Nhóm giải pháp thực hiện các biện pháp hạn chế RRTD

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 79 - 82)

- Đối với khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn , tà

4. 1.1 Chiến lược phát triển của NHCSXH Việt Nam

4.3.1. Nhóm giải pháp thực hiện các biện pháp hạn chế RRTD

Một là, hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tại cấp tỉnh, huyện theo hướng tách bạch bộ phận cho vay với bộ phận quản lý theo dõi xử lý rủi ro.

+ Tại chi nhánh: chuyển toàn bộ công tác đánh giá, theo dõi, xử lý nợ rủi ro sang phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ phụ trách nhằm tập trung cả hai nhiệm vụ là thực hiện hướng dẫn, kiểm soát việc xử lý rủi ro và công tác kiểm tra, giám sát dự báo, phòng ngừa rủi ro. Đồng thời tách phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ tại chi nhánh hoạt động độc lập, trực thuộc Ban Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ khu vực.

+ Tại phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị xã: hình thành bộ phận Kiểm tra –

Kiểm toán nội bộ hoạt động độc lập trực thuộc Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ cấp chi nhánh (cấp tỉnh).

Hai là, làm giảm sức ép về nguồn nhân lực thông qua việc tăng cường ứng dụng

công nghệ thông tin trong công việc; tăng cường tập huấn nghiệp vụ; nâng cao ý thức, trách nhiệm và chất lượng hoạt động của đơn vị nhận ủy thác, ủy nhiệmvà phối hợp đơn vị liên quan lựa chọn cán bộ phù hợp.

+ Về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: NHCSXH cần đẩy nhanh tiến độ chuyển giao ứng dụng chương trình Interlect core banking, đồng thời nghiên cứu ứng dụng phương pháp chia sẽ dữ liệu liên quan đến công tác quản lý khách hàng cho các tổ chức Hội nhận ủy thác và Ban quản lý tổ TK&VV (share file, email,..).

+ Thường xuyên phối hợp cùng các tổ chức hội thực hiện công tác tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tác nghiệp trong đó chú trọng nội dung đào tạo về công tác thẩm định, công tác kiểm tra giám sát, kỷ năng phân tích tín dụng, quản lý và đánh giá

rủi ro tín dụng.

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng hoạt động của đơn vị ủy thác, ủy nhiệm bằng cách tuyên truyền, động viên. Xây dựng cơ chế khen thưởng và kỷ luật phù hợp nhằm khích lệ tinh thần làm việc của đội ngũ tác nghiệp trực tiếp này.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức Hội các cấp để định hướng lựa chọn người có đạo đức, năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn để làm thành viên Ban quản lý tổ TK&VV, làm cán bộ Hội chuyên trách tham mưu về quản lý vốn vay

NHCSXH.

Ba là, phân loại và theo dõi đối với các khoản nợ có vấn đề;gắn việc chấm điểm xếp loại khách hàng với việc ưu đãi về mức vay tối đa khi giải quyết cho vay lại.

+ Theo dõi đối với những trường hợp khách hàng không tuân thủ trả lãi, nợ gốc

phân kỳ hoặc khách hàng đã đề nghị gia hạn nợ (do tất cả các nguyên nhân). Phân tích

nguyên nhân và chia nhóm khách hàng để có biện pháp hổ trợ, xử lý thích hợp.

+ Xây dựng thang điểm và thực hiện chấm điểm khách hàng. Đồng thời xây dựng quy chế quy định về sự ràng buộc giữa mức vay vốn tối đa lần đầu, việc chấp hành các cam kết và mức vay vốn tối đa lần sau.

Một yếu tố quan trọng của quản trị RRTD là thiết lập hạn mức tín dụng cho khách hàng riêng lẻ hoặc nhóm khách hàng. Hiện nay ngân hàng chính sách đã áp dụng hạn mức cho vay tối đa đối với các chương trình vay (như: hộ nghèo và hộ cận nghèo là 50 triệu đồng; Cho vay giải quyết việc làm tối đa đối với cơ sở sản xuất kinh doanh 500 triệu đồng Dự án và không quá 20 triệu đồng/01 lao động thu hút mới. Đối với hộ gia đình, mức cho vay không quá 20 triệu đồng/hộ gia đình; Cho vay học sinh sinh viên 1.100.000 đồng/tháng, tối đa 11.000.000 đồng /năm học; Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường 6.000.000 đồng/công trình/hộ (tối đa không qua 02 công trình). Và các

chương trình tín dụng khác của ngân hàng đều thiết lập các hạn mức tín dụng để các nhân viện tín dụng và khách hàng tham khảo). Tuy nhiên, NHCSXH chỉ quy định về hạn mức tối đa cho lần vay (vay lần đầu và vay lần thứ 2 trở đi) chưa có điều kiện ràng buộc mức vay tối đa lần 1 và lần 2 trở đi.

