Một số tồn tại, nhược điểm trong thực hiện biện pháp hạn chế RRTD Thứ nhất, hệ thống quản lý rủi ro tại cấp tỉnh, huyện chưa chuyên biệt

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 52 - 61)

- Đối với khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn , tà

6. Dư nợ bình quân/01 khách hàng Triệu đồng 10,51 11,84 13,94 15,27 16,

3.3.3.2. Một số tồn tại, nhược điểm trong thực hiện biện pháp hạn chế RRTD Thứ nhất, hệ thống quản lý rủi ro tại cấp tỉnh, huyện chưa chuyên biệt

Thứ nhất, hệ thống quản lý rủi ro tại cấp tỉnh, huyện chưa chuyên biệt

Tại Hội sở chính NHCSXH, đã thành lập Ban quản lý và xử lý nợ rủi ro, tuy nhiên tại các chi nhánh cấp tỉnh và các phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện chưa được thành lập phòng, tổ chuyên thực hiện về công tác quản lý và xử lý nợ rủi ro. Mục tiêu tín dụng là đạt được chỉ tiêu kế hoạch, cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay mục đích được ưu tiên hơn chỉ tiêu kiểm soát rủi ro. Vì vậy, tại chi nhánh phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng làm kiêm công tác xử lý rủi ro, thực hiện hướng dẫn, kiểm soát việc xử lý rủi ro ở cấp huyện, tổng hợp chuyển lên tỉnh và chuyển lên Hội sở chính để ra quyết định xử lý theo quy định; Công tác kiểm tra, giám sát thì do phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ thực hiện. Tại các PGD cấp huyện, việc xử lý RRTD do phòng tổ Kế hoạch - Tín dụng thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát thì do lãnh đạo đơn vị thực hiện.

Một số chương trình cho vay từ nguồn vốn từ ngân sách địa phương, việc ký quyết định xử lý rủi ro được giao cho NHCSXH cấp tỉnh trình UBND cấp tỉnh thực hiện.

Thứ hai, nguồn nhân lực còn sự thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng

Nguồn nhân lực thiếu hụt làm gia tăng tăng áp lực công việc (do quá tải), dẫn đến công tác kiểm tra, giám sát thực địa bị ảnh hưởng theo hướng tiêucực (số lượng các cuộc kiểm traít; chất lượng các cuộc kiểm tra chưa cao), nên RRTD có nguy cơ gia tăng.

Sự thiếu hụt về cán bộ tín dụng NHCSXH là do cơ chế “tin gọn đội ngũ cán bộ NHCSXH, tăng cường ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội”. Lý do: (1) Góp phần công khai hóa, xã hội hóa hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, huy động tối đa nguồn lực của hệ thống chính trị, xã hội tham gia công tác XĐGN, an sinh xã hội; (2) Góp phần nâng cao vao trò của các tổ chức Chính trị xã hội, phát triển mạnh mẽ hệ thộng Chính trị - xã hội, đồng thời tạo thêm nguồn kinh phí cho các cấp Hội, đoàn thể hoạt động; (3) Tiết kiệm chi phí quản lý…

Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý vốn NHCSXH của các tổ chức Chính trị - xã hội không được đào tạo bài bản, lại hay thay đổi công tác (do bầu theo nhiệm kỳ, do luân chuyển, điều động công tác…) vì vậy tính chủ động thực hiện các công đoạn nhận ủy thác hạn chế, chất lượng thực hiện các công đoạn nhận ủy thác chưa cao (VD: chưa hề học qua lớp đào tạo về kiến thức kinh tế nào nhưng lại thực hiện công tác thẩm định thực tế hơn 90% món vay là do đội ngũ cán bộ tổ chức Chính trị - xã hội cấp xã

thực hiện thẩm định tín dụng; chất lượng kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn chưa cao, kỷ năng quản lý hoạt động tổ TK&VV còn hạn chế,…). Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu chất lượng tín dụng, cán bộ ngân hàng phải tham gia nhiều vào các công đoạn đã ủy thác, ủy nhiệm, làm tăng áp lực công việc cho cán bộ ngân hàng.

+ Công tác tập huấn nghiệp vụ đã được chú trọng, tuy nhiên việc cử cán bộ đi học các khóa đào tạo về phân tích tín dụng, quản lý RRTD và đánh giá RRTD còn hạn chế. Việc tập huấn nghiệp vụ xử lý rủi ro tại chi nhánh chỉ tập trung vào nghiệp vụ xử lý rủi ro

do nguyên nhân khách quan (quy trình kiểm tra, xác minh, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xử lý), chưa có các lớp về phân tích tín dụng, quản lý RRTD và đánh giá rủi ro tín dụng.

