Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại một số tỉnh thành

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 36 - 41)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ VÀ

2.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế

2.2.2. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại một số tỉnh thành

* Tại Vĩnh Phúc

Quản lý nợ thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của công tác Quản lý thuế, việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế là nhiệm vụ nhằm bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN), thực hiện công bằng xã hội và kết quả thu nợ thuế là thước đo đánh giá hiệu quả công tác Quản lý thuế. Do vậy, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc luôn xác định công tác Quản lý nợ và cưỡng chế thuế là một trong những công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 tác trọng tâm góp phần đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm của địa phương.

Năm 2012, công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế Cục Thuế Vĩnh Phúc tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng cục Thuế đã giao: Tăng cường các biện pháp quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế theo Luật Quản lý thuế và theo các quy trình quản lý, đảm bảo thu trên 80% số nợ có khả năng thu của năm 2011 chuyển sang; giảm trên 50% số nợ chờ xử lý đến 31/12/2011; giảm 100% số nợ chờ điều chỉnh có đến 31/12/2011; Hạn chế số nợ mới phát sinh và không để tổng số nợ thuế đến 31/12/2012 vượt quá 5% so với tổng số thu ngân sách của năm 2012; góp phần phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách cấp trên giao.

Xác định rõ chỉ tiêu, nhiệm vụ thu nợ do Tổng cục Thuế giao, trên cơ sở

phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thu nợ qua các năm của từng lĩnh vực,

địa bàn, từng ngưòi nợ thuế lớn, đảm bảo góp phần phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2012, ngay từ những ngày đầu năm Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp thu và giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thu nợ thuế năm 2012 cho các phòng và các Chi cục thuế; trong đó: Toàn Cục phấn đấu tổng số nợ đến 31/12/2012 so vói tổng số thu ngân sách năm 2012 không vượt quá 4%; Đối với Văn phòng Cục tỷ lệ này là không quá 1,5% và các Chi cục thuế là không vượt quá 10%.

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ này, trong tháng 5/2012 Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị đánh giá công tác nợ năm 2011 và quý I/2012, đánh giá những kết quảđạt được, phân tích những tồn tại, những nguyên nhân tồn tại và triển khai các biện pháp quản lý nợ năm 2012. Đồng thời tập huấn các quy trình quản lý nợ, quy trình cưỡng chế nợ và sử dụng ứng dụng cho các Chi cục thuế.

Theo báo cáo của Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc về công tác thuế tháng 7 năm 2012, tình hình nợ thuế tính đến 31/07/2012 tổng số nợ thuế trên địa bàn là 453 tỷ đồng (chưa kể nợ các khoản từđất), trong đó nợ khó thu là 18,6 tỷđồng; Nợ chờ xử

lý: 41,3 tỷ; Nợ chờ điều chỉnh: 24,8 tỷ và Nợ có khả năng thu: 353 tỷ đồng (tăng 73% so với 31/12/2011).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 chính, đó là nhóm nguyên nhân khách quan (do kinh tế khó khăn, do ý thức người nộp thuế và do hiệu quả của các chính sách và biện pháp quản lý) và nhóm nguyên nhân chủ quan thuộc về phía cơ quan thuế:

Thứ nhất, là do khó khăn của người nộp thuế: Năm 2012 là năm mà nền kinh tế nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Giá cả, lãi suất, chi phí đầu vào tăng cao, ngân hàng thắt chặt tín dụng... hàng loạt doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh trước đây có ý thức chấp hành pháp luật thuế rất tốt, nay lâm vào tình trạng sản xuất kinh doanh đình đốn, hàng hoá sản xuất không tiêu thụđược, kinh doanh thua lỗ, nghỉ bỏ kinh doanh, giải thể, phá sản... không có tiền để nộp thuế kịp thời dẫn đến số nợ thuế gia tăng. Cục thể sô nợ thuế theo các ngành nghề như sau: Tính đến 31/07/2012 trên địa bàn tỉnh có khoảng khoảng 2505 doanh nghiệp nợ thuế, trong đó: Nhóm ngành Xây dựng, Bất động sản: 875 doanh nghiệp với số nợ khoảng: 215 tỷđồng (chiếm 47% tổng số

nợ); Nhóm ngành sản xuất và chế biến: khoảng 150 doanh nghiệp với số nợ khoảng 120 tỷ (chiếm 26 % tổng số nợ). Nhóm các ngành nghề khác: 1480 DN với tổng số

nợ khoảng 113 tỷ (chiếm 24 % tổng số nợ).

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành của ngưòi nộp thuế: trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, lĩnh vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có số nợ thuế chiếm 84% tổng số nợ thuế, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp, ý thức chấp hành pháp luật thuế không cao, luôn chây ỳ nợ thuế, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế cũng gặp hết sức khó khăn.

Trong khi đó, các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ chưa thực sự hiệu quả, việc thực hiện cưỡng chế theo tuần tự các biện pháp, làm cho công tác cưỡng chế

thuế thiếu đi tính linh hoạt và là rào cản lớn là biện pháp cưỡng chế bằng việc Kê biên Tài sản không có khả năng thực hiện, điều này dẫn đến chỉ có thể áp dụng

được biện pháp cưỡng chế bằng việc trích tài khoản Ngân hàng. Tuy vậy biện pháp này cũng rất khó thực hiện vì đa số các doanh nghiệp nợ đang gặp khó khăn, tài khoản không có tiền...

