đối với các trường hợp là người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế (sau đây gọi tắt là người nợ thuế) quy định tại Điều 92 Luật Quản lý thuế.

b. Nguyên tắc thực hiện khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế

Các biện pháp cưỡng chế thuếđược thực hiện theo quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế. Trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 - Nếu biện pháp cưỡng chế đang áp dụng hết thời hạn thi hành, nhưng việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này vẫn có thể thu hồi đủ số tiền nợ thuế và người nợ

thuế vẫn còn đủ điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế đang áp dụng, thì cơ

quan thuế tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chếđó mà không cần chuyển sang biện pháp cưỡng chế kế tiếp.

- Đang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau, nhưng có đủ cơ sở xác định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trước có hiệu quả hơn, có thể ban hành một (01) quyết

định khác để áp dụng lại biện pháp cưỡng chế trước, đồng thời, chấm dứt hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế sau đang áp dụng.

c. Các bước thực hiện đối với 1 biện pháp cưỡng chế thuế

- Bước 1: Xác định người nợ thuế phải áp dụng biện pháp cưỡng chế

- Bước 2: Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin - Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thuế

- Bước 4: Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế thuế

d. Trách nhiệm của cơ quan thuế

- Đối với Tổng cục thuế:

+ Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Cục thuế thực hiện quy trình cưỡng chế thuế

Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế trên

địa bàn, từđó đề ra các biện pháp xử lý thu nợ thuế có hiệu quả trên cả nước

+ Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác cưỡng chế thuế để bổ sung, sửa đổi quy trình phù hợp với thực tiễn

+ Thiết kế phần mền ứng dụng nhằm triển khai thực hiện công tác cưỡng chế

thuế trên toàn quốc khoa học, thuận lợi và hiệu quả

- Đối với Cục thuế:

+ Tổ chức, phân công công chức quản lý nợ và cưỡng chế thuế theo đúng chức năng nhiệm vụ

+ Chỉđạo các bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợp thực hiện công việc cưỡng chế thuế theo đúng quy định tại quy trình này

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 chế thuế

+ Thực hiện báo cáo tình hình cưỡng chế thuếđịnh kỳ theo quy định

+ Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế trên

địa bàn, theo đó:

o Đề xuất các biện pháp xử lý thu nợ thuế có hiệu quả.

o Hướng dẫn chi tiết, hoặc ban hành mẫu biểu thực hiện để xử lý kịp thời những tình huống cụ thể trong quá trình cưỡng chế thuế.

o Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cưỡng chế,

đề xuất những nội dung bổ sung, sửa đổi quy trình CCT về Tổng cục thuế. - Đối với Chi cục thuế:

+ Tổ chức phân công công chức QLN theo đúng chức năng, nhiệm vụ

+ Chỉđạo các bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợp thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế theo đúng quy định tại quy trình này

+ Thực hiện báo cáo tình hình cưỡng chế thuếđịnh kỳ theo quy định

Quy định cụ thể

Được cụ thể hóa qua 8 sơđồ trong phụ lục.

+ Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản

+ Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập

+ Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản,bán đấu giá tài sản kê biên

+ Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ

+ Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

+ Cưỡng chế bằng biện pháp chỉđịnh sử dụng hóa đơn

+ Biện pháp thu hồi mã số thuế

+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 27 - 31)