Thực trạng công tác cưỡng chế thuế

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 76 - 79)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Chi cục

4.1.4. Thực trạng công tác cưỡng chế thuế

Trước thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh chưa có bộ phận nào độc lập thực hiện chức năng thu nợ và cưỡng chế

thuế. Chính vì vậy, công tác cưỡng chế thuế được thực hiện chủ yếu ở bộ phận kiểm tra. Tình trạng này đã dẫn đến các biện pháp cưỡng chế thuế đạt được kết quả không cao, chưa mang tính răn đe và phòng ngừa vi phạm của các đối tượng nộp thuế.

Sau thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về các biện pháp cưỡng chế thuế rất chặt chẽ nhưng thực tế việc triển khai lại rất khó thực hiện. Trong nhóm 8 biện pháp cưỡng chế thuế được quy định trong Luật quản lý thuế thì có đến 6 biện pháp khi thực hiện Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh còn gặp khó khăn và hầu như là không thực hiện được. Thực tế tại Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh, việc thực hiện biện pháp cưỡng chế

thuế hiệu quả nhất là bằng biện pháp trích tiền gửi ngân hàng. Biện pháp cưỡng chế

tiếp theo là kê biên, phát mãi tài sản không thực hiện được do đa số tài sản của đối tượng nộp thuế đã cầm cố hoặc thế chấp với ngân hàng. Hiện nay biện pháp cưỡng chế thuế bằng biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn cũng được Chi cục thuếđang áp dụng, còn các biện pháp khác hầu như không thực hiện được.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

Đối với biện pháp trích tiền gửi ngân hàng các bước Chi cục thuế Thành phố

Bắc Ninh đã tiến hành như sơđồ 4.2.

Sơđồ 4.2. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản

Bước 1. Xác định người nợ thuế phải cưỡng chế

- Lập danh sách người nợ thuế bị cưỡng chế (mẫu số 20/QTR-CCT):

+ Hàng tháng, chậm nhất sau 3 ngày làm việc sau ngày khoá sổ thuế,

công chức lập danh sách người nợ thuế bị cưỡng chế phải áp dụng bằng

biện pháp trích tiền từ TK tiền gửi

+ Trình lãnh đạo duyệt danh sách

- Thông báo sẽ áp dụng cưỡng chế (mẫu số 09-TB/CCNT):

+ In thông báo nhằm nhắc nhở người nợ thuế thực hiện nộp ngay số

tiền nợ thuế vào NSNN

+ Gửi thông báo đến người nợ thuế ngay ngày làm việc tiếp theo kể từ

ngày ký thông báo

Bước 2. Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin

1. Nội dung thu thập thông tin: nơi mở TK tiền gửi của NNT, gồm: tên và địa chỉ ngân hàng, kho bạc và tổ chức tín dụng, số hiệu TK, số dư tiền gửi, nội dung giao dịch qua TK tiền gửi 2. Nơi thu thập, xác minh thông tin: từ cơ quan thuế; người nợ thuế; từ bên thứ ba: ngân hàng, kho bạc và các tổ chức tín dụng nơi người nộp thuế mờ tài khoản tiền gửi

3. Thời hạn thu thập, xác minh thông tin trong 10 ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, gửi giấy mời; trường hợp kiểm tra tại trụ sở NNT theo quy định

Bước 3. Tổ chức thực hiện cưỡng chế

1. Lập tờ trình đề xuất biện pháp cưỡng chế. Thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin 2. Thủ trưởng cơ quan thuế ký quyết định cưỡng chế thuế thời hạn ban hành quyết định trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày lập tờ trình đề xuất biện pháp cưỡng chế

3. Ban hành quyết định cưỡng chế

Bước 4. Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế thuế

1. Báo cáo kết quả cưỡng chế thuế 2. Lưu hồ sơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

Đối với biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp đình chỉ hóa đơn, trình tự Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh tiến hành như sơđồ 4.3.

Bước 2. Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin

1. Nội dung thu thập thông tin: tình hình sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hoá đơn tự in đăng ký sử dụng tại cơ quan thuế của người nợ thuế

2. Nơi thu thập, xác minh thông tin: cơ quan thuế, người nộp thuế 3. Thời hạn thu thập thông tin trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cung cấp thông tin

Bước 3. Tổ chức thực hiện

1. Lập tờ trình đề xuất biện pháp cưỡng chế

2. Thủ trưởng cơ quan thuế ký quyết định cưỡng chế thuế và thành lập tổ cưỡng chế

3. Thực hiện cưỡng chế: Công bố quyết định cưỡng chế; Kiểm kê hóa đơn trước lúc niêm phong hóa đơn; Lập biên bản niêm phong; Giao hóa đơn đã niêm phong giao cho người nợ thuế bị cưỡng chế bảo quản

4. Mở niêm phong hóa đơn và giao trả hoá đơn cho người nợ thuế khi người nợ thuếđã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền nợ thuế vào NSNN

- Điều kiện: người nợ thuế gửi văn bản cho cơ quan thuếđề nghị mở niêm phong hoá đơn để tiếp tục sử dụng, kèm theo: chứng từ nộp tiền chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN - Tổ cưỡng chế thuế tổ chức mở niêm phong hoá đơn và bàn giao cho người nộp thuế tiếp tục sử dụng, theo các bước tương tự như khi tiến hành niêm phong hoá đơn

Bước 4. Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế thuế

1. Báo cáo kết quả cưỡng chế thuế 2. Lưu hồ sơ

Bước 1. Xác định người nợ thuế phải cưỡng chế

1. Lập danh sách người bị cưỡng chế: đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp các biện pháp tại sơđồ 1-2-3-4-5 nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế; chỉ áp dụng đối với người nợ thuếđang sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hoá đơn tự in đăng ký sử dụng tại cơ quan thuế

2. Thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 76 - 79)