Thứ ba, hạn chế trong công tác thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng:

+ Đã xây dựng được cơ chế rà soát các khoản vay định kỳ. Tuy nhiên việc thực hiện cơ chế rà soát còn bất cập do: NHCSXH chưa phân tích định lượng một cách đầy đủ các loại rủi ro tín dụng, quy trình giám sát nhằm hạn chế RRTD còn hạn chế, chưa thực hiện việc theo dõi đối với những trường hợp khách hàng không tuân thủ trả nợ theo kế hoạch (trả nợ các kỳ con) hoặc những trường hợp khách hàng đã đề nghị gia hạn nợ (do tất cả các nguyên nhân). Thực tế tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị cho thấy hơn 90% số khoản vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ kỳ con như cam kết và có hơn 50% hộ vay xin gia hạn nợ khi đến kỳ hạn cuối cùng P

[3F 3F 1]

P

.

Theo quy định việc trả nợ phân kỳ đối với các khoản vay trung và dài hạn tối thiểu là mỗi năm một lần, tuy nhiên trường hợp người vay không có khả năng trả nợ kỳ con thì không cần phải làm thủ tục gì cả, ngân hàng tự động điều chỉnh kỳ hạn đến kỳ tiếp theo. Đến kỳ trả nợ cuối cùng nếu không có khả năng trả được nợ gốc (do rủi ro khách quan hoặc do các nguyên nhân khác như: chưa thu hồi vốn kịp do chưa đến chu kỳ…), người vay sử dụng vốn đúng mục đích thì được xem xét cho gia hạn nợ. Tuy nhiên việc không chấp hành trả nợ đúng kỳ con và việc đề nghị gia hạn nợ khi đến hạn kỳ cuối diễn ra rất phổ biến và điều này là một trong những nguy cơ gia tăng rủi ro tín dụng.

+ Các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng chưa cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra, giám sát các khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo. Vì

[1] Nguồn: Tổng hợp kết quả kiểm tra NHCSXH năm 2011, 2012, 2013

44

vậy không có chế tài xử lý đối với trường hợp tổ trưởng, tổ chức hội hoặc cán bộ tín dụng ngân hàng đề nghị sai mức, sai đối tượng vay vốn.

+ Việc phân loại và đánh giá khách hàng chưa được quan tâm đúng mực. Chưa xây dựng thang điểm và thực hiện chấm điểm khách hàng (với bất kỳ loại khách hàng nào).

Đối với Tổ TK&VV có thực hiện việc phân loại tổ theo định kỳ mỗi năm một lần chỉ căn cứ vào tình trạng nợ xấu (nợ quá hạn, xâm tiêu, vay ké…) và tỷ lệ thu lãi. Chưa phân loại đánh giá chất lượng hoạt động của Ban quản lý tổ TK&VV.

+ Chưa có quy chế quy định về sự ràng buộc giữa mức vay vốn tối đa lần đầu, việc chấp hành các cam kết và mức vay vốn tối đa lần sau. Việc giải quyết mức vay vốn ở các lần vay chỉ căn cứ chung vào mức tối đa theo quy định.

Thứ tư, một số tồn tại trong việc tuân thủ những nguyên tắc tín dụng:

+ Qui trình tín dụng yêu cầu trước tiên là việc xác định đúng đối tượng chính sách được vay vốn (nội dung này được giao cho thành viên tổ TK&VV và tổ chức chính trị xã hội cấp xã tổ chức họp bình xét và đề xuất UBND cấp xã xác nhận). Tuy nhiên chất lượng tín dụng luôn là thước đo để đánh giá chất lượng hoạt động ủy thác, ủy nhiệm của tổ chức Hội và Ban quản lý tổ TK&VV, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thi đua,… do đó bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ người vay phát triển sản xuất, kinh doanh, tích cực đôn đốc thu hồi nợ thì một số nơi để xảy ra việc cho vay sai đối tượng (hộ khá vẫn được vay do đảm bảo khả năng trả nợ) trong khi hộ quá nghèo lại bị né tránh hoặc cho vay mức thấp.

+ Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ đúng hạn cả nợ gốc và lãi chưa được thực hiện đúng cam kết: một số khách hàng vẫn ỷ thế cho rằng tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước và chưa có ý thức trả nợ đầy đủ, đúng hạn, sử dụng vốn vay sai mục đích…

+ Về thẩm định đối với khách hàng là hộ gia đình vay qua các tổ TK&VV:

(1) Ở nhiều chương trình không hề quy định về việc thẩm định tín dụng mà chỉ xem xét về điều kiện vay vốn, việc xác định mức vay mang tính cảm tính (chỉ thông qua bình xét của tổ TK&VV).

(2) Đối với các chương trình có yêu cầu thẩm định thì việc thẩm định lại giao cho cán bộ Hội cấp xã thực hiện, trong khi trình độ cán bộ hội cấp xã không đồng đều, chưa được đào tạo về kiến thức kinh tế, kỷ năng thẩm định còn hạn chế.

Việc tập huấn cho cán bộ tổ chức Hội gặp nhiều khó khăn do: (i) cán bộ hội thuộc diện bầu theo nhiệm kỳ; (ii) Cán bộ hội thường là cán bộ nguồn của xã, huyện nên hay được cử đi học tập, luân chuyển, điều động sang công việc khác.

+ Việc đảm bảo tiền vay bằng tài sản chưa được quan tâm đúng mức:Hiện nay đối với đối tượng vay là hộ gia đình, NHCSXH hầu hết áp dụng cho vay qua Tổ TK&VV (ủy thác qua tổ chức Chính trị - xã hội) và không yêu cầu thế chấp tài sản (đây được xem như là một trong những ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách) nhưng áp lực trách nhiệm từ phía các thành viên sinh hoạt trong cùng một tổ TK&VV, trong tổ chức Hội và với địa phương cũng được xem như là “tài sản đảm bảo”.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều ngân hàng cũng chú ý và thực hiện cho vay đối với một số khách hàng đã vay vốn của NHCSXH và có yêu cầu thế chấp bằng tài sản (như vay tiêu dùng, vay để đầu tư sản xuất,…). Do đó nguồn vốn vay (bao gồm vốn vay lãi suất ưu đãi của NHCSXH và vốn vay lãi suất thị trường của các tổ chức tín dụng ngân hàng khác) bình quân trên hộ tăng cao, chi phí sử dụng vốn (lãi) tăng, trong khi khả năng quản lý tài chính, quản lý sản xuất kinh doanh của các đối tượng khách hàng vay vốn có nhiều hạn chế dễ dẫn đến việc mất cân đối trong nguồn thu (nhất là trong trường hợp dự án đầu tư bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi) vì vậy khả năng không trả được nợ gia tăng. Mặt khác việc vay vốn ở tổ chức tín dụng khác của hộ vay mà cán bộ tín dụng NHCSXH không kiểm soát được sẽ là nguy cơ tiềm ẩn dễ xảy ra RRTD đối với NHCSXH (do khi xử lý thu hồi nợ những trường hợp này NHCSXH hoàn toàn bất lợi).

+ Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro:

NHCSXH không căn cứ vào việc phân loại tín dụng để thực hiện trích lập phòng

RRTD mà chỉ thực hiện trích dự phòng chung cho tất cả các nhóm dư nợ. Việc trích lập Quỹ dự phòng RRTD của NHCSXH được thực hiện theo thông tư số 24/2005/TT-BTC

ngày 01/4/2005 của Bộ tài chính. Theo đó vào ngày 31/12 (dương lịch) NHCSXH trích

lập Quỹ dự phòng RRTD hàng năm với mức trích lập bằng 0,02% trên số dư nợ bình quân năm. Việc trích lập này được thực hiện tại Hội sở chính.

Quỹ dự phòng rủi ro của NHCSXH chỉ thực hiện để để bù đắp tổn thất do nguyên nhân khách quan phát sinh trong quá trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách thuộc diện đơn lẻ cục bộ và được chính phủ xem xét bổ sung trong trường hợp quỹ không đủ bù đắp. Việc xử lý những rủi ro do nguyên nhân khách quan phát sinh trên diện rộng thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH quy định và thực hiện việc quản lý, sử dụng Quỹ dự phòng RRTD để xử lý rủi ro trong hoạt động của NHCSXH.

Thực tế cho thấy với mức trích lập 0.02% trên dư nợ bình quân hàng năm thì quỹ dự phòng rủi ro không đủ để xử lý rủi ro diện đơn lẻ hàng năm (tại chi nhánh bình quân trong 03 năm mức trích lập bình quân là 296 triệu/năm nhưng mức xóa nợ bình quân là 363 triệu/năm và NHCSXH tỉnh Quảng Trị thuộc nhóm đơn vị có số nợ xóa thấp so với toàn quốc). Điều này làm tính chủ động trong công tác xử lý nợ bị rủi ro khách quan thuộc diện đơn lẻ rất hạn chế.

