3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Bắc Ninh
Thành phố Bắc Ninh được thành lập năm 2006, trên cơ sở nâng cấp và mở
rộng thị xã Bắc Ninh. Thành phố Bắc Ninh có địa hình của một vùng đồng bằng châu thổ, nằm ở bờ Nam sông Cầu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Thành phố cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy công nghiệp và là đầu mối giao thông của tỉnh.
Với mục tiêu phát triển toàn diện, Thành phố Bắc Ninh luôn chú trọng vào việc phát triển con người và các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của nhân dân. Phát huy truyền thống cần cù, khéo léo, năng động sáng tạo của người dân Kinh Bắc, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Với vị trí địa lý thuận lợi cùng các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của mình để trở thành một trung tâm kinh tế- văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với tốc độ tăng GDP năm 2012 là 32,74%, đứng vị trí thứ nhất trong số các tỉnh của đồng bằng Bắc Bộ.
Tăng trưởng kinh tế: Nhìn lại chặng đường gần 17 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn không ít khó khăn thử thách, song nhịp độ phát triển kinh tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 luôn giữ ở mức cao. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ
thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Năm 2010, GDP bình quân
đầu người đạt 1.800 USD vượt 38% mục tiêu Đại hội.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng năm 2010 ước đạt 64,8%, dịch vụ
24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tư cho phát triển được đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.
Công nghiệp: Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện
đại hầu như không đáng kể. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung: hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động, Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm. Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị
trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệđáng kểđể tiếp tục đầu tư phát triển.
Nông nghiệp: Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5% (theo giá năm 1994). Năng xuất, sản lượng cây trồng tăng đáng kể: năng suất lúa ước đạt 60 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 60 tấn; giá trị trồng trọt ước đạt 73,9 triệu đồng/ha năm 2010, tăng gần gấp 2 lần so với mục tiêu Đại hội. Cơ cấu cây trồng gắn với luân canh hợp lý, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha như: lúa, khoai tây, rau xanh, hoa, cây cảnh…
Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý và những truyền thống nhân văn tốt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 thời đại mới, Bắc Ninh đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực
đồng bằng Sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Bắc Ninh còn tiến nhanh và vững chắc trong bước đường hội nhập, xây dựng một xã hội văn minh hiện đại.