Mối quan hệ giữa quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 31 - 32)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ VÀ

2.1.3.Mối quan hệ giữa quản lý nợ và cưỡng chế thuế

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nợ và cưỡng chế thuế

2.1.3.Mối quan hệ giữa quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Quản lý nợ và cưỡng chế thuế là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hộ và bổ sung cho nhau. Công tác quản lý thuế chỉđạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 hiệu quả cao khi mà công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế thực hiện thống nhất và phù hợp bổ sung cho nhau đảm bảo thu đủ, thu đúng tiền thuế vào NSNN. Mối quan hệ này thể hiện qua một số khía cạnh sau:

Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ thì cơ quan thuế có thể xác định được những khoản nợ cần tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sởđó

đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế, chẳng hạn như

có những trường hợp qua phân loại nợ nhận thấy các khoản nợ thông thường chưa cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc qua phân loại nợ xác định được những khoản nợ khó thu thì cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế như: trích tiền gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng… nhằm mục đích thu đủ tiền thuế vào NSNN.

Quản lý nợ thuế tốt sẽ dẫn đến việc đôn đốc thu nợ của cơ quan thuếđối với người nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ thông thường giảm, khi số lượng nợ chuyển sang khó thu giảm đi, nó sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng công việc cưỡng chế thuế, từ đó chi phí cưỡng chế thuế giảm. Đồng thời, đạt được yêu cầu đặt ra đối với công tác cưỡng chế thuế là tính hiệu quả khi chi phí cưỡng chế thuế của cơ quan thuế là thấp nhất và hiệu quả thu nợ là tối đa.

Ngược lại, công tác cưỡng chế thuế được thực hiện có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số nợ tiền thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang theo dõi ở cơ quan thuế cũng sẽ giảm. Khi đó, cơ quan thuế có điều kiện để tập trung nguồn lực vào các công tác khác như: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra…

Tóm lại, công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển để đạt hiệu quả cao. Do vậy, trên thực tế việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế cũng chính là để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác cưỡng chế thuế, góp phần nâng cao năng lực quản lý thuế nói chung.

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 31 - 32)