Định hướng phát triển đến năm 2020 của NHCSXH tỉnh Quảng Trị.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 77 - 78)

- Đối với khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn , tà

4.1.2.Định hướng phát triển đến năm 2020 của NHCSXH tỉnh Quảng Trị.

4. 1.1 Chiến lược phát triển của NHCSXH Việt Nam

4.1.2.Định hướng phát triển đến năm 2020 của NHCSXH tỉnh Quảng Trị.

Căn cứ vào định hướng của toàn ngành, NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã xây dựng định hướng phát triển đến năm 2020 với mục tiêu như sau:

+ 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

+ Mục tiêu nguồn vốn và dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10%; Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%/tổng dư nợ; Tỷ lệ thu lãi hàng năm đạt trên 95% số lãi phải thu.

+ Thủ tục hành chính ngày càng đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc, chế độ theo quy định của Ngành.

+ Tiếp tục tăng cường kiện toàn bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên đảm bảo khả năng triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách được Chính phủ giao.

+ Thực hiện tốt công tác phối hợp, lồng ghép với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Với các giải pháp cụ thể như sau:

+ Bám sát định hướng hoạt động của NHCSXH Việt Nam, Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh trong từng giai đoạn về mục tiêu XĐGN để xây dựng các kế hoạch cụ thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Tranh thủ nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam, nguồn vốn Ngân sách địa phương, nguồn tiết kiệm huy động từ các tầng lớp dân cư và các tổ TK&VV để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.

+ Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở: tăng cường vai trò lãnh đạo của UBND cấp xã; Nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị-xã hội; Tăng cường củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ TK&VV; nâng cao chất lượng hoạt động của 141 điểmgiao dịch lưu động.

+ Củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy làm việc, thực hiện công tác đào tạo, sắp xếp cán bộ có năng lực, trách nhiệm, tâm huyết thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện. Nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn và rủi ro tín dụng.

+ Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các chương trình tín dụng chính sách. Đẩy mạnh phong trào thi đua toàn diện và liên tục trong toàn đơn vị.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 77 - 78)