Từ kinh nghiệm của Ngân hàng Rakyat Indonesia(BRI), tác giả đề nghị NHCSXH

nên thiết lập mức vay vốn tối đa đối với những hộ vay lần đầu. Xây thang hệ số để xác định mức vay tối đa đối với lần vay vốnthứ 2 trở đi so với mức vay tối đa lần đầu (căn cứ trên việc đánh giá phân loại nhóm nợ). Xem xét nâng mức vay theo thang hệ số (nếu vay lại cùng chương trình) đối với những hộ vay chấp hành tốt việc trả nợ (gốc, lãi – cả kỳ con và kỳ cuối).

+ Bên cạnh việc phân loại tổ TK&VV theo định kỳ mỗi năm một lần căn cứ vào tình trạng nợ xấu (nợ quá hạn, xâm tiêu, vay ké…) và tỷ lệ thu lãi. Thì cần xây dựng tiêu chí xấp hàng phân loại chất lượng hoạt động của tổ trưởng tổ TK&VV gắn thêm tiêu chí đạo đức, sự nhiệt tình, khả năng quản lý,...

+ Cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra, giám sát các khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo nhằm đánh giá đúng năng lực, trình độ của cán bộ tác nghiệp cũng như hạn chế được rủi ro do thiếu trách nhiệm vì tâm lý “cha chung không ai khóc”.

Bốn là, khắc phục cáctồn tạitrong việc tuân thủ những nguyên tắc tín dụng:

+ Quán triệt về tinh thần, trách nhiệm đối với ban quản lý tổ và tổ chức Hội nhận ủy thác trong việc xác định đối tượng vay vốn; tuyên truyền về ý nghĩa của nguồn tín dụng ưu đãi cho người vay nhận thức đầy đủ về nguồn vốn vay của NHCSXH, xây dựng ý thức sữ dụng vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình, chấp hành trả nợ đúng kỳ cam kết.

+ Xây dựng quy định về việc thế chấp tài sản khi vay vốn đối với các hộ gia đình (nếu có tài sản thế chấp) và xem việc thế chấp tài sản như là sự quyết tâm của hộ vay trong việc vay vốn để phát triển kinh tế, đời sống của hộ hơn là xem như một nguồn để thu hồi nợ.

+ Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro: với mức trích lập 0.02% trên dư nợ bình quân hàng năm thì quỹ dự phòng rủi ro hầu như không đủ để xử lý RRTD do nguyên nhân khách quan diện đơn lẻ hàng năm. Vì vậy tình làm tính chủ động trong công tác xử lý nợ bị rủi ro khách quan thuộc diện đơn lẻ bị ảnh hưởng, thường chưa kịp thời. Mặt khác đối với nợ rủi ro do nguyên nhân chủ quan nhưng được đánh giá là hoàn toàn không có khả năng trả nợ thì nguồn dự phòng này cũng không được dùng để xử lý nên cứ tồn đọng trên tài khoản nợ xấu của ngân hàng. Do đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền

nghiên cứu thay đổi cơ chế trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý nợ rủi ro theo hướng phương pháp trích lập dự phòng căn cứ theo nhóm nợ , mức trích lập phù hợp để tăng tính chủ động của NHCSXH trong việc xử lý nợ rủi ro diện đơn lẻ, mở rộng đối tượng xử lý nợ đối với các trường hợp xác định không có khả năng thu hồi.

+ Vềhiệu quả các dịch vụ ngân hàng:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc huy động vốn của NHCSXH gắn với hoạt động xã hội, từ thiện của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;

- Kiến nghị NHCSXH nghiên cứu xây dựng đề án để trình chính phủ cho thí điểm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)