- Đối với khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn , tà
6. Dư nợ bình quân/01 khách hàng Triệu đồng 10,51 11,84 13,94 15,27 16,
3.3. Thực trạng RRTD tại NHCSXH Quảng Trị:
3.3.1.Cơ cấu nợ vay:
- Dư nợ phân theo thời gian vay có sự chênh lệch đáng kể giữa các loại, trong đó đa số các khoản vay tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị là vay trung và dài hạn (trên 99%), loại vay ngắnhạn chiếm tỷ trọng rất thấp qua các năm.
Bảng 3.3: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay vốn
Phân loại dư nợ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
1. Ngắn hạn 6.803 0,50 3.947 0,27 4.907 0,31
2. Trung hạn 970.593 71,39 1.036.362 69,68 1.115.465 70,08
3. Dài hạn 382.180 28,11 446.991 30,05 471.408 29,62
Tổng dư nợ 1.359.576 1.487.300 1.591.780
Nguồn: NHCSXH Quảng Trị
Bảng 3.4 – Cơ cấu dư nợ theo tính chất dư nợ Phân loại dư nợ
theo thời tính chất nợ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ (trđ) Tỷ lệ (%) Dư nợ (trđ) Tỷ lệ (%) Dư nợ (trđ) Tỷ lệ (%) 1. Nợ trong hạn 1.348.152 99,16 1.475.108 99,18 1.582.209 99,40 2. Nợ quá hạn 11.033 0,81 12.053 0,81 9.370 0,59 3. Nợ khoanh 391 0,03 139 0,01 202 0,01 Tổng dư nợ 1.359.576 1.487.300 1.591.781 Nguồn: NHCSXH Quảng Trị
Qua phân tích bảng 3.4 ta thấy rằng: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 0,81% năm 2011 xuống còn 0,6% năm 2013.
3.3.2. Tình hình nợ quá hạn và nợ có dấu hiệu rủi ro:
Nợ quá hạn năm 2011 và 2012 được giữ ở mức tỷ lệ 0,81%/tổng dư nợ; năm 2013
nợ quá hạn chỉ còn chiếm 0,59%/tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá tại các đơn vị cấp huyện đều có xu hướng giảm dần qua các năm (chỉ trừ đơn vị huyện Đakrông).
Hiện nay, NHCSXH chỉ tập trung chủ yếuđánh giá chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn (nợ đến hạn kỳ cuối cùng không được gia hạn nợ nhưng chưa trả cho ngân hàng). Còn những trường hợp nợ đến hạn kỳ con, nợ gia hạn … chưa được quan tâm nhiều. Trong khi việc chấp hành trả nợ theo phân kỳ sẽ là tiền đề để thực hiện nghiêm túc việc tất toán nợ khi đến hạn cuối cùng. Đồng thời theo dõi khách hàng chấp hành việc trả nợ kỳ con, nợ đến hạn cuối cùng sẽ giúp cho ngân hàng rà soát và nắm bắt kịp thời tình hình, hiệu quả sử dụng vốn và ý thức chấp hành cam kết của khách hàng, từ đó dự báo được khả năng rủi ro phát sinh, phối hợp cùng các tổ chức Chính trị xã hội nhận ủy thác và Ban quản lý tổ TK&VV để đưa ra các biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phát sinh rủi ro.
Bảng 3.5: Nợ quá hạn các chương trình
Chương trình cho vay 2011 2012 2013
Hộ nghèo 5901.41 5265.05 3545.53
Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 2252.9 4284.55 3117.9
Giải quyết việc làm 2231.45 1887.76 1824.16
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 42.43 152.61 142.61
Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 43.57 55.28 132.69
Các chương trình khác 561.27 407.77 607.35
Tổng cộng 11,033 12,053 9,370
Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội
Bảng 3.6: Nợ quá hạn qua các năm phân theo địa bàn
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ NQH tỷ lệ % Dư nợ NQH tỷ lệ % Dư nợ NQH tỷ lệ %
1. Hội sở tỉnh 123.387 2.749 2,23 132.645 2.383 1,80 146.004 1.550 1,06 2. Đakrông 124.619 273 0,22 130.938 410 0,31 134.813 813 0,60 2. Đakrông 124.619 273 0,22 130.938 410 0,31 134.813 813 0,60 3. Hướng Hóa 169.676 1.832 1,08 177.150 1.478 0,83 188.018 1.260 0,67 4. Cam Lộ 129.519 609 0,47 150.189 1.682 1,12 159.095 819 0,51 5. Vĩnh Linh 177.172 1.232 0,70 192.051 1.179 0,61 212.820 801 0,38 6. Gio Linh 175.987 780 0,44 194.516 985 0,51 210.856 731 0,35 7. Triệu Phong 199.009 2.371 1,19 227.414 2.168 0,95 248.284 2.103 0,85 8. TX Quảng Trị 67.764 301 0,44 71.347 629 0,88 67.719 516 0,76 9. Hải Lăng 192.443 886 0,46 211.051 1.138 0,54 224.171 776 0,35 Tổng cộng 1.359.576 11.033 0,81 1.487.300 12.053 0,81 1.591.781 9.370 0,59 Nguồn: NHCSXH tỉnh Quảng Trị 37
Theo số liệu báo cáo thống kê của NHCSXH tỉnh Quảng Trị thì tỷ lệ nợ đến hạn kỳ cuối được thực hiện gia hạn nợ chiếm tỷ lệ lần lượt là: 2011 – 54,57%; 2012 – 51,22%; 2013 – 37,26%/số nợ đến hạn kỳ cuối. Tỷ lệ nợ đến hạn kỳ con phải tự động thực hiện điều chỉnh kỳ hạn nợ lần lượt: năm 2011 là 92,56%/tổng số nợ đến hạn phân kỳ;
năm 2012 là 91,23%; năm 2013 là 86,30%. Như vậy, về tổng thể tỷ lệ nợ được gia hạn kỳ cuối cùng và nợ tự điều chỉnh các kỳ con đều có xu hướng giảm dần qua từng năm.
