0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Bài học kinh nghiệm đối với NHCSXH Việt Nam:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 29 -31 )

- Đối với khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn , tà

2.4. Bài học kinh nghiệm đối với NHCSXH Việt Nam:

Rút kinh nghiệm trong hạn chế rủi ro của ngân hàng nước ngoài có đối tượng khách hàng phục vụ tương đồng, NHCSXH có thể vận dụng những kinh nghiệm để hoàn thiện công tác quản trị RRTD như: kinh nghiệm trong chuyển đổi của BRI và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đảm bảo nguyên tắc tín dụng; vận dụng mô hình thẩm định doanh

nghiệp và dịch vụ tài trợ của NLFC; việc quản lý hoạt động nhóm, tổ vay vốn cũng như việc phát triển các dịch vụ như huy động tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ bảo hiểm… của Grameen Bank. Cụ thể:

Một là, khơi dậy ý thức, trách nhiệm của các thành viên trong tổ TK&VV đặc biệt là ý thức hỗ trợ lẫn nhau và ý thức vươn lên thoát nghèo của các thành viên; gắn trách nhiệm của từng thành viên với lợi ích của tổ TK&VV.

Hai là, xây dựng và thực hiện hệ thống nhận biết những khoản nợ có vấn đề, nợ xấu; Xây dựng cơ chế và thực hiện trích lập dự phòng rủi ro kịp thời, phù hợp với tình hình của đơn vị.

Ba là, đẩy mạnh công tác huy động tiết kiệm và các dịch vụ ngân hàng, nghiên cứu phát triển dịch vụ bảo hiểmkhoản vay theo hướng xã hội hóa để vừa quản lý, phòng ngừa rủi ro vừa đa dạng hóa nguồn thu.

Bốn là, chú trọng tăng cường công tác kiểm tra và giám sát các khoản vay. Dành

nhiều thời gian dành cho việc kiểm tra, nắm bắt thông tin tại thực địa, dự đoán về hoạt động kinh doanh, tính cách của người vay, tạo mối quan hệ tốt giữa khách hàng và ngân hàng, khuyến khích người vay phát triển và thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Năm là, nghiên cứu cơ chế cho vay lại với mức vay mới phụ thuộc vào việc chấp hành nghĩa vụ của khoản vay cũ (tỷ lệ cho vay tối đa có thể từ 0 đến 200% mức vay tối đa kỳ trước, tùy theo việc chấp hành trả nợ, lãi hàng kỳ và cuối kỳ của khoản vay trước).

Sáu là, khuyến khích khách hàng thực hiệnthế chấp bằng tài sản (chủ yếu là nhà đất) và xem như là một phương tiện để đánh giá mức độ quyết tâm của người vay. Nhưng không phải là điều kiện bắt buộc (trường hợp không có tài sản thế chấp).

Bảy là, phát huy tối đa cơ chế khoán tài chính; gắn thu nhập (tiền lương, tiền thưởng) củacán bộ với chất lượng tín dụng để khuyến khích cán bộ tích cực quan tâm đến việc giảm tỷ lệ nợ xấu.

Tám là, khuyến khích khách hàng đa dạng hóa mặt hàng, lĩnh vực đầu tư nhằm phân tán rủi ro. Đa dạng hóa các dịch vụ tài chính vi mô và các dịch vụ hỗ trợ khác cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo: người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu cao, đa dạng về các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên họ cũng chính là những đối tượng dễ bị

tổn thương và chịu những thiệt thòi hơn khi xảy ra rủi ro, khủng hoảng kinh tế… Vì vậy, tín dụng đối với nhóm khách hàng này đòi hỏi phải có sự kết hợp với các sản phẩm tài chính (như: tiết kiệm, bảo hiểm,...) và sự hỗ trợ, tư vấn để quản lý tài chính, sử dụng vốn hiệu quả .... Vì vậy ngoài hoạt động tín dụng và tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn cần có dịch vụ bảo hiểm tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, bảo hiểm nông nghiệp; đẩy mạnh và phát triển dịch vụ huy động tiết kiệm, đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ cần thiết trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả, giám sát

quản lý và hạn chế rủi ro tốt hơn. Các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho người nghèo, khuyến nông, khuyến lâm, marketing cần phải phối hợp với các cấp chính quyền, các sở ban ngành, các dự án một cách nhịp nhàng và hiệu quả hơn.

Chín là, áp dụng chặt chẽ và nghiêm khắc kỹ thuật thẩm định tín dụng, bắt buộc cả nhà quản lý và cán bộ nhân viên phải tuân thủ những nguyên tắc này. Việc đảm bảo lợi ích lâu dài và sự phát triển bền vững của dự án cho vay, sự vươn lên của khách hàng chính là đảm bảo hiệu quả vốn vay, giảm thiểu RRTD của NHCSXH. Vì vậy, việc tuân thủ các nguyên tắc tín dụng với mục tiêu hướng đến là hỗ trợ hiệu quả đối với các dự án của hộ nghèo và các đối tượng chính sách là yêu cầu tiên quyết tạo sự bền vững trong hoạt động của NHCSXH, giảm thiểu được các rủi ro phát sinh.

Cuối cùng, thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, liên kết thông tin trong hệ thống ngân hàng; để nắm bắt đầy đủ, kịp thời tình hình vay vốn của khách hàng từ đó phân tích, đưa ra quyết định đúng đắn;

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 29 -31 )

×