Kinh nghiệm hạn chế RRTD của một số Ngân hàng nước ngoài: 1 Ngân hàng Grameen, Băng-la-đét.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 27 - 28)

- Đối với khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn , tà

2.3. Kinh nghiệm hạn chế RRTD của một số Ngân hàng nước ngoài: 1 Ngân hàng Grameen, Băng-la-đét.

2.3.1. Ngân hàng Grameen, Băng-la-đét.

Ngân hàng Grameen, Băng-la-đét có đối tượng phục vụ là những người nghèo. Hình thức cho vay thông qua các nhóm gồm 5 hộ nghèo, cứ 5 đến 6 nhóm thành lập 1

trung tâm. Từ năm 1999 trở đi tỷ lệ hoàn trả nợ tổng thể của Grameen đạt đến mức 98%. Điểm nổi bật trong việc hạn chế RRTD của Grameen bank là:

+ Nâng cao vai trò của các nhóm, khơi dậy ý thức, trách nhiệm của các thành viên trong nhóm đặc biệt là ý thức hỗ trợ lẫn nhau và ý thức vươn lên thoát nghèo của các thành viên; gắn trách nhiệm của từng thành viên với lợi ích của nhóm.

+ Công tác kiểm tra và giám sát cáckhoản vay được thực hiện thường xuyên.

+ Bên cạnh các loại vay cơ bản, còn triển khai nhiều loại vốn cho vay linh hoạt, nhiều loại thời hạn cho vay khác nhau và cũng trả nợ theo tuần với điều kiện người vay phải trả nợ các khoản vay cơ bản rất tốt.

+ Thực hiện hệ thống nhận biết những khoản nợ có vấn đề, nợ xấu và thực hiện mức trích lập dự phòng kịp thời. Như: Những khoản nợ cố định trả theo tuần không trả trong thời hạn 6 tháng sẽ không được chuyển thành khoản cho vay linh hoạt. Ngân hàng lập dự phòng mất vốn với tỷ lệ là 50% cho các khoản chưa trả nợ gốc và lãi.

+ Huy động tiết kiệm, huy động đóng góp cổ phần và trở thành chủ sở hữu của

ngân hàng từ người vay từ đó người vay tích cực đóng góp vốn, có trách nhiệm hoàn trả nợ vay và giúp có thêm nguồn lực khi xảy ra rủi ro, đồng thời ngân hàng cũng hạn chế được rủi ro khi người vay không trả được nợ vì đã có một phần nguồn tiết kiệm của họ để

thanh toán.

+ Phát triển kinh doanh bảo hiểm khoản vay để vừa quản lý, phòng ngừa rủi ro vừa đa dạng hóa nguồn thu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)