Thứ hai, nguyên nhân từ công tác quản lý nợ thuếở một số Chi cục thuế còn chưa được lãnh đạo quan tâm sát sao, Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ phận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 chức năng để xử lý nợ ảo còn hạn chế, chưa chặt chẽ, kịp thời... số liệu đầu vào từ

bộ phận kê khai thuế trên ứng dụng QLT vẫn còn nhiều sai lệch, nên số liệu nợ theo dõi trên ứng dụng quản lý nợ thường xuyên phát sinh nợảo. Các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế chưa thực hiện quyết liệt.

* Tại Hoà Bình

Năm 2012 là năm ngành thuế Hoà Bình triển khai thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn, do lạm phát và suy thoái, tốc độ tăng trưởng chậm, sức mua của thị

trường giảm, doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn, hàng loạt các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể. Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, miễn, giảm, giãn một số

khoản thuếđể tháo gỡ khó khăn cho các DN, do vậy đã có tác động không nhỏ đến nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh.

Xác định được những khó khăn trên, ngay từđầu năm Cục Thuếđã nỗ lực tập trung mọi nguồn lực, triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều biện pháp quản lý thuế

nhằm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trịđược giao. Một trong những biện pháp được lựa chọn đó là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế

và giảm nợđọng thuế; tăng cường công tác quản lý, giám sát địa bàn để phát hiện, khai thác nguồn thu từ các lĩnh vực, ngành nghề có điều kiện nhằm bù đắp cho các khoản hụt thu.

Tính đến hết 11/2012 tổng số nợđọng có khả năng thu của toàn tỉnh là 149 tỷ đang chiếm 9,4% dự toán thu ngân sách năm 2012. Nợ thuế chủ yếu là của khu vực kinh tế NQD chiếm khoảng 78% tổng số nợ, trong đó một số loại hình doanh nghiệp nợđọng lớn tập trung chủ yếu vào các khoản thu liên quan đến đất đai, tài nguyên, khoáng sản, xây dựng cơ bản và kinh doanh nông sản (Chi cục thuế tỉnh Hòa Bình, 2012). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ đọng thuế đó là do năm 2012 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giá cả các mặt hàng tăng cao, lạm phát gia tăng; Chính sách tiền tệđược quản lý chặt chẽ; Một số chính sách Nhà nước thay đổi… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không tiếp cận được vốn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 tín dụng, không thu hồi được công nợ do các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau, sản xuất kinh doanh ngừng chệ, hàng hóa tồn kho nhiều từ đó các doanh nghiệp không có khả năng nộp Ngân sách. Trước tình hình đó, ngành thuế đã triển khai các giải pháp thu hồi nợ thuế như: Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho người nộp thuế, tiến hành các bước đúng theo quy trình thu nợ

thuế, đối với các trường hợp cố tình dây dưa nộp chậm tiền thuế thì ngành thuế tiến hành cưỡng chế theo các biện pháp như trích tiền từ tài khoản ngân hàng để nộp thuế và tiền phạt hoặc các hình thức khác nhưđình chỉ sử dụng hoá đơn...

Đồng thời làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh cùng với các ngành chức năng trong tỉnh như: Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư; Tài nguyên & Môi trường; Công thương, Công an tỉnh, Kho bạc Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Hoà Bình triển khai các giải pháp thu hồi nợđọng thuế. Kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp cố tình nợ thuế kéo dài bằng biện pháp cưỡng chế.

Đối với bộ phận Quản lý nợ & cưỡng chế nợ của thuế Cục Thuế và các Chi cục thuế huyện, thành phố: Thực hiện nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ theo quy

định và quy trình quản lý nợ, thường xuyên theo dõi chặt chẽ các khoản nợ mới phát sinh, kết hợp các phòng chức năng liên quan đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp nộp kịp thời vào NSNN, đồng thời tiến hành các thủ tục theo quy trình quản lý nợ. Phân tích rõ tuổi nợ của các khoản nợ, xem xét, đánh giá về khả năng tài chính của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có số nợ lớn để có kế hoạch cưỡng chế cụ thể. Đối với khoản nợ thuế khó thu hồi của một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng giải thể phá sản, doanh nghiệp bỏ trốn mất tích, bị khởi tố... thì tiến hành củng cố hồ sơđề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xoá nợ theo quy định của pháp luật thuế. Đối với khoản nợ thuế chờ xử lý: Gồm số nợđược gia hạn khoanh nợ, giãn nợ, chờ xoá nợ, miễn giảm, chờ điều chỉnh tiến hành đi sâu phân tích chuyển sang khoản nợ khó thu hoặc nợ có khả năng thu để áp dụng biện pháp xử lý phù hợp. Đối với khoản nợ có khả năng thu thì lập danh sách người nộp thuế nợ quá hạn 90 ngày trình Lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục thuế phê duyệt, cương quyết thực hiện các bước biện pháp cưỡng chế thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 36 - 41)