+ Nhiều khoản nợ quá hạn tồn đọng nhiều năm được xác định là không có khả năng hoàn trả nhưng chưa được xử lý xóa trong danh sách nợ quá hạn.

+ Tính đa dạng trong hoạt động: Hiện nay ngoài hoạt động tín dụng thuần túy, NHCSXH đã thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác, tuy nhiên hiệu quả mang lại từ các dịch vụ còn rất hạn chế, cụ thể:

(i) Dịch vụ tiết kiệm của NHCSXH còn nhiều bất cập: (a) Huy động tiết kiệm dân cư bị khống chế về lãi suất (tối đa không được vượt quá lãi suất cùng thời gian huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn) và không có chi phí phục vụ khuyến mãi

trong công tác huy động vốn; (b) Việc huy động thông qua các tổ TK&VV vừa góp phần tạo lập thói quen tiết kiệm cho hộ nghèo vừa góp phần giảm thiểu gánh nặng trả nợ khi đến kỳ hạn trả, đồng thời góp phần làm tăng nguồn vốn để cho vay của NHCSXH. Tuy

nhiên huy động thông qua các tổ TK&VV đạt tỷ lệ số hộ tham gia chưa cao (Ước lượng

tại chi nhánh Quảng Trị đến 31/12/2013 tỷ lệ hộ tham gia gửi tiền tiết kiệm định kỳ thông qua tổ TK&VV đạt khoảng 66%/tổng số hộ vay vốn P

[4F 4F 1]

P

).

(ii) Các dịch vụ phi tín dụng như chuyển tiền, thanh toán… đã triển khai thực hiện, tuy nhiên việc phát triển dịch vụ này chưa được chú trọng, chỉ dừng ở mức phục vụ chuyển tiền, thanh toán cho nội ngành.

(iii) Chưa có chính sách về phát triển hình thức bảo hiểm tín dụng đối với các

khoản vay của NHCSXH.

(iv) Với đối tượng cho vay của mỗi chương trình vay vốn là do chỉ định nên hầu hết hộ vay có nhu cầu vay vốn, đúng đối tượng thì đều được NHCSXH giải quyết cho vay, không có quyền lựa chọn người vay theo lĩnh vực đầu tư nào (miễn là lĩnh vực đầu tư không vi phạm quy định pháp luật). Tuy nhiên NHCSXH luôn khuyến khích hộ vay đầu tư vào nhiều mặt hàng, loại hình, lĩnh vực (như vừa chăn nuôi vừa trồng trọt, buôn bán, chế biến,…).

Thứ năm, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay còn bộc lộ

một số hạn chế:

+ NHCSXH thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến từng khách hàng vay vốn với sự chứng kiến của tổ chức Chính trị xã hội nhận ủy thác và tổ trưởng tổ TK&VV (đối với vay hộ gia đình thông qua tổ TK&VV), việc này vừa là để công khai hóa hoạt động tín dụng chính sách, vừa góp phần hạn chế tình trạng tiêu cực như vay hộ, vay ké, làm giả hồ sơ vay vốn… gây thất thoát nguồn vốn. Tuy nhiên trong thực tế thì tình trạng cả nể, gây sức ép rồi chiếm dụng vốn, vay ké vẫn có thể xãy ra mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người vay còn kém bị lợi dụng (tổ trưởng hoặc cán bộ tín dụng vay ké…) hoặc người vay cố tình lừa dối ngân hàng (vay cho người thân sử dụng việc khác…)

NHCSXH đã ủy nhiệm cho Ban quản lý tổ TK&VV thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận tiền vay, nếu phát hiện sai mục đích chuyển nợ quá hạn và tiến hành đôn đốc thu hồi. Tuy nhiên trên thực tế việc này chưa được tuân thủ chặt chẽ (không thực hiện kiểm tra hoặc thực hiện kiểm tra chiếu lệ, thậm chí có nhiều trường hợp biết trước sẽ sử dụng sai mục đích nhưng vẫn đề xuất cho vay).

[1]Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị

48

Về quan điểm sử dụng vốn đúng mục đích đối với một số chương trình tín dụng (như: cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn,…) NHCSXH chỉ yêu cầu người vay sử dụng tiền vay đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (các lĩnh vực không bị Nhà nước cấm) để góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống kể cả trường hợp sử dụng không đúng như

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)