Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 85)

- Xây dựng hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan đến mục tiêu chiến lược phát triển NHCSXH theo hướng tăng dần về các loại hình dịch vụ ngân hàng, nghiên cứu

4.4.2. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam

+ Định kỳ xem xét, đánh giá sự tương quan giữa mức độ RRTD và chính sách tín

dụng đối với từng chương trình, để từ đó nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát các rủi ro tín dụng.Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống phân loại nợ có tính chất cảnh

báo cao.

+ Cần quan tâm xây dựng chính sách, chương trình đào tạo nghiệp vụ đối với nhân viên mới, cập nhật kiến thức thường xuyên với nhân viên cũ, có chính sách đãi ngộ và khen thưởng hợp lý.

+ Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống Kiểm tra – kiểm toán nội bộ theo hướng: phòng Kiểm tra – kiểm toán nội bộ cấp chi nhánh hoạt động độc lập với chi nhánh (chịu sự quản lý của Ban Kiểm tra – kiểm toán nội bộ khu vực hoặc của NHCSXH Việt Nam); Tăng định biên cho phòng Kiểm tra – kiểm toán nội bộ cấp chi nhánh, không tổ chức hệ thống kiểm tra viên kiêm nhiệm tại các đơn vị mà phân công cán bộ phòng Kiểm tra – kiểm toán nội bộ cấp chi nhánh theo dõi các PGD cấp huyện (mỗi cán bộ phụ trách 1-2 PGD cấp huyện). Việc kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch đã được Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Ban Kiểm tra – kiểm toán nội bộ phê duyệt thông báo.

+ Cần quan tâm theo dõi đối với nợ đến hạn phân kỳ và nợ được gia hạn. Nghiên cứu mức cấp tín dụng lần hai trở lên gắn với lịch sự vay vốn của hộ vay tại NHCSXH.

+ Nghiên cứu đề xuất hình thức bảo hiểm RRTD đối với khách hàng vay vốn NHCSXH và phát triển hệ thống dịch vụ phi tín dụng nhằm tăng năng lực hoạt động, giảm thiểu rủi ro phát sinh.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)