2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ VÀ
2.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế
2.2.1. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Việt Nam nói chung
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến 31 tháng 5 năm 2014, số
lượng DN ngưng kinh doanh là 50.263 trường hợp, giải thể là 18.271 trường hợp. Thực tế này khiến tình trạng nợ đọng thuế từ năm 2011 đến nay có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương trên cả nước.
Theo báo cáo của Tổng cục thuế (2013), tỷ trọng nợ thuế trên tổng số thuế
thực thu của năm 2011 là 6,3% nhưng năm 2012 tỉ trọng này đã tăng lên 8,1%. Nợ đọng thuế trong 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng tới 32% so với thời điểm 31/12/2012, trong đó nhiều địa phương có số nợ thuế tăng hơn 100%. Mặc dù trong 5 tháng đầu năm 2013, ngành thuế đã nỗ lực thu được khoảng 30% số nợ thuế tại thời điểm cuối năm 2012 chuyển sang, nhưng nợđọng thuế trong 6 tháng năm 2013 lại có xu hướng tăng cao và hiện đang ở ngưỡng trên 64.600 tỷ đồng. Con số này nếu so với cuối năm 2012 đã tăng gần 15.500 tỷ đồng, tương đương mức tăng khoảng 32%. Có 30 địa phương có số nợ thuế tăng cao (trên 30%) so với năm 2012. Có 12 địa phương có số nợ thuế tăng trên 20% đến 30%. Có 14 địa phương có số nợ
thuế tăng dưới 20% so với năm 2012. Còn lại, có 7 địa phương có số nợ thuế giảm so với năm 2012.
Ngoài ra, từ năm 2009 đến nay, số tiền phạt chậm nộp liên tục tăng lên, bình quân mỗi năm tăng 2.000 tỉđồng. Khả năng trong thời gian tới, số tiền chậm nộp sẽ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 mức tính tiền chậm nộp của các khoản nợ thuế trên 90 ngày tăng thêm 0,02% mỗi ngày, từ 0,05% lên 0,07%/ngày (25,5%/năm).
Tính đến cuối năm 2013, tiền phạt chậm nộp tiền thuế phát sinh trước nửa
đầu năm 2013 là 9.441 tỉđồng. Riêng số tiền phạt chậm nộp từ nợ khó thu là 1.134 tỉ đồng, nợ dưới 90 ngày là 1.770 tỉ đồng, nợ trên 90 ngày là 6.537 tỉđồng, chiếm 67% tổng số nợ phạt chậm nộp. Các địa phương có số tiền phạt chậm nộp nợ đọng lớn như Hà Nội 3.006 tỉđồng, TP.HCM 3.147 tỉđồng.
* Những nỗ lực của ngành thuế
- Đôn đốc thu nộp, quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế
Trước thực trạng nợ đọng thuế trên, trong thời gian qua, Tổng cục thuế đã thường xuyên nghiên cứu để xây dựng và sửa đổi quy trình quản lý nợ thuế. Cụ thể, Quyết định 1123, 477, sau đó 1395 về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế và Quyết định 490/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình cưỡng chế thuế là cơ sở quan trọng để thống nhất nghiệp vụ quản lý nợ thuế. Quy trình này cũng là cơ sởđể Tổng cục Thuế tổ chức chỉđạo và kiểm tra việc thực hiện công tác đôn đốc thu nộp, quản lý nợ thuế của các cơ quan thuế địa phương. Mặt khác, giao chỉ tiêu cụ thể cho các cục thuếđịa phương về tỷ lệ nợ tối đa cho phép, số nợ thuế thu hồi; tổ chức kiểm tra
đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu này của các cục thuế địa phương... Việc theo dõi, quản lý số nợ thuếđã được thực hiện trên các ứng dụng tin học, trong đó, đáng chú ý là năm 2010 đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên phạm vi cả nước ứng dụng quản lý nợ cấp chi cục thuế.
Về công tác thu nợ, thông qua việc triển khai các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thuế, tính đến 31/8/2012 toàn ngành đã thu hồi được 17.149 tỷđồng (đạt 48,6%) tổng số nợ thuế của năm 2011. Đến ngày 30/11/2013, toàn ngành đã thu được 52% số nợ thuế tại thời điểm 31/12/2012, trong đó tiền thuế nợ trên, dưới 90 ngày thu
được là 58,7% (Tổng cục Thuế, 2013).
- Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường
Về miễn, giảm, gia hạn thuế theo Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường (Tổng cục Thuế, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 + Đã thực hiện gia hạn khoảng 11.124 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng các tháng 4, 5 và 6/2012 cho gần 190.000 doanh nghiệp.
+ Giải quyết gia hạn 3.327 tỷđồng nợ thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoảng 77.295 doanh nghiệp.
+ Gia hạn tiền sử dụng đất cho 346 doanh nghiệp với tổng số tiền sử dụng đất
được gia hạn là 2.778 tỷđồng.
+ Đồng thời, giải quyết giảm 50% tiền thuê đất năm 2012 cho khoảng 3.609 doanh nghiệp, với số tiền giảm là 445,2 tỷđồng; Giải quyết miễn và hoàn thuế môn bài năm 2012 cho 44.897 hộ đánh bắt hải sản và hộ làm muối, với số tiền khoảng 12,4 tỷđồng.
Về miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân (Tổng cục Thuế, 2013). Tổng số giảm6.488 tỷđồng (năm 2012 giảm 4.150 tỷ và năm 2013 giảm 2.338 tỷ), cụ thể: + Giảm 5.144 tỷđồng tiền thuế TNDN (năm 2012 giảm 3.060 tỷ và năm 2013 giảm 2.084 tỷ). + Giảm 39 tỷ đồng tiền thuế GTGT (năm 2012 giảm 36 tỷ và năm 2013 giảm 03 tỷ). + Giảm 1.305 tỷđồng tiền thuế TNCN (năm 2012 giảm 1.054 tỷ và năm 2013 giảm 251 tỷ).