So sánh cùng thời điểm 31/12/2013, tỷ lệ nợ đến hạn kỳ cuối được gia hạn nợ/tổng dư nợ của NHCSXH Quảng Trị cao hơn sơ với tại NHCSXH Huế (28,3%) và Quảng
Bình (34,27%) tuy nhiên, tỷ lệ nợ đến hạn trả nợ kỳ con được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/nợ đến hạn kỳ con thấp hơn so với NHCSXH Huế (90,05%) và Quảng Bình (93%). Tỷ lệ lãi tồn đọng tại NHCSXH Quảng Trị cũng thấp hơn sơ với NHCSXH Huế (10,12%) và Quảng Bình (8,65%).
Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình trả nợ
Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ đến hạn kỳ cuối (tỷ đồng) 1 188.056 245.809 280.930
Nợ đếnhạn kỳ cuối được gia hạn (tỷ đồng) 2 102.625 125.897 104.688
Tỷ lệ dư nợ đến hạn kỳ cuối được gia hạn trên
tổng nợ đến hạn kỳ cuối (%) 3=2/1*100% 54,57 51,22 37,26
Nợ đến hạn trả nợ con (tỷ đồng) 4 303.595 368.198 403.129
Nợ đến hạn trả nợ kỳ con được điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ (tỷ đồng) 5 281.007 355.907 347.900
Tỷ lệ Nợ đến hạn trả nợkỳ conđược điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ / Nợ đến hạn trả nợ kỳ con (%) 6=5/4*100% 92,56 91,23 86,30
Tỷ lệ lãi tồn đọng (%) 7 10,56% 9% 7,27%
Nguồn: NHCSXH tỉnh Quảng Trị
Lãi tồn đọng tại chi nhánh qua các năm có xu hướng giảm dần, từ 10,56% (2011) xuống 9% (năm 2012) và 7,27% (năm 2013), qua nắm bắt thông tin phân tích từ
NHCSXH tỉnh Quảng Trị thì lãi tồn đọng tập trung chủ yếu vào nhóm nợ quá hạn và nợ chương trình cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn do chương trình này trong thời gian nhận tiền vay chưa phải trả lãi nhưng lãi vẫn được tính từ ngày nhận món vay
đầu tiên, khi ra trường phần lãi tồn đọng (từ khi nhận tiền vay đến khi ra trường) được phân bổ định kỳ hàng tháng cho đến khi hết thời hạn trả nợ. Tỷ lệ lãi tồn đọng có xu hướng giảm do Chi nhánh đã quan tâm, tập trung trong công tác xử lý nợ và đôn đốc thu
lãi vì tỷ lệ thu lãi và tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định quỹ tiền lương của chi nhánh.
Bảng 3.8: Tình hình nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ xóa qua các năm
NHCSXH Quảng Trị Bình quân của hệ thống
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Nợ khoanh 391 139 202 1.208 4.009 2.016 2. Nợ xóa 0 792,8 298,7 277 2.264 968 3. Nợ quá hạn 11.033 12.053 9.370 20.751 21.359 15.062 4. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,81 0,81 0,59 1,28 1,21 1,08
Nguồn: NHCSXH Quảng Trị và NHCSXH Việt Nam
Hình 3.8: Nợ khoanh, nợ xóa qua các năm
Nguồn: NHCSXH tỉnh Quảng Trị
Qua bảng 3.8 ta nhận thấy nợ quá hạn, nợ xóa và nợ khoanh của NHCSXH tỉnh Quảng Trị luôn thấp hơn so với mức bình quân toàn hệ thống, điều này cơ bản thể hiện được chất lượng hoạt động của NHCSXH tỉnh Quảng Trị là tương đối tốt, vì thông thường những đơn vị có nợ khoanh và nợ xóa cao thì khả năng nợ quá hạn sẽ rất thấp (do
có sự chuyển dịch cơ cấu nợ từ trạng thái nợ quá hạn (hoặc các khoản nợ trong hạn có khả năng quá hạn) sang trạng thái nợ khoanh hoặc được xóa nợ.
Tuy nhiên, tình hình nợ được khoanh, xóa qua các năm theo số liệu thu thập được từ NHCSXH chỉ phản ánh được nhóm nợ xấu phát sinh khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, hộ vay không có khả năng trả được nợ đúng hạn và được NHCSXH xem xét xử lý khoanh, xóa nợ theo quy định.