Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 32 - 34)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ VÀ

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nợ và cưỡng chế thuế

2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trong quá trình thực hiện thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

2.4.1.1. Nhóm yếu tố chủ quan

Thứ nhất, Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tuy đã có quy trình quản và thông tư hướng dẫn thực hiện nhưng trình tự, thủ tục còn chưa thực sự phù hợp với thực tế, tạo khe hởđể doanh nghiệp luồn lách, né tránh nghĩa vụ nộp thuế như: Việc cưỡng chế phải thực hiện trình tự từng biện pháp một theo quy trình, hay thời gian quy định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền tài khoản... được gửi cho đối tượng

được cưỡng chế, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng và các cơ quan có liên quan nơi đối tượng cưỡng chế có nở tài khoản trong thời gian 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cưỡng chế, điều này làm ảnh hưởng đến kết quả cưỡng chế. Vì trong thời gian chờđợi 5 ngày, doanh nghiệp có thểđã chuyển hết số tiền cần giao dịch.

Thứ hai, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ về

kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ.

Thứ ba, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Trong trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài sẽ phải tính thêm khoản tiền nộp chậm lại càng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư: Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế của cơ quan thuế còn chưa triệt để, còn thiếu cương quyết trong việc ra thông báo và áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.

Thứ năm, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế còn hạn chế về ứng dụng tin học đã làm ảnh hưởng đến việc tra cứu số

thuế nợ đọng và các số liệu liên quan để phục vụ cho công tác quản lý và đôn đốc thu nợ thuế và công tác cưỡng chế thuế.

2.1.4.2. Nhóm yếu tố khách quan

Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Giả sử khi tỷ lệ lạm phát tăng cao hoặc suy thoái kinh tế sẽ

gây khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, khó khăn về tài chính, khó khăn về việc trao đổ hàng hóa, dịch vụ... Nên dẫn đến để nợđọng kéo dài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế cũng rất quan trọng. Thực tế hiện nay sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế chưa được chặt chẽ và kịp thời. Chẳng hạn như, trường hợp cung cấp số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng của các doanh nghiệp còn chậm, làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, ý thức chấp hành chính sách pháp luật về thuế của người nộp thuế

cũng là một yếu tố rất quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ thuế. Giả sử ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế không tốt, cố tình dây dưa chây ỳ không nộp thuế sẽ dẫn đến số tiền nợ thuế tăng cao và kéo dài.

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)